Luận Văn Phát triển bền vững nông nghiệp vùng đồng bằng sông cửu long nên bắt đầu từ giáo dục và đào tạo

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phát triển bền vững nông nghiệp vùng đồng bằng sông cửu long nên bắt đầu từ giáo dục và đào tạo


    I. VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỚI SỰ PHÁT TRIỂN


    Sản xuất nông nghiệp diễn ra ở nông thôn là nơi thường có mặt bằng dân trí thấp, nên sẽ không thể phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn nếu không đào tạo một lực lượng lao động có trình độ văn hoá và chuyên môn cao. Khi có trình độ văn hoá và chuyên môn cao, người lao động sẽ dễ dàng tiếp nhận, ứng dụng và cải tạo các công nghệ, kỹ thuật hiện đại, các nghiệp vụ quản trị, kinh doanh để phát triển sản xuất, kinh doanh trong thế giới hội nhập. Khi có trình độ văn hóa, chuyên môn , người lao động sẽ nhận thức được tầm quan trọng của phát triển bền vững, sự nguy hiểm của phát triển vì lợi ích trước mắt, theo kiểu “mì ăn liền”. Theo nhiều ý kiến của các nhà lãnh đạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thì giáo dục, đào tạo và dạy nghề là cái gốc vấn đề trong sự phát triển của ĐBSCL. Ở Nhật Bản, từ một nền kinh tế phong kiến tiểu nông tiến lên công nghiệp hoá, cuộc cải cách thời Minh Trị đã chọn biện pháp khởi động quá trình công nghiệp hoá đầu tiên là phát triển con người ( Nhật Bản đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học từ những năm 80-90 của thế kỷ XIX, trong khi ở nước ta mới đạt được năm 2000).
    ĐBSCL với nguồn lực tự nhiên và con người, là vùng kinh tế, vùng nông nghiệp lớn nhất của cả nước với những ngành hàng chủ lực có vị thế quan trọng không chỉ ở tầm quốc gia mà cả ở tầm khu vực và quốc tế, đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ “ an ninh lương thực quốc gia” và cung cấp nhiều nông sản hàng hoá cho thị trường trong nước và xuất khẩu, nhưng giáo dục đào tạo lại rất thấp kém, kém vào loại nhất, nhì so với các vùng khác. ĐBSCL có diện tích 39 525 km2 ( chiếm 12% diện tích cả nước, có trên 17 triệu dân ( chiếm 22% dân số so với cả nước), nhưng đã đóng góp vào nền kinh tế cả nước :
    - 36% giá trị sản xuất nông nghiệp ( đứng thứ nhất trong 8 vùng)
    - Khoảng 10% giá trị sản xuất công nghiệp ( đứng thứ 3 trong 8 vùng)
    - 20% tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ( đứng thứ 2 trong 8 vùng)
    - Trên 50% sản lượng lúa ( đứng thứ 1 trong 8 vùng)
    - 90% sản lượng gạo xuất khẩu ( đứng thứ 1 trong 8 vùng)
    - 65% sản lượng thủy sản ( đứng thứ 1 trong 8 vùng)
    - 70% sản lượng trái cây ( đứng thứ 1 trong 8 vùng)
    Tuy nhiên, kết quả giáo dục đào tạo với mặt bằng học vấn còn ở mức rất thấp kém và tụt hậu xa so với nhiều vùng, nhất là so với Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, thậm chí còn thấp hơn so với cả một số vùng miền núi có điều kiện tự nhiên và kinh tế khó khó khăn hơn nhiều. Cụ thể , theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo tháng 8/2005 như sau:
