Thạc Sĩ Phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng của Việt Nam từ kin

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sỹ kinh tế: Phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng của Việt Nam từ kinh nghiệm một số nước trên thế giới

    1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -----***----- NGUYỄN LỆ THU PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ NĂNG LƯỢNG CỦA VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ QUY Hµ Néi - 2008
    2. -i- MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ NĂNG LƯỢNG 1.1. Tổng quan về các công cụ phái sinh 5 1.1.1 Khái niệm 6 1.1.2 Đặc điểm .6 1.1.3 Các loại công cụ phái sinh 6 1.1.3.1 Hợp đồng kỳ hạn 7 1.1.3.2 Hợp đồng tương lai 8 1.1.3.3 Hợp đồng quyền chọn 11 1.1.3.4 Hợp đồng hoán đổi .14 1.2. Tổng quan về rủi ro biến động giá và rủi ro biến động giá năng lượng 16 1.2.1 Rủi ro .16 1.1.1.1 Khái niệm rủi ro 16 1. 1.1.2 Đặc điểm của rủi ro .17 1. 1.1.3 Phân loại rủi ro 17 1.2.2 Rủi ro biến động giá và rủi ro biến động giá năng lượng .19 1.2.2.1 Khái niệm rủi ro biến động giá . 19 1.2.2.2 Đặc điểm của rủi ro biến động giá . .19 1. 2.2.3 Phân loại rủi ro biến động giá . .20 1. 2.2.4 Rủi ro biến động giá năng lượng . 20 1.3. Vai trò của các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng 23 1.3.1 Vai trò quản lý rủi ro 23 1.3.2 Vai trò xác định sự biến động của giá cả .23 1.3.3 Vai trò phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư .24 1.3.4 Vai trò thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính .25
    3. - ii - CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ NĂNG LƯỢNG TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 2.1 Rủi ro và phòng ngừa rủi ro biến động giá trên thị trường năng lượng thế giới bằng các công cụ phái sinh . . .27 2.1.1 Rủi ro biến động giá trên thị trường năng lượng thế giới. .27 2.1.1.1 Thị trường năng lượng thế giới. . .27 2.1.1.2 Rủi ro biến động giá năng lượng. . . 30 2.1.2 Phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng bằng các công cụ phái sinh 34 2.1.2.1 Phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng. . 34 2.1.2.2 Các công cụ phái sinh sử dụng trong phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng 35 2.2 Kinh nghiệm phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng của một số nước trên thế giới . 37 2.2.1 Mỹ. . . . . 38 2.2.2 Singapore. . . 45 2.2.3 Anh . . . 49 2.2.4 Ấn Độ . . . 53 2.2.5 Các bài học kinh nghiệm rút ra 58 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ NĂNG LƯỢNG TẠI VIỆT NAM 3.1 Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng tại Việt Nam . .63 3.1.1 Tổng quan về thị trường năng lượng Việt Nam 63 3.1.2 Tình hình biến động giá năng lượng tại Việt Nam trong thời gian gần đây .66 3.1.3 Tiềm năng phát triển thị trường bảo đảm xăng dầu Việt Nam 69 3.1.4 Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá 72 3.1.5 Đánh giá chung . . 74 3.2 Định hướng phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng tại Việt Nam . 78
    4. - iii - 3.2.1 Định hướng phát triển thị trường năng lượng Việt Nam . .78 3.2.2 Định hướng phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng tại Việt Nam 78 3.3 Các giải pháp phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng tại Việt Nam . . .80 3.3.1 Các giải pháp vĩ mô . .80 3.3.1.1 Xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện thúc đẩy việc sử dụng các công cụ phái sinh . 80 3.3.1.2 Xây dựng thị trường tài chính hiện đại 82 3.3.1.3 Hiện đại hoá hệ thống thông tin kinh tế-tài chính .83 3.3.1.4 Xây dựng một chính sách an ninh năng lượng quốc gia .84 3.3.2 Các giải pháp vi mô . .84 3.3.2.1 Nâng cao hiểu biết về việc sử dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng .84 3.3.2.2 Phát triển đa dạng và hoàn thiện các công cụ phái sinh 86 3.3.2.3 Xây dựng quy trình quản lý rủi ro biến động giá tại mỗi doanh nghiệp kinh doanh năng lượng, gắn liền quản lý rủi ro biến động giá với hoạt động kinh doanh .86 3.3.2.4 Xây dựng chiến lược và chính sách quản lý rủi ro biến động giá tương thích tại doanh nghiệp kinh doanh năng lượng .87 3.3.2.5 Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin kinh doanh hiện đại có chức năng quản lý rủi ro biến động giá 88 3.3.2.6 Gắn việc sử dụng hiệu quả các công cụ phái sinh với lợi ích doanh nghiệp 89 3.3.2.7 Kết hợp giữa lợi ích ngân hàng cung cấp các sản phẩm phái sinh với lợi ích doanh nghiệp kinh doanh năng lượng .89 3.4 Các kiến nghị về điều kiện thực hiện . 90 KẾT LUẬN 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO
