Báo Cáo Phát triển BHTDxuất khẩu ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Bảo Hiểm' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Phát triển BHTDXK ở Việt Nam
    LỜI NÓI ĐẦU

    Kể từ khi gia nhập WTO, các chính sách trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam như thưởng thành tích xuất khẩu, thưởng vượt kim ngạch xuất khẩu, trợ cấp thay thế nhập khẩu hay chính sách tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu do Quỹ Hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam) thực hiện từ năm 2001 dưới hình thức cho vay lãi suất ưu đãi, theo quy định của WTO, đã không còn được thực hiện.
    Để phù hợp với các cam kết khi gia nhập WTO, Chính phủ đã tiến hành đổi mới cơ chế hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp theo hướng tham khảo và áp dụng các cơ chế hỗ trợ tín dụng cho xuất khẩu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) được WTO công nhận.
    Các cơ chế và chính sách hỗ trợ xuất khẩu hiện đang được áp dụng là: hỗ trợ về xúc tiến thương mại, hỗ trợ về xây dựng thương hiệu, hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp và hỗ trợ tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
    Các biện pháp hỗ trợ tín dụng này tập trung vào các công cụ cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư; cho vay xuất khẩu (cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu vay), bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên những hỗ trợ này được đánh giá là chưa đáp ứng yêu cầu, nhu cầu của doanh nghiệp trong việc phát triển mặt hàng xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu.
    Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong tình hình mới, Bộ Công Thương hiện đang chủ trì, phối hợp cùng Bộ Tài chính và các bộ, ngành nghiên cứu phát triển thêm một số hình thức hỗ trợ xuất khẩu mới, phù hợp với các quy định của WTO, mà một trong những hình thức đó là bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Đây là hình thức khá phổ biến trên thế giới, nhưng lại chưa được áp dụng tại Việt Nam.
    Hoạt động bảo hiểm này phát triển mạnh tại châu Âu, chiếm 80% thị phần doanh số thu phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu toàn thế giới, đặc biệt như ở Pháp, Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng được các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ áp dụng có hiệu quả để giúp doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu.
    Hiện nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhu cầu mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp là tất yếu và phải cạnh tranh khốc liệt hơn với các doanh nghiệp nước ngoài. Do vậy, nhu cầu về hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là cần thiết cho doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, phát triển mặt hàng và thị trường xuất khẩu, yên tâm hơn khi thâm nhập các thị trường xuất khẩu nhiều rủi ro.
    Vì sự cần thiết của BHTDXK, em đã chọn đề tài “Phát triển BHTDXK ở Việt Nam” làm đề án môn học Kinh tế Bảo hiểm.

    Bài trình bày của em gồm có 3 phần :
    CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM

    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU 1

    CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU 3
    I. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ QUY TẮC CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU 3
    1. Khái niệm và đặc diểm của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 3
    1.1.Khái niệm của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 3
    1.2. Đặc điểm của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: 3
    2. Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm tín dụng thương mại 5
    3. Các quy tắc trong bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 6
    3.1. Phạm vi bảo hiểm: 7
    3.2. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm: 8
    3.3. Phí bảo hiểm: 8
    3.4. Giám định và bồi thường tổn thất: 9
    II . SỰ CẦN THIẾT CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU 10
    1. Sự ra đời của bảo hiểm tín dụng là tất yếu khách quan 10
    2. Lợi ích của bảo hiểm tín dụng đối với doanh nghiệp và nền kinh tế 11
    III. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 14
    1. Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trên thế giới 14
    2. Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam 16

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM 17
    I. TIỀM NĂNG CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM 17
    1. Việt Nam là nước xuất khẩu có tiềm năng rất lớn 17
    2. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là loại hình bảo hiểm mới được triển khai tại Việt Nam 20
    II.THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM 20
    III. NHỮNG KHÓ KHĂN TỒN TẠI KHI TRIỂN KHAI BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM 26

    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM 29
    I. NHU CẦU VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 29
    II. KINH NGHIỆM KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TRÊN THẾ GIỚI 30
    1. Sự bảo trợ của nhà nước trông việc thành lập là yếu tố quyết định 30
    2. Phân tích hiệu quả đẩy mạnh xuất khẩu với chi phí đầu tư và vận hành tổ chức 32
    III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM 34
    1. Các giải pháp về phía Nhà nước 35
    2. Các giải pháp về phía doanh nghiệp bảo hiểm 35
    3. Các giải pháp khác 36
    3.1. Giải pháp về phía khách hàng : 36
    3.2. Giải pháp về phía các nhà môi giới : 36

    KẾT LUẬN 37
     
Đang tải...