Tiến Sĩ Phát triển các khu đô thị mới theo hướng bền vững nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    Chương 1. TỔNG QUAN, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
    NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI THEO
    HƯỚNG BỀN VỮNG . 6
    1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 6
    1.1.1. Nghiên cứu về phát triển bền vững, phân tích các xu hướng phát triển
    thiếu bền vững . 6
    1.1.2. Các nghiên cứu về phát triển khu ở trong quá trình phát triển đô thị . 11
    1.1.3. Nghiên cứu về phát triển đô thị bền vững và phát triển bền vững khu đô
    thị mới . 13
    1.1.4. Nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá phát triển đô thị bền vững . 20
    1.1.5. Nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững khu đô thị mới . 23
    1.2. Nhận xét chung về các công trình khoa học liên quan và hướng nghiên
    cứu của luận án 25
    Từ việc tổng quan các nghiên cứu liên quan, có thể chỉ ra các khoảng trống
    trong nghiên cứu hiện nay là: 25
    1.3. Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu . 26
    1.3.1. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 27
    1.3.2. Các nhiệm vụ nghiên cứu 27
    1.4. Quy trình tiếp cận nghiên cứu PT các KĐTM theo hướng bền vững trên
    địa bàn Hà Nội . 29
    1.5. Các nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu 31
    1.5.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp . 31
    1.5.2. Các nguồn dữ liệu sơ cấp 32
    1.6. Các phương pháp phân tích, đánh giá, dự báo 35
    1.6.1. Phương pháp phân tích hệ thống và tổng hợp . 35
    1.6.2. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS) . 36
    1.6.3. Phương pháp dự báo 37
    1.6.4. Phương pháp phân tích SWOT . 37
    Tiểu kết chương 1 38
    Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC
    KHU ĐÔ THỊ MỚI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG . 40
    2.1. Cơ sở lý luận về phát triển các khu đô thị mới theo hướng bền vững . 40
    2.1.1. Các khái niệm Đô thị, Đô thị hóa và Phát triển đô thị 40
    2.1.2. Quan niệm về khu đô thị mới 41
    2.1.3. Các đặc điểm của khu đô thị mới 43
    2.1.4. Một số mô hình và học thuyết điển hình về phát triển KĐTM . 46
    2.1.5. Quan niệm về phát triển KĐTM theo hướng bền vững 49
    2.1.6. Các yếu tố tác động đến phát triển KĐTM theo hướng bền vững 53
    2.2. Kinh nghiệm thực tiễn phát triển khu đô thị mới theo hướng bền vững
    trên thế giới và bài học đối với Việt Nam 60
    2.2.1. Kinh nghiệm của nước Anh 60
    2.2.2. Kinh nghiệm của Tây Ban Nha . 62
    2.2.3. Kinh nghiệm của Mỹ . 62
    2.2.4. Kinh nghiệm của Nhật Bản . 64
    2.2.5. Kinh nghiệm của Singapore 65
    2.2.6. Kinh nghiệm của Trung Quốc . 67
    2.2.7. Bài học đối với Việt Nam trong việc PT các KĐTM theo hướng BV 67
    2.3. Nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển các KĐTM theo hướng
    bền vững . 69
    2.3.1. Tiêu chí đánh giá PTBV đô thị tại các nước trên thế giới . 69
    2.3.2. Nội dung đánh giá PTBV đô thị và KĐTM tại Việt Nam 73
    2.3.3. Đề xuất tiêu chí đánh giá PT các KĐTM theo hướng BV tại Việt Nam 75
    Tiểu kết chương 2 82
    Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI
    TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG . 84
    3.1. Sơ lược quá trình phát triển KĐTM tại Việt Nam và trên địa bàn
    Hà Nội . 84
    3.1.1. Quá trình phát triển KĐTM tại các thành phố Việt Nam 84
    3.1.2. Sơ lược quá trình ĐTH và phát triển không gian Thủ đô Hà Nội . 86
    3.2. Quá trình hình thành và phát triển các KĐTM ở Hà Nội 90
    3.3. Phân tích thực trạng phát triển KĐTM trên địa bàn Hà Nội theo hướng
    bền vững . 92
    3.3.1. Về khía cạnh kinh tế 92
    3.3.2. Về khía cạnh xã hội . 110
    3.3.3. Về khía cạnh môi trường . 115
    3.3.4. Về khía cạnh thể chế . 122
    3.4. Đánh giá chung về phát triển các KĐTM của Hà Nội theo hướng
    bền vững 128
    3.4.1. Những kết quả đạt được 128
    3.4.2. Những điểm thiếu bền vững trong phát triển khu đô thị mới Hà Nội và
    nguyên nhân 129