    - Dân số trên 10 tuổi chưa biết chữ còn 10% (xếp thứ 3 trong 8 vùng)
    - Còn khoảng 45% dân số trong độ tuổi học THPT chưa đến trường lớp. Tỷ lệ bỏ học của cấp học này lên đến 14-15%
    - Mới có 14,33% lực lượng lao động qua đào tạo với kết quả là 0,65% có chứng chỉ; 1% có bằng nghề; 0,48% có bằng sơ cấp; 2,39% có bằng THCN; 2,57% có bằng cao đẳng, đại học và sau đại học và 7,24% có qua đào tạo nhưng không có bằng cấp chứng chỉ.
    - Riêng nông thôn: 45% người dân chưa hoàn tất cấp học nào; 32% tốt nghiệp tiểu học; 13,5% tốt nghiệp THCS; 5,4% tốt nghiệp THPT và 5,1% tốt nghiệp dạy nghề.
    Theo nhiều chuyên gia giáo dục, với thực trạng về kết quả giáo dục đào tạo như trên, thì ĐBSCL đã tụt hậu ít nhất 5 năm so với mặt bằng chung cả nước và ít nhất 10 năm so với Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
    ( Nguồn: PGS Đào Công Tiến- Làm sao khắc phục được tụt hậu của giáo dục và đào tạo ở ĐBSCL ? _ Bài viết trao đổi tại Hội nghị Chính phủ ngày 1 & 2 tháng 8 năm 2005 tại TP Cần Thơ)
    Thực trạng trên thể hiện chất lượng nguồn nhân lực ở đây thấp, lực lượng lao động chưa qua đào tạo cao, đại đa số nông dân hầu như chưa được huấn luyện, đào tạo, nhận thức về phát triển bền vững rất kém. Hâu quả tất yếu thể hiện quá rõ nét là phần lớn tổ chức sản xuất nông nghiệp nhỏ, manh mún, sản xuất chạy theo giá cả thị trường, phá vỡ nhiều vùng qui hoạch, vùng đã bố trí cây trồng vật nuôi ổn định, hình thành những phong trào tự phát “hết trồng rồi chặt”, cảnh “ùn ùn làm theo” của nông dân nuôi thủy sản, như theo nhau đào đầm nuôi tôm, phát triển diện tích nuôi cá tra, cá ba sa tràn lan làm nhiều vùng nuôi trở nên bị ô nhiễm nặng (có hộ cá chết cả trăm tấn) vì thức ăn thừa thải ra kênh rạch, diễn ra liên tục trong nhiều năm qua ở ĐBSCL. Ngay cả với cán bộ quản lý trong khu vực cũng chưa nhận thức hết được vai trò của giáo dục và đào tạo, dạy nghề trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nên ngân sách đầu tư cho ngành giáo dục ở khu vực này chưa thỏa đáng. Một cán bộ quản lý trả lời câu hỏi của một chuyên gia là ” Trước những dự báo hậu quả của biến đổi khí hậu, như nước biển dâng ở ĐBSCL, mọi người ở đây suy nghĩ gì?”. Vị cán bộ này đã trả lời như sau:” Chúng tôi ở đây đã quen sống chung với lũ, nước lên, nước rút chúng tôi đều sống khỏe re từ bao đời nay; nước biển dâng lên cũng vậy, không có gì phải lo”. Vâng, một câu trả lời rất dũng cảm, không sợ nước biển dâng, nhưng còn sống chung với nước biển ra sao thì vị cán bộ này đúng là chưa nhận thức được. Với nền dân trí chưa cao thì việc ứng phó với biến đổi khí hậu không thể nào thực hiện được.
    Như vậy, vai trò của giáo dục và đào tạo với sự phát triển nông nghiệp bền vững là hết sức quan trọng, và phát triển giáo dục và đào tạo ở đây chính là giải pháp nền tảng cho các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững ở ĐBSCL.


