Tiến Sĩ Phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
    4. Những đóng góp mới của luận án . 4
    5. Bố cục của luận án 5
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BƯỞI,
    HỒNG THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA . 6
    1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BưỞI, HỒNG THEO HưỚNG SẢN
    XUẤT HÀNG HÓA . 6
    1.1.1. Phát triển bưởi, hồng theo hướng sản xuất hàng hóa 6
    1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bưởi và hồng theo hướng sản xuất hàng hóa 19
    1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BưỞI VÀ HỒNG THEO HưỚNG SẢN
    XUẤT HÀNG HÓA . 25
    1.2.1. Kinh nghiệm phát triển bưởi và hồng theo hướng sản xuất hàng hóa của một
    số nước trên thế giới 25
    1.2.2. Kinh nghiệm phát triển bưởi và hồng theo hướng sản xuất hàng hóa ở trong nước . 30
    1.2.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển bưởi, hồng quả theo hướng sản xuất hàng
    hóa ở tỉnh Phú Thọ 32
    1.2.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu . 34
    TIỂU KẾT CHưƠNG 1 . 36
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
    2.1. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
    2.1.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 38
    2.1.2. Phương pháp chọn địa điểm và mẫu nghiên cứu 40
    2.1.3. Thu thập số liệu . 45
    2.1.4. Phương pháp xử lý số liệu . 48
    2.1.5. Phương pháp phân tích 49
    2.2. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 54
    2.2.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển bưởi, hồng theo hướng sản xuất hàng hóa
    theo chiều rộng 54
    2.2.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển bưởi, hồng theo hướng sản xuất hàng hóa
    theo chiều sâu 57
    TIỂU KẾT CHưƠNG 2 . 58
    Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BưỞI ĐOAN HÙNG VÀ HỒNG
    GIA THANH Ở TỈNH PHÚ THỌ THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA59
    3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 59
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Phú Thọ 59
    3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ . 61
    3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BưỞI ĐOAN HÙNG, HỒNG GIA THANH Ở
    TỈNH PHÚ THỌ THEO HưỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA 66
    3.2.1. Thực trạng sản xuất - tiêu thụ bưởi Đoan Hùng . 66
    3.2.2. Thực trạng sản xuất- tiêu thụ hồng Gia Thanh . 71
    3.2.3. Giá trị sản xuất, giá trị sản phẩm, tỷ suất bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh
    hàng hóa 74
    3.2.4. Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế của bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh
    theo hướng sản xuất hàng hóa của hộ nông dân . 78
    3.2.5. Phân tích các kênh tiêu thụ bưởi quả Đoan Hùng, hồng quả Gia Thanh của
    tỉnh Phú Thọ 88
    3.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HưỞNG PHÁT TRIỂN BưỞI ĐOAN HÙNG VÀ HỒNG
    GIA THANH THEO HưỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở TỈNH PHÚ THỌ . 97
    3.3.1. Nhóm yếu tố tự nhiên 97
    3.3.2. Nhóm yếu tố khoa học công nghệ . 98
    3.3.3. Nhóm yếu tố kinh tế- tổ chức 101
    3.3.4. Nhóm các yếu tố chính sách Nhà nước và vai trò của các tổ chức, hiệp hội 107
    3.3.5. Xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa với bưởi Đoan Hùng,
    hồng Gia Thanh . 108
    3.3.6. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ trồng bưởi Đoan Hùng
    và hồng Gia Thanh 110
    3.4. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC KHI PHÁT
    TRIỂN BưỞI ĐOAN HÙNG VÀ HỒNG GIA THANH THEO HưỚNG SẢN XUẤT
    HÀNG HÓA Ở TỈNH PHÚ THỌ 112
    TIỂU KẾT CHưƠNG 3 . 113
    Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BƯỞI ĐOAN HÙNG VÀ HỒNG GIA
    THANH Ở TỈNH PHÚ THỌ THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA 114
    4.1. CÁC QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BƯỞI ĐOAN HÙNG, HỒNG GIA THANH Ở
