Thạc Sĩ Phát triển các khu công nghiệp nhỏ ở tỉnh Nghệ An

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i
    DANH MỤC BẢNG BIỂU . ii
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 5
    TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC
    TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP NHỎ . 5
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài . 5
    1.1.1. Các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan trực tiếp đến nội dung đề
    tài 5
    1.1.2. Một số vấn đề đặt ra luận văn cần tiếp tục nghiên cứu 14
    1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển các Khu công nghiệp nhỏ . 15
    1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của Khu công nghiệp nhỏ 15
    1.2.2. Vai trò của các Khu công nghiệp nhỏ 23
    1.2.3. Nội dung phát triển các Khu công nghiệp nhỏ 27
    1.2.4. Tiêu chí đánh giá sự phát triển các Khu công nghiệp nhỏ . 32
    1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển Khu công nghiệp nhỏ . 36
    1.3. Kinh nghiệm phát triển các KCNN tại một số địa phương và bài học cho tỉnh
    Nghệ An . 43
    1.3.1. Sự phát triển Khu công nghiệp nhỏ tại một số địa phương . 43
    1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Nghệ An . 49
    CHƯƠNG 2 53
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 53
    2.1. Phương pháp luận 53

    2.1.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng . 53
    2.1.2. Chủ nghĩa duy vật lịch sử . 54
    2.2. Phương pháp cụ thể . 55
    2.2.1. Phương pháp thống kê- So sánh . 55
    2.2.2. Phương pháp phân tích- tổng hợp 56
    2.2.3. Phương pháp lôgic- lịch sử 58
    CHƯƠNG 3 60
    THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP NHỎ TẠI TỈNH
    NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2006-2014 . 60
    3.1. Tiềm năng phát triển các Khu công nghiệp nhỏ của tỉnh Nghệ An 60
    3.1.1. Tiềm năng đất đai . 60
    3.1.2. Nguồn nhân lực 60
    3.1.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng 61
    3.2. Tình hình phát triển các KCNN tại Nghệ An 2006-2014 . 63
    3.2.1. Chính sách phát triển các KCNN của tỉnh Nghệ An . 63
    3.2.3. Đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu- hạ tầng tại các KCNN 75
    3.2.4. Thu hút đầu tư vào các KCNN . 82
    3.3.1. Tác động kinh tế . 91
    3.3.2. Tác động xã hội 95
    3.3.3. Tác động môi trường 96
    3.4. Đánh giá sự phát triển các KCNN ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006-2014 97
    3.4.1 Những thành tựu cơ bản 97
    3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân . 99
    CHƯƠNG 4 105

    QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KCNN Ở
    TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 . 105
    4.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển các KCNN ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020
    và tầm nhìn đến năm 2030. 105
    4.1.1. Quan điểm phát triển khu công nghiệp nhỏ . 105
    4.1.2. Mục tiêu phát triển các KCNN tỉnh Nghệ An đến năm 2020 107
    4.2. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển các KCNN ở tỉnh Nghệ An đến
    năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 109
    4.2.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp nhỏ trên địa bàn 109
    4.2.2. Cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài
    nước đầu tư vào các Khu công nghiệp nhỏ 113
    4.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các Khu công
    nghiệp nhỏ 125
    4.2.5. Tăng cường các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các Khu công
    nghiệp nhỏ 127
    4.2.6. Đẩy nhanh việc giải quyết bồi thường giải phóng mặt bằng và giải quyết
    việc làm cho người dân bị thu hồi đất cho phát triển các KCNN 129
    KẾT LUẬN 132
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 135 i


    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


    KCN
    KCX
    Khu công nghiệp
    Khu chế xuất
    CCN Cụm công nghiệp
    KCNN Khu công nghiệp nhỏ
    UBND Uỷ ban nhân dân
    GDP Tổng sản phẩm quốc nội
    PCI
    CNH, HĐH
    GPMB
    KT-XH
    FDI
    XTĐT
    SXCN
    CNHT
    Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
    Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    Giải phóng mặt bằng
    Kinh tế- xã hội
    Đầu tư nước ngoài
    Xúc tiến đầu tư
    Sản xuất công nghiệp
    Công nghiệp hỗ trợ
    ii


    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    Bảng 3.1: Tình trạng sử dụng đất ở Nghệ An 60
    Bảng 3.2. Các KCNN đang hoạt động tại tỉnh Nghệ An 2010 – 2014 71
    Bảng 3.3. Các KCNN đang lập quy hoạch chi tiết tại Tỉnh Nghệ An . 73
    Bảng 3.4: Vốn đầu tư xây dựng các KCNN 77
    Bảng 3.5. Tình hình thực hiện đầu tư xây dựng các KCNN 80
    Bảng 3.6: Phân loại vốn thực hiện dự án đầu tư vào các . 85
    KKT, KCN tỉnh Nghệ An năm 2014 . 85
    Bảng 3.7: Tỷ lệ lấp đầy tại các KCNN ở Nghệ An đang hoạt động hiện nay . 90
    Bảng 4.1: Mục tiêu cụ thể phát triển KCNN tỉnh Nghệ An đến năm 2020 . 108 1