    II. BẤT HỢP LÝ TRONG CƠ CẤU ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
    Ngày nay, đang tồn tại một sự bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực ở khu vực ĐBSCL, nhất là cơ cấu ngành nghề đào tạo. Về bậc cao đẳng, đại học, cơ cấu đào tạo theo ngành ở ĐBSCL năm 2001 như sau:
    Đơn vị tính: Người
    TT NGÀNH ĐÀO TẠO Cao đẳng Đại học
    1 Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên 43 620 18 087
    2 Kinh doanh và quản lý 249 12 175
    3 Khoa học tự nhiên - 990
    4 Máy tính 514 884
    5 Kỹ thuật 85 2 524
    6 Chế tạo, chế biến 740 158
    7 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 79 -
    8 Sức khoẻ 100 7 853
    9 Khách sạn, du lịch, dịch vụ 54 568
    10 Xây dựng và kiến trúc 643 2 362
    11 Vận tải 47 435
    12 Thú y - 297
    13 Ngành nghề khác 2 952 19 797
    Tổng 49 083 66 130
    Nguồn : Ngành ( Niên giám thống kê 2001, NXB Thống kê )


    Như vậy, ĐBSCL là một vùng trọng điểm lúa của cả nước nhưng số người có chuyên môn đại học và cao đẳng về chế tạo, chế biến, đặc biệt là kỹ thuật nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản còn quá thấp so với nhu cầu. Các trường đại học, cao đẳng trong khu vực chỉ đào tạo sư phạm và các ngành có đông học sinh theo học như máy tính, quản trị doanh nghiệp, luật v.v, đào tạo chuyên về nông nghiệp là rất ít. Chiến lược CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn là theo hướng phát triển công nghiệp, hiện đại, bền vững; áp dụng những kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh; dịch vụ gắn với bảo vệ môi trường, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Thực tế này đòi hỏi phải đào tạo một nguồn nhân lực kỹ thuật, quản lý, kinh doanh có trình độ cao hơn, rộng hơn mới có đủ sức đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tiễn sản xuất. Vì vậy, để thực hiện CNH-HĐH, nhu cầu về đào tạo bậc cao đẳng và đại học các chuyên ngành về nông nghiệp ở ĐBSCL là rất lớn và cấp bách.
    Kinh nghiệm của các nước đã công nghiệp hoá, đã phát triển bền vững và thực tế ở nước ta những năm qua cho thấy: Muốn CNH-HĐH, muốn phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn nhất thiết phải có lực lượng trí thức trẻ, có năng lực và thực sự gắn bó với bà con nông dân, gắn bó với các trang trại, các làng nghề. Ở ĐBSCL, và cả ở khu vực TP HCM đã có hệ thống đào tạo kỹ sư nông nghiệp, kỹ sư thủy lợi, vừa do qui mô đào tạo không cao, lại vừa do mục tiêu đào tạo, nên các kỹ sư tốt nghiệp ra trường phần lớn không làm việc ở nông thôn, một số có làm việc cũng chuyển qua làm cán bộ quản lý nhà nước ở tỉnh, huyện.
    Theo thống kê của Hội nông dân Việt Nam và một số tài liệu thống kê đăng trên báo Nhân dân ( Thứ Năm, ngày 14/11/1996) thì, trên cả nước, hàng năm có khoảng 48% số học sinh từ nông thôn thi vào các trường đại học, cao đẳng, THCN, nhưng có 89,3% số cán bộ khoa học công nghệ có chuyên môn về nông, lâm, ngư nghiệp làm việc tại các cơ quan trung ương; 8,9% làm việc ở thành phố và tỉnh; chỉ có 1,8% làm việc ở cấp huyện, còn xã, ấp hầu như không có. Mặc dù, đến nay tình trạng trên đã có nhiều chuyển biến tích cực hơn, nhưng xu thế trên vẫn là phổ biến.
    Về đào tạo nghề, thực trạng bất hợp lý về cơ cấu ngành nghề đào tạo cũng thể hiện rất rõ ở khắp các tỉnh thành ở ĐBSCL. Theo ông Lữ Quang Ngời, phó Giám đốc sở Lao động –TB-XH tỉnh Vĩnh Long, mỗi năm 14 trung tâm dạy nghề của tỉnh đào tạo chủ yếu là các nghề cắt may, nữ công gia chánh, đan lát thủ công mỹ nghệ, cắt uốn tóc. Ở các tỉnh khác trong khu vực tình trạng cũng tương tự. Người học với trình độ học vấn thấp không theo được các khóa học khó, kể cả được miễn học phí, mà họ chỉ theo học các nghề đơn giản “mì ăn liền”, học xong ra mở tiệm kiếm tiền, đặc biệt rất ít người lao động học các nghề về nông nghiệp. Một điểm khác cũng cần lưu ý là trình độ của giáo viên dạy nghề ở cấp huyện đa số chưa đạt chuẩn, chưa chuyên nghiệp, phần lớn các trung tâm “thỉnh giảng” người không làm nghề giáo viên chuyên nghiệp. để giảng dạy, dẫn đến người học không muốn học v.v

    III. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÙNG ĐBSCL CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...