    Tiểu kết chương 3 134
    Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU ĐÔ
    THỊ MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ĐẾN
    NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 136
    4.1. Các căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp PTBV KĐTM trên địa bàn
    Hà Nội . 136
    4.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH Hà Nội đến năm 2020, định
    hướng đến năm 2030 . 136
    4.1.2. Quy hoạch chung XD Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 137
    4.1.3. Yêu cầu phát triển bền vững của quốc gia 140
    4.1.4. Các lợi thế, cơ hội và thách thức đối với PT các KĐTM theo hướng BV
    trên địa bàn Hà Nội . 141
    4.2. Định hướng PT các KĐTM theo hướng BV trên địa bàn Hà Nội . 145
    4.2.1. Quan điểm định hướng PTBV các KĐTM trên địa bàn Hà Nội . 145
    4.2.2. Định hướng phát triển các loại hình KĐTM . 146
    4.2.3. Định hướng phát triển về không gian 149
    4.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các KĐTM trên địa bàn Hà Nội
    theo hướng bền vững . 150
    4.3.1. Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách theo hướng đồng bộ, hiện đại và
    hiệu quả . 150
    4.3.2. Giải pháp về tăng cường tính đồng bộ và linh hoạt trong quy hoạch
    phát triển 155
    4.3.3. Giải pháp về đảm bảo nguồn vốn và nguồn nhân lực chất lượng cao 160
    4.3.4. Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quy hoạch PTĐT 165
    4.3.5. Giải pháp về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu 166
    4.3.6. Tổng hợp giải pháp theo trách nhiệm từng tổ chức liên quan . 170
    4.4. Tiểu kết chương 4 . 173
    KẾT LUẬN 174
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
    GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN 176
    DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 177
    PHỤ LỤC
    1. Giới thiệu luận án
    PHẦN MỞ ĐẦU
    Luận án “Phát triển các khu đô thị mới theo hướng bền vững: nghiên cứu
    trên địa bàn Hà Nội” được thực hiện với mục đích phân tích, đánh giá sự phát triển
    của các khu đô thị mới (KĐTM) với tư cách là một không gian địa lý - kinh tế trong
    cấu trúc đô thị Hà Nội theo một số tiêu chí bền vững về kinh tế - xã hội - môi
    trường và thể chế; đề xuất quan điểm, định hướng, các giải pháp phát triển các
    KĐTM đáp ứng yêu cầu các khu ở chất lượng cao, văn minh, hiện đại, vì con người
    hiện tại nhưng không để lại gánh nặng cho các thế hệ tương lai.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội



    dung chính của luận án bao gồm 4 chương, trong đó: Chương 1 (33 trang) rà soát,
    phân tích các nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển các KĐTM theo
    hướng bền vững, xác định khoảng trống trong các nghiên cứu này và đề xuất
    mục tiêu, nhiệm vụ, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của luận án;
    Chương 2 (42 trang) tập trung luận giải và làm rõ nội hàm, chỉ ra các đặc điểm
    và yếu tố tác động, đề xuất hệ thống gồm 4 nhóm với 20 tiêu chí đánh giá phát
    triển KĐTM theo hướng bền vững; Chương 3 (51 trang) tập trung phân tích thực
    trạng phát triển các KĐTM trên địa bàn Hà Nội, chỉ ra những kết quả đạt được
    và những hạn chế làm ảnh hưởng đến xu hướng phát triển bền vững các KĐTM
    Hà Nội và nguyên nhân của thực trạng này; Chương 4 (37 trang) đề xuất định
    hướng và các giải pháp nhằm phát triển các KĐTM trên địa bàn Hà Nội theo
    hướng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
    Luận án đã phân tích và đánh giá được xu hướng chưa bền vững trong phát
    triển các KĐTM trên địa bàn Hà Nội thời gian qua với minh chứng bằng các số liệu
    thống kê, khảo sát và điều tra thực địa tại các KĐTM điển hình, đề xuất định hướng
    và một số giải pháp cụ thể, trong đó đặc biệt chú trọng nhóm giải pháp nhằm thay
    đổi hướng tiếp cận và quan điểm, đưa các tiêu chí PTBV vào quy trình quy hoạch,
    đầu tư, xây dựng và quản lý KĐTM
    2. Lý do thực hiện đề tài
    Đô thị hóa (ĐTH) là xu hướng tất yếu tại tất cả các quốc gia trên thế giới.
