Tiến Sĩ Phát triển bền vững ngành chế biến thủy sản tỉnh Bến Tre

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014


    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU . 1
    1.1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU . 1
    1.1.1. Bối cảnh thực tiễn 1
    1.1.1.1. Bối cảnh thực tiễn ở Việt Nam . 1
    1.1.1.2. Bối cảnh thực tiễn ở Đồng bằng sông Cửu Long 5
    1.1.1.3. Bối cảnh thực tiễn ở tỉnh Bến Tre 8
    1.1.2. Bối cảnh lý thuyết và khoảng trống nghiên cứu 9
    1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU . 10
    1.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 11
    1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 11
    1.5. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU 12
    1.6. BỐ CỤC LUẬN ÁN 13
    CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN BỂN VỮNG . 15
    2.1. LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG QUỐC GIA 15
    2.2. LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA NGÀNH . 20
    2.2.1. Tiếp cận bền vững cho ngành năng lượng . 20
    2.2.2. Tiếp cận bền vững cho ngành giao thông 22
    2.2.3. Phát triển bền vững ngành khai thác khoáng sản 23
    2.2.4. Phát triển bền vững các ngành sản xuất 24
    2.2.4.1. Bền vững sử dụng tài nguyên . 25
    2.2.4.2. Thiết kế sản phẩm bền vững 26
    2.2.4.3. Xử lý chất thải bền vững 27
    2.2.5. Ngành thủy sản 27
    2.3. CẤU TRÖC NGÀNH CHẾ BIẾN THUỶ SẢN . 35
    2.4. KHUNG PHÂN TÍCH PTBV NGÀNH CBTS 37
    CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 40
    3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 40
    3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 42
    3.2.1. Phương pháp xây dựng chỉ tiêu đo lường và mô hình lý thuyết PTBV
    ngành CBTS Việt Nam 42
    3.2.1.1. Phương pháp xây dựng chỉ tiêu đo lường . 43
    3.2.1.2. Phương pháp đánh giá chỉ tiêu đo lường 45
    3.2.1.3. Phương pháp phát triển giả thuyết và mô hình nghiên cứu 46
    3.2.2. Phương pháp kiểm định mô hình nghiên cứu cho trường hợp điển hình
    tỉnh Bến Tre 48
    3.3. THIẾT KẾ MẪU NGHIÊN CỨU . 49
    3.3.1. Thiết kế mẫu cho xây dựng chỉ tiêu đo lường . 49
    3.3.2. Thiết kế mẫu cho đánh giá chỉ tiêu đo lường 50
    3.3.3. Thiết kế mẫu cho xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu . 50
    3.3.4. Thiết kế mẫu kiểm định mô hình lý thuyết cho nghiên cứu điển hình 50
    CHƯƠNG 4. MÔ HÌNH PTBV CHO NGÀNH CBTS VIỆT NAM . 53
    4.1. CẤU TRÖC NGÀNH CBTS VIỆT NAM 53
    4.1.1. Hoạt động đầu vào . 53
    4.1.2. Hoạt động chế biến 55
    4.1.3. Hoạt động đầu ra 57
    4.2. XÂY DỰNG CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG PTBV NGÀNH CBTS VIỆT
    NAM 59
    4.2.1. Chỉ tiêu đo lường tính bền vững của trụ cột kinh tế 59
    4.2.2. Chỉ tiêu đo lường tính bền vững của trụ cột xã hội . 62
    4.2.3. Chỉ tiêu đo lường tính bền vững của trụ cột môi trường . 64
    4.3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH PTBV NGÀNH CBTS VIỆT NAM 66
    4.3.1. Mối liên hệ giữa các công đoạn hoạt động PTBV . 66
    4.3.2. Mối liên hệ giữa các trụ cột PTBV 66
    4.3.2.1. Giả thuyết về mối liên hệ giữa trụ cột kinh tế với xã hội 66
    4.3.2.2. Giả thuyết về mối liên hệ giữa trụ cột kinh tế với môi trường 67
    4.3.2.3. Giả thuyết về mối liên hệ giữa trụ cột môi trường với xã hội . 68
    4.3.3. Giả thuyết về vai trò của chính sách tác động đến các trụ cột PTBV . 68
    CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH BỀN VỮNG CHO NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH
    NGÀNH CBTS TỈNH BẾN TRE . 70
    5.1. PHÂN TÍCH TÍNH BỀN VỮNG TRÊN TRỤ CỘT KINH TẾ . 70
    5.1.1. Hoạt động đầu vào . 70
    5.1.2. Hoạt động sản xuất - chế biến . 74
    5.1.2.1. Cơ sở vật chất 74
    5.1.2.2. Nguyên liệu, thành phẩm . 75
    5.1.2.3. Hoạt động đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm . 81
    5.1.3. Hoạt động đầu ra 84
    5.1.3.1. Đóng góp của ngành CBTS trong GDP tỉnh . 84
    5.1.3.2. Hiệu quả hoạt động của đơn vị tham gia hoạt động CBTS . 85
    5.2. PHÂN TÍCH TÍNH BỀN VỮNG VỀ KHÍA CẠNH XÃ HỘI . 89
    5.2.1. Hoạt động đầu vào . 89
    5.2.1.1. Số lượng, cơ cấu lao động khai thác, nuôi trồng thủy sản 89
    5.2.1.2. Thu nhập của lao động khai thác, nuôi trồng thủy sản . 90
    5.2.1.3. Bảo hộ lao động trong khai thác và nuôi trồng thủy sản 90
    5.2.2. Hoạt động sản xuất - chế biến . 92
    5.2.2.1. Số lượng, cơ cấu lao động . 92
    5.2.2.2. Chất lượng lao động 93
    5.2.3. Hoạt động đầu ra 96
    5.2.3.1. Sự phản hồi của khách hàng về sản phẩm . 96
    5.2.3.2. Quan hệ giữa cơ sở chế biến và cộng đồng dân cư . 97
    5.3. PHÂN TÍCH TÍNH BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƯỜNG . 98
    5.3.1. Hoạt động đầu vào . 98
    5.3.2. Chế biến - sản xuất 101
    5.3.2.1. Nguồn nước 101
    5.3.2.2. Hệ thống chống và diệt côn trùng, động vật gây hại . 102
    5.3.2.3. Vệ sinh công nghiệp . 102
    5.3.2.4. Hệ thống xử lý chất thải . 102
    5.3.3. Phát thải từ các hoạt động tiêu dùng ra môi trường bên ngoài 104
    CHƯƠNG 6. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC TRỤ CỘT VÀ VAI
    TRÕ CỦA THỂ CHẾ ĐỐI VỚI SỰ PTBV CỦA NGÀNH CBTS TỈNH BẾN TRE
    . 106
    6.1. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC CÔNG ĐOẠN PTBV CỦA NGÀNH CHẾ
    BIẾN THUỶ SẢN TỈNH BẾN TRE 106
    6.1.1. Mối liên hệ giữa hoạt động đầu vào và hoạt động sản xuất 106
    6.1.2. Mối liên hệ giữa hoạt động sản xuất với hoạt động đầu ra . 107
    6.2. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC TRỤ CỘT PTBV CỦA NGÀNH CBTSTỈNH
    BẾN TRE 109
    6.2.1. Mối liên hệ giữa trụ cột kinh tế với xã hội 109
    6.2.2. Giả thuyết về mối liên hệ giữa trụ cột kinh tế với môi trường 111
    6.2.3. Giả thuyết về mối liên hệ giữa trụ cột môi trường với xã hội . 115
    6.3. ĐÁNH GIÁ VAI TRÕ CỦA THỂ CHẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ BỀN VỮNG
    CỦA NGÀNH CBTS TỈNH BẾN TRE . 118
    6.3.1. Chính sách điều tiết đối với trụ cột kinh tế 118
    6.3.1.1. Chính sách của chính quyền đối với hoạt động đầu vào . 118
    6.3.1.2. Chính sách về hoạt động sản xuất chế biến . 122
    6.3.1.3. Chính sách đối với hoạt động đầu ra 122
    6.3.2. Chính sách điều tiết đối với trụ cột xã hội . 123
    6.3.3. Chính sách điều tiết đối với trụ cột môi trường . 126
    CHƯƠNG 7. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH PTBV
    NGÀNH CBTSTỈNH BẾN TRE 131

    7.1. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 131
    7.1.1. Kết quả xây dựng các chỉ tiêu đo lường và mô hình PTBV của CBTS
    Việt Nam . 131
    7.1.1.1. Kết quả xây dựng các chỉ tiêu đo lường PTBV ngành CBTS Việt Nam 131
    7.1.1.2. Kết quả xây dựng mô hình nghiên cứu PTBV của ngành CBTS Việt Nam131
    7.1.2. Về tính bền vững của từng khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường trong