    5. - iv - Trang DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Các hợp đồng năng lượng phái sinh được giao dịch qua người môi giới tại Anh 52 Bảng 2.2: Các công cụ phái sinh trên trường phi tập trung tại Anh . .53 Bảng 3.1: Danh sách các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối và các doanh nghiệp sử dụng xăng dầu lớn tại Việt Nam . . .69 Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của thị trường Việt Nam 70 Bảng 3.3: Khối lượng giao dịch bình quân của một số loại hợp đồng xăng dầu năm 2007 . 71 Bảng 3.4: Tỷ lệ bảo đảm giá nhiêu liệu tại một số hãng hàng không khu vực năm 2007 .71
    6. -v- Trang DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Diễn biến và dự đoán giá dầu thô trên thị trường thế giới từ năm 2004 đến năm 2010 .30 Hình 2.2: Giá giao ngay đối với 1 số mặt hàng từ 1/1999 đến 9/2001 . . 31 Hình 2.3: Giá giao ngay đối với một số mặt hàng năng lượng từ 1/1999 đến 5/2002 32 Hình 2.4: Giá bán buôn điện ở một số khu vực từ 3/1999 đến 3/2002 . 33 Hình 2.5: Tiêu thụ năng lượng tại Mỹ phân theo nguồn năng lượng từ năm 1635 đến năm 2000 . 38 Hình 2.6: Sản xuất và tiêu thụ năng lượng tại Mỹ từ năm 1950 đến năm 2000. 39 Hình 2.7: Doanh số các hợp đồng phái sinh năng lượng tại Ấn Độ 1/2004-10/2008 .58 Hình 3.1: Kim ngạch xuất khẩu xăng dầu hàng năm của Việt nam . . 64 Hình 3.2: Đề xuất về quy trình quản lý rủi ro biến động giá năng lượng của các doanh nghiệp Việt Nam. 87
    7. -1- MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Nền kinh tế thế giới ngày nay phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu tự nhiên là năng lượng. Việc sản xuất và phân phối năng lượng rất quan trọng đối với gần như tất cả các quốc gia trên thế giới. Giá năng lượng gây ảnh hưởng lớn đến mọi doanh nghiệp, cho dù là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ, cũng như gây ảnh hưởng đến mọi cá thể tiêu dùng năng lượng. Ngoài ra, chi phí năng lượng chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí hàng hoá của hầu hết mọi hàng hoá chúng ta sản xuất ra. Chi phí năng lượng gây ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của một quốc gia và tiêu chuẩn sống của quốc gia đó. Do vậy, sự biến động của giá mặt hàng này có thể gây ra biến động lớn cho cả nền kinh tế của mỗi quốc gia, thậm chí ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới. Thực tiễn thời gian qua cho thấy, sự biến động mạnh của giá năng lượng trên thế giới là thách thức to lớn đối với khả năng quản lý rủi ro của các chính phủ và doanh nghiệp. Để đối phó với thực trạng nói trên, một giải pháp tài chính hiệu quả nhằm phòng ngửa rủi ro biến động giá năng lượng và đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng và phát triển thành công chính là các công cụ phái sinh, giải pháp này góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro biến động giá cho các chính phủ và các doanh nghiệp kinh doanh năng lượng. Bên cạnh đó, các công cụ phái sinh làm chuyển đổi hoàn toàn cấu trúc và sự vận hành của thị trường năng lượng trong suốt những năm qua, không chỉ làm cho các doanh nghiệp tăng cường năng lực kiểm soát giá cả mà còn tạo ra nhiều thành viên mới tham gia vào thị trường như các ngân hàng và các nhà kinh doanh tài chính, những người sẵn sàng gánh một phần rủi ro từ sự biến động của giá năng lượng. Tại Việt Nam hiện nay, việc nhận thức đúng đắn về vai trò của các công cụ phái sinh cũng như việc phát triển và sử dụng các công cụ này trong phòng ngừa rủi ro biến động giá nói chung và giá năng lượng nói riêng còn rất hạn chế.
