Luận Văn Phát triển các chính sách môi trường ở hoa kì và châu âu Hội tụ hay phân kỳ ?

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. TÓM TẮT BÀI DỊCH
    Bài tiểu luận này đề cập tới những sự khác biệt trong phát triển chính sách môi trường ở Hoa Kì và Châu Âu bắt đầu từ những năm 1960. Từ đó đưa ra các nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự khác nhau trong phát triển chính sách môi trường của hai bên.
    Gồm 3 nội dung chính:
    - Nguồn gốc quan điểm khác nhau về vấn đề môi trường của Hoa Kỳ và Châu Âu.
    - Quá trình tiếp cận các chính sách môi trường của hai bên trong các giai đoạn:
    + Từ 1960 – giữa 1980
    + Từ giữa 1980- 2000
    - Sự khác nhau về cách tiếp cận chính sách môi trường và các nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt đó.
    Bài tiểu luận gồm 5 phần:
    - Phần 1: Nguyên tắc quan điểm khác nhau.
    - Phần 2: Giai đoạn đến giữa những năm 1980.
    - Phần 3: Giai đoạn từ giữa những năm 1980.
    - Phần 4: Sự khác biệt và nguyên nhân.
    - Phần 5: Kết luận.
    Mục đích của bài là tìm hiểu sự phát triển của chính sách môi trường ở Hoa Kì và Châu Âu trong giai đoạn 1960-2000 từ đó xác định sự khác biệt trong chính sách của hai bên.
    2. NỘI DUNG THẢO LUẬN NHÓM
    2.1. Vấn đề thảo luận:
    - Nguồn gốc điểm khác nhau trong cách tiếp cận chính sách môi trường của Hoa Kì và Châu Âu.
    - Các chính sách môi trường mà hai bên tham gia trong thời gian từ 1960 đến thời điểm hiện tại.
    - Sự khác biệt trong chính sách môi trường của hai bên và nguyên nhân sự khác nhau đó.
    - Đánh giá sự khác nhau về chính sách môi trường của Hoa Kì và Châu Âu.
    2.1.1. Nguồn gốc điểm khác nhau trong cách tiếp cận chính sách môi trường của Hoa Kì và Châu Âu
    Hoa Kỳ là một quốc gia có chủ quyền sở hữu tất cả các hiến pháp, thể chế, kinh tế, chính trị và thực hiện một cách chặt chẽ, nhất quán chính sách môi trường trong và ngoài nước. Trách nhiệm cho các bộ phận khác của chính sách môi trường phần lớn nằm trong tay của Quốc hội. Hoa Kì tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi các biện pháp bảo tồn thiên nhiên, không can thiệp nghiêm trọng vào sở hữu tư nhân hoặc các đặc quyền của các tiểu bang. Hơn nữa, Quốc hội có quyền thu thuế và các khoản phí và sử dụng nó để giới thiệu về thuế ô nhiễm và trợ cấp, đặc biệt là đối với các biện pháp môi trường nhà nước.
    Liên minh châu Âu lại là một siêu quốc gia liên doanh của các quốc gia thành viên (hiện nay là 15) mà chỉ có thể hành động theo Hiệp ước EC. Chủ quyền là cốt lõi của khó khăn, làm chậm lại quá trình hội nhập châu Âu và việc thực hiện các tiêu chuẩn môi trường chung Châu Âu.
    ã Vấn đề môi trường ở châu Âu phát triển ở mức độ của các nước thành viên EC; Cộng đồng Châu Âu qui định về môi trường thông qua sự phối hợp của Hội đồng Bộ trưởng trong đó bao gồm đại diện của các chính phủ các nước thành viên, và Quốc hội Châu Âu, các thành viên trong số đó được bầu trực tiếp.
    ã Liên minh châu Âu không sở hữu đất riêng và các quốc gia thành viên EC không sở hữu nhiều đất.
    ã Liên minh châu Âu thực tế không có thu nhập riêng của mình mà nhận được một tỷ lệ phần trăm cố định (1,27%) thu nhập quốc dân của các nước thành viên.
    ã Liên minh châu Âu không có sức mạnh để đánh thuế môi trường, trừ khi tất cả các nước thành viên thống nhất trong Hội đồng và họ đã không thực hiện được cho đến nay.