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sự ra đời của các Khu Công nghiệp nhỏ là rất cần thiết đối với một nền
    kinh tế đang phát triển. Tại Việt Nam, theo Vụ Quản lý Các Khu kinh tế (Bộ Kế
    hoạch và Đầu tư) đến hết 2013, trên cả nước có 289 Khu công nghiệp (không
    bao gồm khu chế xuất, khu kinh tế) với tổng diện tích đất tự nhiên 81.000 ha,
    trong đó 191 Khu công nghiệp (chiếm 66,08%) đã đi vào hoạt động với tổng
    diện tích đất tự nhiên 54.060 ha; 98 Khu Công nghiệp (KCN) đang trong giai
    đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự
    nhiên 27.008 ha. Về vốn, lũy kế đến cuối quý I/2014, các Khu công nghiệp trong
    cả nước đã thu hút được 5.300 dự án đầu tư nước ngoài (FDI), với tổng vốn đầu
    tư đăng ký hơn 112 tỷ Đô la Mỹ (USD).
    Nghệ An là một tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, có vị trí địa - kinh tế quan
    trọng trong giao lưu kinh tế Bắc - Nam. Là tỉnh có đầy đủ tiềm năng và thế mạnh
    để phát triển công nghiệp, góp phần cùng cả nước phấn đấu về cơ bản trở thành
    một nước công nghiệp vào năm 2020. Có thể nói, Nghệ An được thiên nhiên ban
    tặng tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp vừa và nhỏ.
    Sự phát triển các khu công nghiệp nhỏ ở Nghệ An đã góp phần đáng kể
    vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Năm 2014 giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN)
    đạt 30.846 tỷ đồng, tăng 13,537% so với năm 2013 (cả nước có tốc độ tăng
    7,14%). Có thể thấy, trong những năm gần đây, tận dụng được các lợi thế của
    tỉnh, Nghệ An đã có nhiều chính sách ưu đãi đối với phát triển khu công nghiệp
    nhỏ, nhờ vậy đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ trong phát triển kinh
    tế- xã hội. 2


    Theo quy hoạch, đến 2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An sẽ phát triển 43 Khu
    Công nghiệp nhỏ (KCNN) với diện tích trên 1.000 ha. Hiện tại, có 7 KCNN cơ
    bản đã lấp đầy và đang hoạt động. Tuy nhiên, do thiếu vốn (phụ thuộc nhiều vào
    nguồn vốn ngân sách) nên việc phát triển các khu công nghiệp nhỏ của tỉnh chưa
    thực sự mạnh mẽ, thậm chí tiềm ẩn một số yếu tố bất ổn. Bên cạnh đó, do sự
    phát triển còn thiếu qui hoạch, quản lý nhà nước về phát triển các khu công
    nghiệp nhỏ còn thiếu chặt chẽ, và còn do những khó khăn khách quan tác động,
    nên phát triển của các KCNN ở Nghệ An đến nay vẫn hoạt động kém hiệu quả,
    năng lực cạnh tranh so với các tỉnh và khu vực khác trong cả nước còn kém.
    Thực tế đó đang đặt ra yêu cầu cho các cấp, các ngành ở tỉnh Nghệ An phải tìm
    những giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động của các
    khu công nghiệp, trước hết là các khu công nghiệp nhỏ, nhằm thúc đẩy tăng
    trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh.
    Xuất phát từ yêu cầu đó, tác giả chọn đề tài: " Phát triển các khu công
    nghiệp nhỏ ở tỉnh Nghệ An" làm luận văn thạc sĩ của mình.
    Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là: các KCNN có vai trò gì đối với sự
    phát triển kinh tế- xã hội (KT- XH) Tại tỉnh Nghệ An, các KCNN đã phát huy
    được ưu thế của nó chưa? Trong thời gian tới, tỉnh phải làm gì để phát triển các
    KCNN trên địa bàn?
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích của luận văn là trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển các
    khu công nghiệp nhỏ tại Nghệ An hiện nay, chỉ ra những thành tựu và hạn chế
    trong lĩnh vực này, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển
    các khu công nghiệp nhỏ tại địa phương trong thời gian tới. 3


    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài luận văn.
    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển các khu công
    nghiệp nhỏ;
    - Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển các khu công nghiệp nhỏ trên
    địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2006 đến năm 2014;
    - Đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp nhỏ trên
    địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn
    về phát triển các khu công nghiệp nhỏ.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi nội dung: Trên thực tế, các khu công nghiệp phát triển với
    nhiều qui mô và trình độ khác nhau, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các khu
    công nghiệp nhỏ.
    - Phạm vi không gian: trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
    - Phạm vi thời gian: từ năm 2006 đến năm 2014.
    4. Đóng góp mới của luận văn
    + Góp phần làm sáng rõ thêm các vấn đề lý luận cơ bản về phát triển các
    khu công nghiệp nhỏ.
    + Đánh giá khách quan thực trạng phát triển các KCN nhỏ tại Nghệ An
    trong thời gian từ 2006-2014; Chỉ ra những hạn chế trong sự phát triển và
    nguyên nhân của nó. + Đề xuất định hướng và một số giải pháp thúc đẩy phát triển các KCNN
    trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

    5. Kết cấu luận văn:
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung
    luận văn được kết cấu thành 4 chương:
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn về
    phát triển các khu công nghiệp nhỏ.
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng phát triển các KCNN tại tỉnh Nghệ An giai đoạn
    2006-2014.
    Chương 4: Quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển các KCNN ở
    tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
     
Đang tải...