Luận Văn Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nghệ An là một tỉnh nông nghiệp miền Trung không có nhiều những tài nguyên khoáng sản lớn như dầu mỏ hoặc các loại quặng kim loại cần thiết, Nghệ An cũng không phải là một trung tâm thương mại hay công nghiệp, nhưng điều kiện tự nhiên và lao động thuận lợi để phát triển các mặt hàng nông sản, hải sản, vật liệu xây dựng và các ngành như dệt may, giày da, tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu. Trong những năm vừa qua do những khó khăn về vốn đầu tư, công nghệ và những hạn chế về công tác thị trường, về trình độ kỹ thuật và quản lý chỉ đạo sản xuất kinh doanh nên sản xuất hàng hóa nói chung và SXHXK nói riêng kém phát triển, kim ngạch xuất khẩu bình quân trên đầu người hàng năm thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung của cả nước
    Với quan điểm đổi mới của Đảng và từ khi có Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành vào tháng 12/1987, các hình thức đầu tư và LDVNN tại Nghệ An đã được quan tâm phát triển và có những đóng góp nhất định cho nền kinh tế và cho SXHXK, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động và sản xuất được một khối lượng hàng hóa đáng kể, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và tăng nhanh tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế nhất là sản xuất công nghiệp và xuất khẩu.
    Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, quá trình phát triển các hình thức LDVNN ở Nghệ An vẫn còn rất nhiều vấn đề nổi cộm: Đó là tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn rất chậm, số lượng dự án ít nhưng phần lớn gặp khó khăn thua lỗ nhiều, thậm chí có những dự án phải ngừng sản xuất. Các hình thức LDVNN mới chỉ chú trọng đến vấn đề sản xuất hàng thay thế nhập khẩu, tiêu thụ nội địa hoặc khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có như gỗ và các loại khoáng sản khác. Các dự án LDVNN đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và chế biến hàng nông sản, hải sản cho xuất khẩu hoặc để phát triển các ngành công nghiệp dệt may là những ngành mà Nghệ An có lợi thế và tiềm năng phát triển hầu như chưa có. Tình trạng này không phải chỉ riêng ở Nghệ An, mà cả ở những địa phương khác trong cả nước cũng tương tự, nhất là các địa phương thuộc vùng nông nghiệp khó khăn như khu vực khu bốn cũ, Tây Nguyên, các tỉnh miền núi vùng Tây Bắc, đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên nhân của nó không những ở những điều kiện khó khăn khách quan mà còn do quá trình vận dụng, tổ chức thực hiện của các ngành, các địa phương, một phần khác là ở hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư vào các vùng kinh tế khó khăn và các lĩnh vực sản xuất và chế biến hàng nông sản xuất khẩu
    Vì vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu "Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An" nhằm đưa ra được những quan điểm giải pháp về quá trình tổ chức thực hiện và những kiến nghị về chính sách kinh tế vĩ mô để thúc đẩy phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK ở Nghệ An, đồng thời có thể vận dụng cho các địa phương có điều kiện tương tự.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Hình thức LD đã có mầm mống từ giai đoạn đầu của phương thức sản xuất TBCN và hiện nay đã trở thành phổ biến trong đời sống kinh tế của các nước. Những mãi trong những thập niên gần đây nó mới được các nhà kinh tế học quan tâm nghiên cứu. Đó là các nghiên cứu của P.A.Samelson và W.D. Nordhaus trong cuốn "Kinh tế học" xuất bản lần đầu năm 1948 tại Mỹ, của Raymond Werlls trong lý thuyết "Chu kỳ sản phẩm", của Dominik Salvatore trong cuốn "Kinh tế học quốc tế" và của các nhà kinh tế khác xuất bản trong những năm gần đây như nghiên cứu của Xavier Ritchet, nhà kinh tế Pháp, trong cuốn "Kinh tế doanh nghiệp" xuất bản bằng tiếng Việt do trung tâm Pháp - Việt về đào tạo quản lý dịch năm 1997, của J.H. Adam trong cuốn "Từ điển tiếng Anh kinh doanh" (Longman Consise Dictionany of Business English - 1992), của Tổ chức hợp tác và phát triển của Liên hiệp quốc (OEDC) trong cuốn "Chính sách cạnh tranh và liên doanh" (Competition policy and Joint Venture) xuất bản năm 1986 . Các nghiên cứu trên đã đưa ra khái niệm về LD, lý giải cơ sở, vai trò và những "bất lợi" về LD, song đều viết chung với các vấn đề kinh tế khác mà chưa có công trình nào chuyên nghiên cứu về LDVNN trong SXHXK.
    Ở nước ta, vấn đề liên doanh được Đảng và Nhà nước quan tâm từ giữa những năm 80 và đã đưa vào Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tháng 12 năm 1987. Đã có những nghiên cứu về vấn đề này đăng trên một số tạp chí và sách chuyên khảo. Đó là cuốn "Thành lập và quản lý công ty, xí nghiệp liên doanh với nước ngoài" do Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Phan chủ biên, "Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện việc thành lập các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài trong công nghiệp Việt Nam", luận án phó tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Thường Lạng, "Liên doanh với nước ngoài và đầu tư tại Việt Nam" của Hà Thị Ngọc Oanh, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội - 1998 .
    Các nghiên cứu và sách báo trên đã quan tâm đến vấn đề LDVNN trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế. Việc nghiên cứu vấn đề phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK vẫn hoàn toàn mới mẻ.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    - Mục đích của luận án:
    Trên cơ sở hệ thống và khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các hình thức LD, luận án đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy việc phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK ở tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
    - Nhiệm vụ của luận án:
     
Đang tải...