    2.1.2. Các chính sách môi trường Hoa Kì và Châu Âu tham gia từ năm 1960 đến nay.
     Hoa kì
     Từ năm 1960 – giữa năm 1980
    - Đạo luật về không khí sạch năm 1963:đề ra các tiêu chuẩn về không khí sạch tối thiểu.
    - Đạo luật Không khí sạch sửa đổi 1970: Tu chính đạo luật năm 1963 với 3 chương trình tiêu chuẩn (EPA).
    - Luật chất lượng nước năm 1965: chấp nhận để việc quy định tiêu chuẩn nước do Hội đồng lập pháp từng tiểu bang xây dựng.
    - Đạo luật về nước sạch năm 1972, Đạo luật về nước uống an toàn năm 1974: nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường nước
    - Năm 1973,Công ước CITES: là công cụ hữu hiệu, bao gồm các quy định về buôn bán quốc tế các loài hoang dã nhằm đảm bảo việc bảo tồn và sử dụng bền vững chúng.
     Từ giữa 1980:
    - Năm 1987 ký Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone: là một hiệp ước quốc tế được thiết kế để bảo vệ tầng ozone bằng cách loại bỏ dần việc sản xuất nhiều các chất được cho là chịu trách nhiệm về sự suy giảm ozone
    - Năm 1990 ký Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT): nhằm điều hòa chính sách thuế quan giữa các nước ký kết. Tiến hành giảm thuế xuất, nhập khẩu cũng như giảm bớt các hàng rào thương mại phi thuế khác đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu. Mức độ giảm thuế khác nhau tùy theo từng nước cũng như từng loại hàng hóa.
    - Năm 1990 Bổ sung Đạo luật làm sạch không khí: Đặt ra nhiều hơn những yêu cầu về việc làm tăng chất lượng không khí, nhằm làm giảm nồng độ của các chất gây ô nhiễm có trong không khí như: sulfurdioxide, các hợp chất nito oxit, chì, hạt phóng xạ
    - Năm 1990, đạo luật phòng chống ô nhiễm: Giảm tối thiểu chất thải tại nguồn: tái chế, xử lí các chất thải, hạn chế phát thải vào môi trường.
    - Tháng 3/1990 ký kết về sự vận chuyển chất thải xuyên biên giới: Các chất thải có thể ảnh hưởng trên bình diện rộng, từ quốc gia này đến quốc gia khác, việc ký kết điều ước này nhằm quản lý chất thải nguy hại thải vào môi trường trên quy mô toàn cầu.
    - Tháng 4 /1990 chương trình cửa sông quốc gia: Tránh lây lan các ô nhiễm từ đất liền ra biển, cụ thể là việc tránh vận chuyển các chất thải trên sông ra biển bằng việc bảo vệ các cửa sông.
    - Tháng 6/1990, hiệp định bảo vệ tầng ôzon: Cắt giảm khí CFCs và các chất khác làm suy giảm tầng ozon.
    - Tháng 7/1990 hiệp định rừng toàn cầu: Bảo vệ rừng trên quy mô toàn cầu.
    - Tháng 11/1990 đạo luật giáo dục môi trường: Thực hiện giáo dục môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân.
    - Chuyển hoán nợ phục vụ bảo tồn thiên nhiên: Thúc đẩy việc bảo vệ rừng tại các nước Mỹ Latinh, nơi có rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới-amazon, nhằm bảo vệ rừng, giúp hạn chế các chất ô nhiễm.
    - Kế hoạch trồng cây: Tăng số lượng cây xanh, giúp thuyên giảm lượng cacbon dioxide trong không khí và cải thiện chất lượng nước và không khí.
    - Giảm phát thải độc hại: Hình thành nên ý thức môi trường mới hay đạo đức môi trường mới trong kinh doanh.
    - Cắt giảm lượng chì trong xăng: Giảm lượng chì phát thải vào không khí từ hoạt động giao thông.
    - Vào năm 2001,Hoa Kỳ đồng ý kí Công ước Stockholm: Công ước này ra đời với mục đích bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước nguy cơ gây ra do các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP).
     Châu Âu
    - Năm 1958 Liên minh Châu Âu tham gia hiệp ước EC : vấn đề về chính sách môi trường, đặc biệt là kiểm soát ô nhiễm liên quan, trợ cấp môi trường, sản phẩm và các tiêu chuẩn sản xuất và sử dụng đất được quan tâm hơn.
    - Từ năm 1975 các tiêu chuẩn môi trường về xử lý dầu thải, chất lượng nước mặt, chất thải và chất lượng nước tắm sinh hoạt ,các quy định về bảo vệ thiên nhiên và chất lượng không khí của EU được thông qua.
    - 1979 Liên minh châu Âu tham gia Công ước về ô nhiễm không khí xuyên biên giới tầm xa (LRTAP).
    - Vào năm 1983, Liên minh châu Âu đạt được sửa đổi theo Công ước CITES về buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
    - Tại châu Âu sau các đạo luât đơn, sự phát triển của chính sách môi trường được đánh dấu bằng việc đánh giá lại các mục tiêu về chính sách môi trường, và sư nỗ lực để phù hợp các yêu cầu về môi trường vào các lĩnh vực khác như giao thông vận tải, năng lượng, nông nghiệp trong khu vực, chính sách và công nghiệp.
    - Đạo luật châu Âu (1987) đã cho Liên minh châu Âu một nhiệm vụ đóng góp vào việc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề môi trường toàn cầu và làm rõ rằng Liên minh châu Âu có đủ khả năng để hành động quốc tế cùng với các nước thành viên của mình.
    - Các chính sách quốc gia trước đây trong lĩnh vực môi trường đã đầy đủ hơn và phù hợp hơn. Các giải pháp được tìm thấy ở cấp độ Liên minh châu Âu do đó phục vụ như là cơ sở cho các vị trí và đề xuất thỏa hiệp đã được đặt ra trong quá trình đàm phán quốc tế.
    - Năm 1999 Liên minh Châu Âu áp dụng chặt chẽ những tiêu chuẩn Châu Âu về vấn đề tiếng ồn máy bay.
    - Trong quản lý chất thải: Liên minh Châu Âu qui định chất thải nguy hại không được xuất khẩu cho các nước đang phát triển.
    - Liên quan đến việc xuất khẩu các hóa chất: Liên minh châu Âu dần dần khẳng định được vị trí của mình, chấp nhận tiếp cận PIC và sau đó hướng tới việc xây dựng một công ước quốc tế, theo đó nên bị cấm hoàn toàn các hóa chất nguy hiểm nhất. Những nỗ lực này đã dẫn đến việc có chữ ký của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) vào năm 2001.
    Liên minh Châu Âu ký hiệp định Kyoto năm 1997 về vấn đề giảm khí thải nhà
     
Đang tải...