    Trong bối cảnh toàn cầu hóa, quá trình ĐTH tại Việt Nam cũng đang diễn ra mạnh
    mẽ với tốc độ rất cao. Năm 1990, tỷ lệ ĐTH mới đạt khoảng 17-18%, đến năm
    2000, con số này đã là 23,6% và hiện nay đạt 28%. Dự báo, năm 2020 tỷ lệ ĐTH
    của Việt Nam sẽ đạt khoảng 45%, tức là gần một nửa dân số Việt Nam sẽ sống
    trong khu vực đô thị [36]. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong
    hai thành phố có tốc độ ĐTH cao nhất. Năm 2011, tỷ lệ ĐTH ở Hà Nội là 35 - 40%
    và sẽ nhảy vọt ở mức 55 - 65% vào năm 2020 [36]. Song song với quá trình này là
    sự gia tăng dân số tại Thủ đô. Năm 1990, Hà Nội mới chỉ có 2 triệu người, đến năm
    2000 là 2,67 triệu thì đến năm 2013, 5 năm sau khi mở rộng đã đạt tới con số hơn
    7,1 triệu dân [13], tạo sức ép rất lớn cho Thành phố về vấn đề nhà ở cũng như các
    tiện ích xã hội phục vụ dân cư.
    Để đáp ứng tốc độ ĐTH, mở rộng đô thị, đồng thời giải quyết bài toán nơi cư
    trú cho dân cư, một trong các giải pháp mà nhiều đô thị trên thế giới trong quá trình
    phát triển đã sử dụng và cũng được Thành phố Hà Nội thực hiện từ đầu những năm
    1990 là xây dựng các khu đô thị mới (KĐTM). Tính đến giữa năm 2013, trên địa
    bàn Thành phố đã có hơn 200 dự án KĐTM, với tổng diện tích khoảng 30.000 ha
    [4], và đang có xu hướng tăng mạnh trong tương lai.
    Là một bộ phận cấu thành quan trọng trong cấu trúc không gian đô thị, được
    hiểu như một khu dân cư có các chức năng hoàn chỉnh, có quy hoạch ngay từ đầu,
    trong một thời gian dài, các KĐTM là tiêu biểu cho một hình ảnh Hà Nội đổi mới,
    hiện đại và năng động. Tuy nhiên, qua gần 20 năm phát triển, thực tế đã nảy sinh rất
    nhiều vấn đề cần giải quyết trong các KĐTM này: hệ thống hạ tầng thiếu đồng bộ,
    mật độ xây dựng quá dày, thiếu các tiện ích xã hội, thiếu tính kết nối; ô nhiễm môi
    trường . và nhiều vấn đề khác, ảnh hưởng tới không gian đô thị, tới môi trường xã
    hội và tự nhiên, tới chất lượng sống không chỉ của những cư dân đô thị hiện nay, mà
    cả những thế hệ tiếp nối. Con đường duy nhất và tất yếu để cải thiện tình trạng trên
    là các KĐTM phải theo hướng phát triển bền vững (PTBV).
     
Đang tải...