    8. -2- Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng của Việt nam từ kinh nghiệm một số nước trên thế giới” là cấp thiết và người viết đã chọn đề tài này làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU: Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng như: Restoring Confidence in U.S. energy trading markets (International Swaps and Derivatives Association - April 2003), Energy Derivatives (Karen McCann & Mary Nordström, Financial Markets Unit - December 1995), Derivatives and Risk Management in the Petroleum, Natural Gas, and Electricity Industries Energy (Information Administration U.S. Department of Energy Washington, DC 20585 - October 2002), The Structure of Derivatives Exchanges: Lessons from Developed and Emerging Markets Finance Department (College of Business Administration Drexel University and Panos Varangis Development Research Group, The World Bank - December 1997). Nhìn chung, các nhà kinh tế học nước ngoài thường đi sâu phân tích đặc điểm các công cụ phái sinh và ảnh hưởng của chúng tại các thị trường phái sinh năng lượng (energy derivatives market) trên thế giới. Những nghiên cứu như vậy là nguồn tham khảo rất hữu ích cho người viết trong quá trình thực hiện luận văn này. Tại Việt Nam, tuy không nhiều nhưng các nhà kinh tế trong nước cũng có một số nghiên cứu về công cụ phái sinh và vai trò ảnh hưởng của chúng trong quản lý rủi ro tài chính như: Quản trị ngân hàng (TS Nguyễn Duệ - NXB Thống Kê – 2001), Giáo trình Thanh toán quốc tế trong Ngoại Thương (PGS.Đinh Xuân Trình, NXB Giáo dục – 1999), Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro giá cả tài chính trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam (đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ / Nguyễn Trọng Hải: chủ nhiệm đề tài - Đại học Ngoại thương, 2006). Mặc dù vậy, cho đến nay, vẫn chưa có đề tài nào đề cập một cách hệ thống về việc sử dụng các công cụ phái sinh sử dụng trong kinh doanh năng lượng, rút ra được các bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới để từ đó đưa ra các giải pháp phát triển các công cụ này nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng ở Việt Nam.
    9. -3- 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:  Nghiên cứu các vấn đề lý luận về các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng  Phân tích thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng tại một số nước trên thế giới để rút ra những bài học kinh nghiệm phát triển các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro biến năng lượng.  Trên cơ sở đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng tại Việt Nam và các bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng của Việt Nam. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:  Tìm hiểu khái niệm, đặc điểm, vai trò các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro biến động giá  Tìm hiểu bản chất của rủi ro biến động giá, biến động giá năng lượng và các công cụ phái sinh sử dụng trong phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng  Phân tích thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm của các nước này  Đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng tại Việt Nam  Đưa ra các giải pháp nhằm phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng của Việt Nam 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:  Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các công cụ phái sinh sử dụng trong phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng. Tuy nhiên, do năng lượng là một phạm trù rộng lớn, bao gồm nhiều mặt hàng nên đề tài chủ yếu lựa chọn các sản phẩm xăng dầu làm làm ví dụ điển hình trong quá trình nghiên cứu.
    10. -4-  Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng tại một số nước trên thế giới và tại Việt Nam trong 10 năm gần đây. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Luận văn dựa trên lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin, của phép biện chứng duy vật, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Luận văn sử dụng các phương pháp điều tra, tổng hợp, phân tích, diễn giải, qui nạp, so sánh trên cơ sở các số liệu thống kê để nghiên cứu. 7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục làm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng Chương 2: Thực trạng phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng tại một số nước trên thế giới Chương 3: Giải pháp phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng tại Việt Nam
    11. -5- CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ NĂNG LƯỢNG 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH 1.1.1 Khái niệm Trên thế giới hiện nay có nhiều cách hiểu về công cụ phái sinh. Dưới đây là trích dẫn một số cách hiểu phổ biến hiện nay về công cụ phái sinh: “Công cụ phái sinh được hiểu là công cụ tài chính mà giá của nó dựa trên một tài sản cơ sở” [39]. “Công cụ phái sinh là một loại bảo hiểm mà giá trị của nó được bắt nguồn từ việc thực hiện một tài sản cơ sở. Các công cụ này tạo thành đòn bẩy và khi được các nhà đầu tư sử dụng cẩn trọng, sẽ trở thành công cụ hữu hiệu để tự bảo hiểm khoản đầu tư đó” [28]. “Công cụ phái sinh là một loại công cụ tài chính đặc biệt mà giá trị của nó phụ thuộc vào một tài sản cơ sở, một chỉ số hay một tỷ lệ tham khảo” [16]. “Công cụ phái sinh là một loại công cụ tài chính phụ thuộc vào một tài sản cơ sở để phái sinh giá trị của chúng” [17]. “Công cụ phái sinh là một loại hợp đồng theo đó giá của chúng bị ảnh hưởng bởi giá của một tài sản cơ sở” [42]. “Công cụ phái sinh là một công cụ tài chính mà giá của nó dựa trên một tài sản cơ sở khác” [36]. “Công cụ phái sinh là một loại bảo đảm mà giá trị của nó được bắt nguồn từ một hay nhiều tài sản cơ sở” [41]. Tóm lại, dù được diễn đạt theo nhiều cách hiểu khác nhau, công cụ phái sinh chính là một loại hình bảo hiểm rủi ro tài chính khi thực hiện các hợp đồng kinh tế mà bản chất là phân tán rủi ro tiềm ẩn và đương nhiên, lợi nhuận của các giao dịch cùng được chia sẻ cho các bên.
