Thạc Sĩ Phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Long An đến năm 2010

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI :
    Trong quá trình thực hiện chiến lược công nghiệp hóa và chiến lược sản xuất hướng về
    xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước trong khu vực Châu Á
    như : Đài Loan, Singapore, Trung Quốc mô hình khu chế xuất, khu công
    nghiệp, đặc khu kinh tế, khu mậu dịch tự do ( sau đây gọi chung là khu công
    nghiệp ), đã đóng góp rất lớn đối với nền kinh tế và là hạt nhân quan trọng trong
    quá trình phát triển của từng quốc gia.
    Đối với Việt Nam, qua gần 20 năm đổi mới, khu công nghiệp đã góp phần to lớn trong
    việc phát triển nền kinh tế đất nước, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập quốc
    tế, thu hút đầu tư nước ngoài, được xác định là một trong các công cụ quan trọng
    để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Tuy nhiên hoạt động của các khu công nghiệp trong thời gian qua đã phát sinh nhiều
    vấn đề mới cần được nghiên cứu tổng kết và đề ra các giải pháp kịp thời nhằm
    tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khu
    công nghiệp phát triển vững chắc.
    Long An là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí của một địa phương
    nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động của cả nước, là vùng kinh tế
    trọng điểm phía Nam. Do đó, Long An có nhiều tiềm năng phát triển công
    nghiệp trên cơ cở thu hút có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư ở trong và ngoài
    nước, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thực tế, ngay trong
    những năm đầu mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước ta, tỉnh
    Long An được xếp thứ hạng khá trong danh sách các địa phương thu hút đầu tư
    nước ngoài của Việt Nam và chính khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước
    ngoài đã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp cũng như nền kinh
    tế tỉnh. Tuy nhiên, càng về những năm sau, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
    vào Long An càng không ổn định và có xu hướng giảm. Mặc dù các cơ chế,
    chính sách được chú ý vận dụng với nhiều ưu đãi, điều kiện hạ tầng cơ sở ngày
    càng phát triển, nhưng ngày càng có khoảng cách rất lớn so với các tỉnh lân cận
    có điều kiện tương tự. Nguyên nhân chính của yếu kém này là gì? Giải pháp nào
    mang tính chiến lược cho Long an để định hướng phát triển khu công nghiệp
    trong điều kiện những yếu tố hạ tầng cơ sở được cải thiện thuận lợi, cơ chế ưu
    đãi được vận dụng tối ưu.
    Xuất phát từ vấn đề đặt ra trên đây tác giả lựa chọn đề tài Luận án Tiến sĩ khoa học
    kinh tế chuyên ngành kinh tế, quản lý và kế hoạch hóa kinh tế quốc dân:” Phát
    triển các khu công nghiệp của tỉnh Long An đến năm 2010”. Đề tài sẽ tập trung
    nghiên cứu thực trạng phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Long An thời gian
    qua và giải pháp thực hiện có tính đồng bộ và toàn diện đối với việc phát triển
    các KCN tỉnh Long An trong điều kiện môi trường đầu tư được cải thiện và cơ
    chế ưu đãi được vận dụng một cách tối ưu.

    2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN:
    - Nghiên cứu một số khía cạnh chủ yếu trong vấn đề tổng thể về xây dựng và
    phát triển các KCN phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội cụ thể của
    tỉnh Long An; có xét đến vai trò các KCN của tỉnh trong mối liên kết với các
    tỉnh lân cận thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
    - Vấn đề nghiên cứu tập trung vào nội dung: phát triển về chiều rộng theo qui
    hoạch để xây dựng các KCN; phát triển về chiều sâu các KCN và vấn đề hổ trợ
    phát triển các KCN của tỉnh Long An đến năm 2010.
    - Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các KCN của tỉnh Long An nằm trong danh
    mục qui hoạch tổng thể các KCN đến năm 2010; phân tích thực trạng xây dựng
    và hoạt động các KCN của tỉnh trong giai đoạn cụ thể từ 1995 đến 2004; có xét
    đến xu thế phát triển đến năm 2010.
    - Đối tượng nghiên cứu là các KCN theo khái niệm về KCN được xác định
    trong Quy chế KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao được ban hành theo Nghị
    định 36/CP, ngày 24/4/1997 của Chính phủ.

    3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN:
    + Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc hình thành và phát triển khu công nghiệp, trên cơ
    sở nghiên cứu các mô hình thực tiễn của các nứơc trong khu vực và một số địa
    phương khác trong nước, rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam nói chung,
    đối với Long An nói riêng về các giải pháp thực hiện nhằm phát triển các khu
    công nghiệp.
    + Đánh giá thực trạng phát triển các KCN của tỉnh Long An thời gian qua, đánh giá
    toàn diện các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển các khu công nghiệp, xác
    định các thành quả đạt được, cũng như các tồn tại và nguyên nhân cần khắc
    phục.
    + Đề xuất giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh Long An một cách đồng bộ và
    toàn diện nhằm đẩy mạnh sự phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Long An
    đến năm 2010.