    TỈNH PHÚ THỌ THEO HưỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA 114
    4.1.1. Phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh cần bám sát nhu cầu thị
    trường 114
    4.1.2. Phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất
    hàng hóa phải dựa vào lợi thế so sánh của vùng . 115
    4.1.3. Phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh đòi hỏi sự kết hợp
    người dân và sự hỗ trợ của Nhà nước . 115
    4.1.4. Phát triển bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh phải phát triển bền vững . 116
    4.2. CĂN CỨ VÀ ĐỊNH HưỚNG PHÁT TRIỂN BưỞI ĐOAN HÙNG, HỒNG GIA
    THANH Ở TỈNH PHÚ THỌ THEO HưỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA . 116
    4.2.1. Những căn cứ chủ yếu phát triển bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh ở tỉnh
    Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa 116
    4.2.2. Định hướng, mục tiêu phát triển bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú
    Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa . 120
    4.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BưỞI ĐOAN HÙNG VÀ HỒNG GIA THANH Ở
    TỈNH PHÚ THỌ THEO HưỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA ĐẾN NĂM 2020 . 122
    4.3.1. Quy hoạch phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ
    theo hướng sản xuất hàng hóa . 122
    4.3.2. Hoàn thiện chính sách đầu tư công, dịch vụ công, khuyến nông và xúc tiến
    thương mại nhằm tạo ra vùng trồng bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú
    Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa . 130
    4.3.3. Giải pháp kỹ thuật sản xuất bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ 132
    4.3.4. Tổ chức các tác nhân phân phối sản phẩm quả trong phát triển bưởi Đoan
    Hùng, hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa tại tỉnh Phú Thọ 135
    4.3.5. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, liên kết sản xuất-tiêu thụ bưởi Đoan
    Hùng, hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ . 136
    4.3.6. Nhóm giải pháp phát triển ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng, hồng quả Gia
    Thanh ở tỉnh Phú Thọ 138
    4.3.7. Hoàn thiện một số chính sách kinh tế vĩ mô nhằm phát triển sản xuất bưởi
    Đoan Hùng, hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ 143
    4.4. KIẾN NGHỊ 146
    4.4.1. Kiến nghị với Nhà nước 146
    4.4.2. Kiến nghị với tỉnh Phú Thọ . 147
    4.4.3. Kiến nghị với huyện Đoan Hùng, huyện Phù Ninh 147
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 . 148
    KẾT LUẬN 149
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 151
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    PHỤ LỤC . 152
    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Nông nghiệp là ngành chủ chốt và đóng vai trò quan trọng đối với vấn đề xóa
    đói, giảm nghèo ở nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam. Nông nghiệp đảm bảo sự
    an toàn lương thực; là nguồn sinh sống cho hàng triệu gia đình, nơi cung cấp
    nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác, là nguồn xuất khẩu quan
    trọng, hoặc sản xuất các hàng hóa thay thế nhập khẩu, phương tiện bảo vệ môi
    trường sinh thái và các hình thức văn hóa. Trong tương lai, nông nghiệp vẫn là
    ngành cốt lõi trong nền kinh tế của Việt Nam mặc dù càng làm nông nghiệp nông
    dân càng nghèo, làm lúa nông dân nghèo hơn.
    Mô hình dựa trên lợi thế so sánh để tìm ra sản phẩm hàng hóa đặc trưng của
    mỗi xã, làng, đầu tư cho được để có hàng hóa bán cho thị trường trong nước và xuất
    khẩu là mô hình được ưu tiên phát triển ở Trung Quốc; mô hình nông nghiệp gắn
    liền với du lịch cảnh quan, du lịch tâm linh và sinh thái; mô hình tái định cư các
    làng xã do làm các dự án phát triển và mô hình nông thôn-đô thị nhằm tạo ra các
    dịch vụ cho kinh tế đô thị như nhà ở, ăn uống và văn hóa.