    12. -6- 1.1.2 Đặc điểm Công cụ phái sinh là bộ phận của các công cụ tài chính với bản chất là một công cụ tài chính hoặc một hợp đồng với đầy đủ 3 đặc điểm sau:  Giá trị của nó sẽ thay đổi phản ánh sự thay đổi của biến cơ sở như lãi suât, giá của công cụ tài chính, giá hàng hóa, tỷ giá hối đoái; chỉ số giá hoặc lãi suất; chỉ số tín dụng hoặc xếp hạng tín dụng hoặc các chỉ số khác với điều kiện trong trường hợp các chỉ số khác này là biến số phi tài chính thì biến số đó không liên quan đến một bên nào của hợp đồng;  Không yêu cầu bất cứ một khoản đầu tư thuần ban đầu nào hoặc chỉ yêu cầu một khoản đầu tư thuần ban đầu nhỏ hơn so với các loại hợp đồng khác có các phản ứng tương tự trước sự biến đổi của các yếu tố thị trường;  Được thực hiện vào một ngày trong tương lai. Nội dung kinh tế, cơ chế thực hiện giao dịch về công cụ phái sinh nhìn chung khá phức tạp. Công cụ phái sinh được mua, bán, giao dịch trên thị trường tài chính, bao gồm cả thị trường chính thức và thị trường phi chính thức. Tại thị trường chính thức, nơi thị trường được tổ chức và quản lý một cách có hệ thống và các hợp đồng giao dịch được tiêu chuẩn hóa, nhờ đó thị trường của các công cụ phái sinh có tính thanh khoản cao. 1.1.3 Các loại công cụ phái sinh Công cụ phái sinh bao gồm các loại công cụ chuẩn sau: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi. Những năm gần đây, trên thị trường tài chính đã xuất hiện nhiều công cụ tài chính phái sinh khác được thiết kế dựa trên những nguyên lý cơ bản của các công cụ tài chính quyền chọn và hợp đồng mua bán tương lai, gọi là hợp đồng quyền chọn Exotics (Exotics option contract), hay còn gọi là những công cụ phái sinh không chuẩn như hợp đồng quyền chọn bắt đầu trong tương lai (là loại hợp đồng phải trả ngay), nhưng chỉ bắt đầu tại thời điểm nào đó trong tương lai; hợp đồng quyền chọn hỗn hợp là hợp đồng quyền chọn dựa trên hợp đồng quyền chọn. Có 4 loại hợp đồng hỗn hợp chính: quyền chọn mua dựa trên quyền chọn mua, quyền chọn bán dựa trên quyền chọn mua, quyền chọn bán dựa trên quyền chọn bán, quyền chọn mua dựa trên quyền chọn bán; hợp đồng hoán đổi lãi suất chéo
    13. -7- (Cross Currency Swap – CCS) - loại nghiệp vụ phái sinh cơ bản giúp cho khách hàng có khả năng phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất. Tuy nhiên, cho đến nay, các công cụ phái sinh được sử dụng trong phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng, hay còn được gọi là các công cụ phái sinh năng lượng (energy derivatives), chỉ là các công cụ phái sinh chuẩn. Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu các công cụ phái sinh chuẩn bao gồm hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi 1.1.3.1 Hợp đồng kỳ hạn  Khái niệm: Hợp đồng kỳ hạn (forward contract) là những thoả thuận được ký hôm nay giữa hai bên tham gia nhằm mục đích trao đổi hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai. Đây là một công cụ phái sinh đơn giản, là thoả thuận/hợp đồng mua hoặc bán hàng hoá hay tài sản tài chính tại một thời điểm trong tương lai với mức giá xác định trước. Công cụ này là loại hợp đồng "song phương", thực hiện vô điều kiện. Theo đó, hai bên phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ qui định trong hợp đồng. Hợp đồng kỳ hạn thường được giao dịch trên thị trường phi tập trung, không có một qui định/thể chế nào bắt buộc đối với các giao dịch giữa các tổ chức/cá nhân. Trong hợp đồng kỳ hạn, hàng hoá có thể là tiền tệ, hàng hoá thông thường hoặc một khoản lãi suất nhất định. Như vậy, tương ứng với chúng là các hợp đồng kỳ hạn tiền tệ, hợp đồng kỳ hạn hàng hoá và hợp đồng kỳ hạn lãi suất. Giá của hợp đồng kỳ hạn được coi là giá kỳ hạn (forward price), cả người mua và người bán của hợp đồng kỳ hạn sẽ không chấp nhận giá trị trừ khi phi tỷ giá, giá cả hàng hoá hoặc lãi suất khác với kỳ vọng. Vì vậy, giá trị hiện tại thuần dự tính của hợp đồng vào lúc ký kết đối với một hợp đồng kỳ hạn ngang giá (at –market) bằng không. Việc quyết toán hợp đồng kỳ hạn thường đòi hỏi việc giao hàng một sản phẩm vật chất nào đó và thanh toán một lần vào lúc đáo hạn. Tuy nhiên, các hợp đồng kỳ hạn cũng có thể quyết toán bằng tiền, cụ thể là cả hai bên mua và bán chỉ cần thanh toán