    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN:
    - Vận dụng học thuyết Mác- Lê Nin, phương pháp duy vật biện chứng,
    duy vật lịch sử, học thuyết kinh tế truyền thống và lý thuyết so sánh tuyệt đối và
    tương đối vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam nói chung và của tỉnh Long An
    nói riêng.
    - Nghiên cứu quán triệt và vận dụng các đường lối, chủ trương, chính sách
    phát triển các KCN của Đảng và Nhà nước đã được xác định cụ thể qua các kỳ
    Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 7, 8,9 và các
    hội nghị liên quan.
    - Sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp đối chiếu so sánh, phương
    pháp quy nạp, lý thuyết hệ thống trong phân tích định lượng; xử lý số liệu và
    đánh giá kết quả.
    - Luận án sử dụng các kết quả của các cuộc hội thảo chuyên đề về khu
    công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn khắp cả nước.
    - Luận án thực hiện các quan sát trên hiện trường thực tế như các khu
    công nghịêp của tỉnh Long An và địa phương phụ cận như thành phố Hồ Chí
    Minh, Bình Dương, Đồng Nai

    5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN:
    Từ đầu thập niên 90 của thế kỹ 20, với sự ra đời của các khu công nghiệp
    ở Việt Nam trong quá trình đổi mới, các khu công nghiệp đã trở thành biểu
    tượng của sự khởi sắc kinh tế, điểm sáng về phân bố không gian công nghiệp,
    cùng quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong tiến trình công nghiệp hóa –
    hiện đại hóa đất nước.
    Sự phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đã được quy định trong
    nhiều văn bản pháp lý, đường lối, chủ trương, chính sách, thể hiện sự quan tâm
    đặc biệt của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực này. Đã có nhiều Hội nghị khoa
    học, Hội thảo cấp Quốc gia về chuyên đề phát triển các khu công nghiệp như
    Hội nghị Tổng kết 10 năm phát triển các KCN ở khu vực phía Nam (2003), Hội
    nghị Tổng kết 10 năm phát triển các KCN ở khu vực phía Bắc (2004); đã có một
    số công trình khoa học nghiên cứu về KCN như: Luận án Tiến sĩ Kinh tế về đề
    tài”Giải pháp phát triển các KCN tại TP. Hồ Chí Minh đến năm 2010” của tác
    giả Nguyễn Quyết Chiến (2003); Luận án Tiến sĩ Kinh tế về đề tài”Một số giải
    pháp phát triển Khu công nghiệp tập trung tại Tỉnh Đồng nai đến năm 2010” của
    tác giả Phạm văn Thanh (2005); Luận án Thạc sĩ Kinh tế về đề tài”Phân tích
    tình hình hoạt động các KCX, KCN tại Thành phố Hồ Chí Minh và các giải
    pháp” của tác giả Nguyễn Vân Hà ( 1998 ); Luận án Thạc sĩ Kinh tế về đề tài
    “Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam“
    của tác giả Võ Ánh Dương (2000) .


    Tuy nhiên cho đến nay, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tiến sĩ Kinh tế về
    phát triển các KCN đối với tỉnh Long An còn chưa có.
    Bởi vậy, với mong muốn góp phần nghiên cứu phát triển các KCN tại
    tỉnh nhà, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển các KCN của tỉnh Long An đến
    năm 2010 “, với nội dung đóng góp mới cụ thể như sau :
    1/. Hệ thống hóa một cách rõ ràng một số định nghĩa về KCN, cơ sở hình
    thành các KCN – tập trung hóa sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ, về mục tiêu
    phát triển các KCN; phân tích chọn lọc bài học kinh nghiệm về phát triển các
    KCN tại một số nước trên thế giới; nghiên cứu phân tích đường lối, mục tiêu
    phát triển các KCN của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từ đó cho thấy cơ sở khoa
    học và sự cần thiết phát triển các KCN ở Việt Nam nói chung và tỉnh Long An
    nói riêng trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
    2/. Không dừng lại ở việc mô tả, tổng kết; Luận án đi sâu trực tiếp phân
    tích các bài học kinh nghiệm được rút ra từ các mô hình KCN thành công và
    không thành công tại một số nước gần Việt Nam; đúc kết ra các nhân tố ảnh
    hưởng đến sự phát triển các KCN tại một số nước ngoài nhằm vận dụng vào
    điều kiện thực tiễn của Việt Nam nói chung và của tỉnh Long An nói riêng.
    3/. Tổng quát hóa việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
    các KCN tại Việt Nam thời gian qua, nêu lên các bài học bổ ích được rút ra
    trong điều kiện thực tiển ở Việt nam để áp dụng đối với tỉnh Long An trong thời
    gian tới.
    4/. Phân tích đánh giá thực trạng phát triển các KCN tại tỉnh Long An thời
    gian qua theo nhiều tiêu chí khoa học; đánh giá thành tựu đã đạt được; từ đó rút
    ra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả này; xác định các mặt tích cực đã làm
    được và những tồn tại cần khắc phục; từ đó làm cơ sở thực tiễn cho việc hoạch
    định các giải pháp phát triển các KCN tỉnh Long An đến năm 2010.
    5/. Giải quyết mục tiêu của đề tài, tác giả đã đề xuất một tập hợp các
    quan điểm phát triển KCN, cùng mục tiêu phát triển các KCN tỉnh Long An
    trong thời gian tới. Trình bày một tập hợp có hệ thống về giải pháp phát triển
    các KCN tỉnh Long An đến 2010, nhằm phát huy mặt tích cực và khắc phục các
    mặt tồn tại trong thời gian qua. Các giải pháp đề xuất trong luận án được phân
    loại thành 3 nhóm: nhóm giải pháp phát triển về chiều rộng, nhóm giải pháp
    phát triển về chiều sâu, và nhóm giải pháp hổ trợ phát triển các KCN trên cơ sở
    khoa học và thực tiễn, dựa trên nền tảng kế thừa và phát huy các bài học kinh
    nghiệm về phát triển các KCN ở trong và ngoài nước, được vận dụng sáng tạo
    trong điều kiện lịch sữ cụ thể của tỉnh Long An.
    6/. Để các giải pháp có điều kiện đi vào cuộc sống, tác giả đã đề xuất một
    tập hợp các kiến nghị đối với Nhà nước và tỉnh Long An, cũng như đối với các
    KCN tỉnh Long An nhằm đảm bảo tính khả thi của các giải pháp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...