    Vì vậy, để ngành nông nghiệp tồn tại và phát triển, bên cạnh việc đầu tư cho
    sản xuất lương thực, một yêu cầu bức thiết với nền nông nghiệp nước ta cần phải đa
    dạng các sản phẩm cây trồng, đặc biệt với các loại cây ăn quả có thế mạnh đặc
    trưng, cần thay đổi thói quen sản xuất tự nhiên, manh mún sang hướng sản xuất



    hàng hóa theo yêu cầu thị trường. Bởi lẽ, sản phẩm cây ăn quả ngoài cung cấp cho
    thị trường trong nước, còn là nguồn xuất khẩu sang các nước trong khu vực cũng
    như một số thị trường lớn trên thế giới như Châu Âu và sắp tới là Hoa Kỳ. Hiện
    nay, với sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến đồ hộp, sản phẩm cây ăn
    quả ở Việt Nam ngoài việc sử dụng ăn tươi, còn là nguyên liệu cho các nhà máy chế
    biến. Do đó, phát triển cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa lớn có vai trò rất
    quan trọng trong sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam.
    Phú Thọ là một tỉnh nghèo nằm ở trung tâm của mười bốn tỉnh vùng Trung
    du miền núi phía Bắc Việt Nam, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp, là vùng đứng thứ tư về diện tích và sản lượng quả tươi của cả
    nước sau Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. Nhà nước và địa
    phương đã có những chính sách cụ thể nhằm khuyến khích đầu tư cho phát triển sản
    xuất nông, lâm nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế vùng, đặc biệt chú trọng đến các
    vùng có các loại cây ăn quả đặc sản. Cụ thể là những chính sách như: Quyết định số
    99/2008/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ ký ngày 14/7/2008, Phú Thọ dần từng
    bước chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng
    hóa phù hợp với tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh trong đó có cây bưởi Đoan
    Hùng, cây hồng Gia Thanh, hồng Hạc Trì .
    Tuy nhiên, để đạt được mục đích phát triển bưởi Đoan Hùng, hồng Gia
    Thanh ở Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa cần phải thiết lập các điều kiện để
    hình thành trong đó chủ lực xuất phát từ bản thân chủ thể sản xuất là các hộ nông
    dân trồng bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh.
    Hiện nay, tại Phú Thọ chưa thực sự phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia
    Thanh, sản xuất còn mang tính tự phát cao chưa có dự báo bắt kịp với sự thay đổi
    trong yêu cầu thị trường. Làm thế nào giữ được tên xuất xứ hàng hóa và phát triển
    được bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa là bài toán
    đang cần lời giải đối với các nhà quy hoạch, chính sách, nhà khoa học, nhà vườn là
    các hộ nông dân và toàn thể các đối tượng có liên quan trong nông nghiệp, nông
    thôn trong vùng. Từ những lý do thực tế trên, đề tài “Phát triển bưởi Đoan Hùng
    và hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa” được lựa
    chọn nhằm bổ sung những lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu phát triển bưởi,
    hồng theo hướng sản xuất hàng hóa góp phần phát triển kinh tế - xã hội thông qua
    nâng cao đời sống của các hộ nông dân hộ trồng bưởi, hồng có thế mạnh của địa
    phương và là cơ sở phát triển nông nghiệp nông thôn ở miền núi.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1. Mục tiêu chung
    Phân tích đánh giá thực trạng phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh
    theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ đó đề xuất định hướng
    và những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững phù hợp với điều kiện thực tiễn ở
    tỉnh Phú Thọ trong thời điểm hiện tại và tương lai.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về phát
    triển sản xuất và phát triển bưởi và hồng theo hướng sản xuất hàng hóa;
    - Đánh giá thực trạng phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở tỉnh
    Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa
    - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia
    Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Phú Thọ.
    - Phân tích ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng và hồng quả Gia Thanh ở tỉnh
    Phú Thọ.
    - Đề xuất định hướng và một số nhóm giải pháp nhằm phát triển bưởi Đoan
    Hùng và hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Phú Thọ trong thời
    gian tới.
     
Đang tải...