    14. -8- khoản chênh lệch giữa giá cả hợp đồng với giá cả giao ngay tại ngày đáo hạn của hợp đồng trong tương lai.  Đặc điểm của hợp đồng này là:  Thông thường hợp đồng này được thực hiện giữa các tổ chức tài chính với nhau, hoặc giữa tổ chức tài chính với các khách hàng là doanh nghiệp phi tài chính (các hợp đồng này thường được ký kết song phương trên thị trường phi tập trung).  Giá trong hợp đồng kỳ hạn được cố định trong suốt thời kỳ hiệu lực của hợp đồng  Thời hạn của hợp đồng càng dài thì rủi ro không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng do bên lỗ gây ra càng lớn  Trong hợp đồng này người mua được gọi là người giữ thế trường vị (long position), người bán được gọi là người giữ thế đoản vị (short position).  Rủi ro tín dụng xuất hiện ở cả người mua và người bán, người mua bị lỗ nếu giá giao ngay tại thời điểm đáo hạn giảm so với giá thực hiện và ngược lại, giá biến động càng mạnh thì lãi/lỗ càng lớn.  Hợp đồng này chỉ được thực hiện khi đáo hạn mà không được thanh toán lúc cam kết hoặc trong thời kỳ hiệu lực của hợp đồng: Đến thời điểm đáo hạn người giữ vị thế đoản vị phải thực hiện bán tài sản cho người giữ vị thế trường vị và nhận một khoản tiền từ người mua với mức giá cả đã định trước trong hợp đồng, cho dù vào thời điểm đó giá thị trường của tài sản đó có cao hơn hoặc thấp hơn giá xác định trong hợp đồng. Nếu giá thị trường cao hơn giá hợp đồng thì người giữ vị thế trường vị sẽ có lãi (có giá trị dương), còn người giữ vị thế đoản vị bị lỗ (có giá trị âm); và ngược lại. Điều này có thể dẫn đến rủi ro không thực hiện do bên lỗ không chịu trả tiền cho bên lãi. 1.1.3.2 Hợp đồng tương lai  Khái niệm: Hợp đồng tương lai (future contract) là một cam kết sẽ mua hoặc bán một khối lượng nhất định một tài sản nhất định với một mức giá nhất định vào một thời điểm xác
    15. -9- định trong tương lai. Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày thanh toán hợp đồng hay ngày đáo hạn. Thời gian từ ngày ký hợp đồng đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của hợp đồng. Giá xác định áp dụng trong ngày thanh toán hợp đồng gọi là giá tương lai (future price). Hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn giống nhau ở chỗ chúng đều là phương thức cam kết trước về việc giao hàng trong tương lai. Cả hai loại hợp đồng này đều ký kết mua hoặc bán vào một ngày trong tương lai với một mức giá thỏa thuận hôm nay. Tuy nhiên, hợp đồng tương lai đã giảm thiểu được rủi ro tín dụng so với hợp đồng kỳ hạn. Theo dó, hợp đồng tương lai được chuẩn hoá cao hơn, giá cả, số lượng và các chi tiết của hợp đồng được đảm bảo bởi trung tâm thanh toán bù trừ, hoặc bởi một định chế tài chính đóng vai trò này (thường là ngân hàng thương mại). Các hợp đồng được chuẩn hoá và các thành viên tham gia thị trường phải tuân thủ các qui định giới hạn về giá để hạn chế sự biến động mạnh gây bất ổn cho thị trường. Do hợp đồng được chuẩn hoá cao, các thành viên có thể ước lượng được khối lượng hàng hoá giao dịch nên đảm bảo tính thanh khoản của thị trường. Hầu hết các hợp đồng tương lai được thực hiện qua trung tâm thanh toán bù trừ và phải trả phí. Các bên tham gia phải có tiền đặt cọc/ký quĩ để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Bù lại, hai bên mua và bán trong hợp đồng không nhất thiết phải biết nhau (tiết kiệm được chi phí tìm kiếm đối tác) mà chỉ cần trao đổi qua trung gian. Sau khi thực hiện hợp đồng, các khoản tiền này sẽ được hoàn trả, do đó thị trường tương lai đảm bảo an toàn cho các giao dịch. Trên thực tế, chính nơi giao dịch của các ngân hàng thương mại cũng đồng thời là trung tâm giao dịch các hợp đồng tương lai, và khi đó, ngân hàng thương mại đảm nhiệm luôn vai trò là trung tâm thanh toán bù trừ để làm dịch vụ cho khách hàng, hoặc tự mình kinh doanh với khách hàng. Khi tự mình kinh doanh, các ngân hàng thương mại thường nhường cho khách hàng đóng vai trò chọn trước là người mua hay là người bán còn bản thân mình sẵn sàng làm đối tác. Khi đó, các ngân hàng thông thường sẽ giữ vị thế sở hữu hàng hoá ngược với vị thế hiện thời trên thị trường giao ngay.  Đặc điểm của hợp đồng này là:  Các hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hoá về loại tài sản cơ sở mua bán, số lượng các đơn vị tài sản cơ sở mua bán, thể thức thanh toán, kỳ hạn, giá trị tài sản và
    16. - 10 - ngày đáo hạn, . Do đó, hợp đồng tương lai cho phép thị trường tương lai tương đối năng động và linh hoạt hơn so với thị trường kỳ hạn.  Hợp đồng tương lai được thỏa thuận và mua bán thông qua người môi giới trong khi hợp đồng kỳ hạn được thỏa thuận trực tiếp giữa hai bên của hợp đồng.  Hợp đồng tương lai được quyết toán hàng ngày (daily settlement), nghĩa là những khoản chênh lệch về giá trị của hợp đồng tương lai được thanh toán vào cuối mỗi ngày làm việc. Như vậy, thời hạn thực hiện của một hợp đồng tương lai giảm theo việc định giá hay quyết toán hàng ngày theo thị trường và rủi ro tín dụng cũng giảm một cách tương ứng.  Các giao dịch tương lai được thực hiện thông qua trung tâm thanh toán bù trừ (the clearing house). Với vai trò trung gian của mình, trung tâm thanh toán bù trừ tách riêng rẽ và phi định danh các hợp đồng tương lai, từ đó giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến chi phí phát sinh do việc không thực hiện hợp đồng gây ra. Trong khi đó, hợp đồng kỳ hạn được thỏa thuận trực tiếp giữa hai bên của hợp đồng nên không linh hoạt bằng hợp đồng tương lai.  Để tránh những rủi ro khi thực hiện hợp đồng mua bán trong tương lai do người mua hoặc người bán tháo lui khỏi hợp đồng vì sự biến động giá trên thị trường bất lợi cho mình, hoặc do đến thời điểm thanh toán, người mua không có khả năng tài chính, các bên ký kết hợp đồng tương lai phải nộp một khoản tiền đặt cọc vào tài khoản đặt cọc (margin requirements). Khoản tiền đặt cọc thường phải đủ lớn để trang trải cho những biến động lớn nhất về giá trị của hợp đồng tương lai. Lúc mua hoặc bán một hợp đồng các bên tham gia phải nộp một khoản tiền đặt cọc ban đầu (initial margin). Vào cuối mỗi ngày giao dịch, các khoản lãi/ lỗ được ghi có/ghi nợ vào tài khoản đặt cọc tương ứng. Khi số dư của tài khoản đặt cọc của một bên nào đó giảm xuống dưới số dư tối thiểu thì bên đó bị yêu cầu phải bổ sung thêm tiền đặt cọc đến mức ban đầu, nếu không được bổ sung thêm để đạt số dư tối thiểu thì tài khoản sẽ bị đóng.  Hợp đồng tương lai thường được ký kết và thực hiện hợp đồng thông qua môi giới trên thị trường (các sàn giao dịch); và người mua và người bán thường không quen biết nhau, do vậy đơn vị môi giới thường đưa ra một số các tiêu chuẩn cho những hợp đồng này. Những thị trường chứng khoán mua bán hợp đồng trong tương
    17. - 11 - lai trên thế giới gồm một số thị trường điển hình như Hội đồng mậu dịch Chicago - Chicago Board of Trade (CBOT), Sở thương mại Chicago - Chicago Mercantile Exchange (CME), Sở giao dịch các hợp đồng tương lai London, Các loại hàng hoá được giao dịch trên thị trường chứng khoán mua bán hợp đồng trong tương lai gồm, heo, bò, đường, len, năng lượng , sản phẩm tài chính gồm chỉ số chứng khoán, ngoại tệ, trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ.  Ngày giao hàng không được xác định một cách chính xác như hợp đồng mua bán trước, mà được qui định theo tháng và khoảng thời gian của tháng phải giao. Người môi giới xác định khối lượng, chất lượng của hàng hoá giao dịch, cách giao hàng, giá hợp đồng, và cũng có thể xác định luôn giá trị hợp đồng mua bán tương lai thay đổi trong ngày.  Người mua, người bán phải trả phí hoa hồng cho người môi giới, và giá rao bán được xác định trên sàn giao dịch.  Có hai loại thương nhân trên sàn giao dịch: Thứ nhất là những người môi giới ăn hoa hồng, họ sẽ thực hiện mua bán theo lệnh của nhà đầu tư và tính hoa hồng; thứ hai là người tự đầu tư.  Mục tiêu mua bán của hợp đồng tương lai là để đầu cơ hơn là để phòng ngừa rủi ro như hợp đồng kỳ hạn. 1.1.3.3 Hợp đồng quyền chọn  Khái niệm: Hợp đồng quyền chọn (option contract) là hợp đồng cho phép người mua quyền lựa chọn quyền (không phải nghĩa vụ) mua (call) hoặc quyền bán (put) một công cụ hoặc một tài sản gốc theo giá cụ thể - giá thực hiện vào một ngày cụ thể trong tương lai và người bán phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nếu người mua thực hiện quyền của mình. Giá trả cho quyền này, ngoài giá chính thức chỉ biết được từ hiệu số rủi ro kỳ vọng trong hợp đồng xác định trước với rủi ro thực lúc đáo hạn thì người mua quyền còn phải trả trước phí đặt cọc cho người bán (premium). Phí đặt cọc, hay phí cuộc chơi chính là một bộ phận của giá để nhận ra năng lực dự báo rủi ro của người mua, do đó phí đặt cọc trở thành giới hạn thấp nhất của rủi ro nếu người mua quyền "thua cuộc" và
    18. - 12 - từ chối thực hiện hợp đồng vào thời điểm nào đó trong giới hạn thời gian hiệu lực của hợp đồng. Có hai loại hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng quyền chọn mua (call option) và hợp đồng quyền chọn bán (put option). Hợp đồng quyền chọn mua là thỏa thuận cho phép người cầm hợp đồng có quyền mua sản phẩm từ một nhà đầu tư khác với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn của hợp đồng. Còn hợp đồng quyền chọn bán là thoả thuận cho phép người cầm hợp đồng có quyền bán sản phẩm cho một nhà đầu tư khác với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn của hợp đồng. Trong khi người mua hợp đồng quyền chọn mua mong muốn giá của sản phẩm hợp sẽ tăng lên trong ngày đáo hạn thì người mua hợp đồng quyền chọn bán lại hy vọng giá xuống, nếu giá cao hơn giá định trước họ sẽ từ chối quyền bán và chịu mất quyền phí. Về cơ bản, nội dung hợp đồng quyền chọn bao gồm các điều khoản sau đây:  Loại tài sản cơ sở – Tài sản dựa vào đó quyền chọn được giao dịch, chẳng hạn 10.000 tấn dầu thô Brent.  Loại quyền – Quyền chọn nào cho phép người mua quyền được mua một số lượng tài sản cơ sở nào đó gọi là quyền chọn mua (call). Quyền chọn nào cho phép người mua quyền được bán một loại tài sản cơ sở nào đó gọi là quyền chọn bán.  Kiểu quyền – Có hai kiểu thực hiện hợp đồng quyền chọn, đó là thực hiện hợp đồng quyền chọn theo kiểu Mỹ và theo kiểu châu Âu. Theo kiểu Mỹ là thực hiện quyền chọn vào bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn. Theo kiểu châu Âu là thực hiện quyền chọn chỉ trong ngày đáo hạn. Hiện nay trên các thị trường chứng khoán hầu hết thực hiện theo kiểu Mỹ.  Giá thực hiện – Giá do hai bên thỏa thuận khi mua bán quyền chọn và sẽ được áp dụng nếu người mua quyền thực hiện quyền chọn.  Phí mua quyền – Phí tính trên mỗi đơn vị tài sản cơ sở mà bên mua phải trả cho cho bên bán ngay khi ký hợp đồng quyền chọn. Phí này là thu nhập của bên bán quyền cho dù bên mua có thực hiện hay không thực hiện quyền chọn.  Thời hạn của quyền chọn – Khoảng thời gian do hai bên thỏa thuận tính từ lúc ký cho đến khi hợp đồng hết giá trị hiệu lực.
    19. - 13 -  Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn là:  Khác với hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn không bắt buộc các bên phải giao sản phẩm. Hợp đồng chỉ quy định quyền giao hay nhận, mà không bắt buộc thực hiện nghĩa vụ của mình. Người mua quyền có thể: thực hiện quyền, hay bán quyền cho một người mua khác; hay không thực hiện quyền . Để có quyền này, khi ký hợp đồng, người cầm hợp đồng phải trả quyền phí, giá trong hợp đồng được gọi là giá thực hiện hay là giá nổ (strike price); ngày định trong hợp đồng gọi là ngày đáo hạn hay ngày thực hiện.  Cũng giống như hợp đồng tương lai, các giao dịch quyền chọn thường được thực hiện thông qua trung tâm thanh toán bù trừ, cả hai bên không cần giao dịch trực tiếp với nhau mà thông qua các thành viên đã đăng ký của trung tâm giao dịch, các thỏa thuận mua và bán hợp đồng quyền chọn được khớp khi hồ sơ của cả hai bên thống nhất với nhau về giá thực hiện, phí quyền chọn, ngày đáo hạn; nếu không, giao dịch phải "tạm treo" để chờ, hoặc trung tâm giao dịch sẽ làm việc để thanh lý. Điều đáng chú ý là việc từ chối hay không từ chối quyền khi giá vào ngày đáo hạn cao (hay thấp) hơn giá trong hợp đồng sẽ được quyết định trên cơ sở mức độ chênh lệch giữa giá định trước với giá thực tế của sản phẩm chính ở ngày đáo hạn và quyền phí. Nghĩa là giá của hợp đồng quyền chọn bằng chênh lệch giá giữa giá thực tế với giá trong hợp đồng cộng với phí mua quyền nếu người mua quyền thực hiện được quyền thành công theo hợp đồng, hoặc đơn giản chỉ là phí để rút lui không thực hiện hợp đồng. Cụ thể, trong khi người mua hợp đồng quyền chọn mua mong muốn giá của sản phẩm hợp đồng sẽ tăng lên trong ngày đáo hạn thì người mua hợp đồng lựa chọn bán lại hy vọng giá xuống, nếu cao hơn giá định trước họ sẽ từ chối quyền bán và chịu mất quyền phí.  Các hợp đồng quyền chọn có thể được giao dịch trên thị trường chứng khoán hoặc thị trường tập trung hoặc thị trường phi tập trung. Hiện nay, chủ yếu các hợp đồng quyền chọn được mua bán rộng rãi tại các Sở giao dịch như Sở giao dịch quyền chọn Chicago–CBOE, Sở giao dịch Philadelphia–PHLX, Trung tâm giao dịch chứng khoán New York–NYSE, Sở giao dịch hàng hoá tương lai quốc tế London – LIFFE Việc mua bán dưới hình thức hợp đồng quyền chọn tại các Sở giao dịch có nhiều khía cạnh giống như mua bán hợp đồng tương lai. Các Sở giao dịch phải xác định rõ các điều kiện, mức độ, thời gian đáo hạn và ấn định giá của hợp đồng quyền
    20. - 14 - chọn được mua bán trên thị trường của họ. Và để giảm rủi ro của việc thực hiện hợp đồng, lúc mua hàng hoá (ví dụ như cổ phiếu hay các sản phẩm năng lượng), người đầu tư mở tài khoản dự trữ bắt buộc với người môi giới của họ, mức độ dự trữ tuỳ thuộc vào loại hàng hoá được giao dịch và tuỳ vào từng tình huống cụ thể. Đồng thời, cũng có những quy định để kiểm soát thị trường hợp đồng quyền chọn, như những qui định kiểm soát ứng xử của thương nhân, của những người tạo lập thị trường. 1.1.3.4 Hợp đồng hoán đổi  Khái niệm: Hợp đồng hoán đổi (swap contract) là thỏa thuận mua và bán đồng thời tài sản gốc tương tự hoặc nghĩa vụ tương đương với số tiền vốn mà việc hoán đổi các giao dịch tài chính cho phép cả hai bên tham gia các điều kiện thuận lợi hơn mong muốn. Thực chất của hợp đồng này là hai bên thoả thuận trao đổi những dòng tiền cụ thể vào những thời gian cụ thể. Hợp đồng hoán đổi bao gồm các loại: hợp đồng hoán đổi lãi suất, hợp đồng hoán đổi tiền tệ và hợp đồng hoán đổi hàng hoá, trong đó hợp đồng hoán đổi lãi suất là loại phổ biến nhất. Khả năng quản lý rủi ro của các loại hợp đồng kỳ hạn, tương lai và hoán đổi là như nhau. Tuy nhiên, dù lợi ích tương tự nhau nhưng các công cụ này cũng khác nhau về rủi ro tín dụng. Với một hợp đồng hoán đổi và một hợp đồng kỳ hạn gần như nhau thì rủi ro tín dụng của một hợp đồng hoán đổi đối với các bên tham gia hợp đồng thấp hơn nhiều so với hợp đồng kỳ hạn. Trong một hợp đồng hoán đổi điển hình, một bên (gọi là bên thứ nhất) thực hiện công việc thanh toán định kỳ cho bên đối tác (gọi là bên thứ hai) tại giá cố định cho mỗi đơn vị khối lượng ước định hàng hóa nào đấy. Bên đối tác phải trả cho bên thứ nhất giá thả nổi hay giá thay đổi cho khối lượng ước định của hàng hóa đó. Những hàng hóa thường giống nhau và giá thả nổi thường được định nghĩa như giá trung bình. Giá trung bình được tính dựa trên giá tại chỗ qua một thời gian định trước.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...