    chuỗi hoạt động của ngành CBTS 132
    7.1.2.1. Sự bền vững về mặt kinh tế 132
    7.1.2.2. Sự bền vững về mặt xã hội . 133
    7.1.2.3. Sự bền vững về khía cạnh môi trường . 134
    7.1.3. Về sự tương tác giữa các yếu tố của phát triển bền vững 135
    7.1.3.1. Sự tương tác giữa kinh tế với xã hội 135
    7.1.3.2. Sự tương tác giữa kinh tế với môi trường 135
    7.1.3.3. Sự tương tác giữa xã hội với môi trường 135
    7.1.4. Vai trò điều tiết của chính quyền các cấp 136
    7.1.4.1. Đối với trụ cột kinh tế 136
    7.1.4.2. Đối với trụ cột xã hội . 137
    7.1.4.3. Đối vớikhía cạnh môi trường . 137
    7.2. CÁC GỢI Ý VỀ GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH PTBV NGÀNH CBTS TỪ
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 137
    7.2.1. Gợi ý các nhóm chính sách cho chính quyền nhà nước các cấp . 138
    7.2.1.1. Nhóm 1: Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với hoạt động CBTS138
    7.2.1.2. Nhóm 2: Gợi ý các chính sách, giải pháp cải thiện tính bền vững về khía
    cạnh kinh tế . 139
    7.2.1.3. Nhóm 3: Gợi ý chính sách, giải pháp cải thiện tính bền vững về khía
    cạnh xã hội 146
    7.2.1.4. Nhóm 4: Gợi ý chính sách, giải pháp cải thiện tính bền vững về khía
    cạnh môi trường 150
    7.2.2. Gợi ý khuyến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đối với
    các chủ thể tham gia vào hoạt động sản xuất CBTS 152
    7.2.2.1. Khuyến nghị một số giải pháp cho người nuôi và khai thác thủy sản . 152
    7.2.2.2. Gợi ý khuyến nghị đối với doanh nghiệp và hộ chế biến 155
    7.3. GỢI Ý HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HIỆN HÀNH CỦA TỈNH 160
    7.3.1. Chính sách thúc đẩy phát triển nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động
    CBTS . 161
    7.3.1.1. Đối với hoạt động khai thác 161
    7.3.1.2. Đối với hoạt động nuôi trồng 162
    7.3.2. Chính sách về hoạt động sản xuất CBTS 162
    7.3.3. Chính sách đối với hoạt động đầu ra . 163
    7.3.4. Chính sách điều tiết về trụ cột xã hội 164
    7.3.5. Chính sách điều tiết về trụ cột môi trường 164
    7.3.6. Chính sách về phát triển các hình thức liên kết . 165
    7.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN ÁN . 165
    7.4.1. Đóng góp về mặt khoa học 165
    7.4.2. Đóng góp về mặt thực tiễn . 166
    7.5. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ GỢI Ý NGHIÊN CỨU TIẾP
    THEO 167
    7.5.1. Hạn chế của luận án . 167
    7.5.2. Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo . 167
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU
    Với vị trí tiếp giáp biển Đông và có đường bờ biển trãi dài trên 3.200 km, Việt
    Nam là quốc gia có tiềm năng, lợi thế về phát triển ngành thuỷ sản so với các nước
    trong khu vực và trên thế giới. Trong đó, ngành CBTS Việt Nam đã từng bước khẳng
    định vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế thông qua tỷ trọng đóng góp khá lớn
    trong cơ cấu GDP của các địa phương có biển, nhất là các tỉnh thuộc khu vực đồng
    bằng sông Cửu Long. Theo số liệu thống kê, Việt Nam thuộc nhóm 04 nước xuất khẩu
    thủy sản lớn nhất trên thế giới, đứng đầu về sản phẩm cá tra, đứng thứ 3 về sản lượng
    tôm và hiện nay sản phẩm thủy sản chế biến của Việt Nam đã có mặt tại 170 quốc gia
    và vùng lãnh thổ. Vì vậy, CBTS được nhiều tỉnh trong cả nước, trong đó có Bến Tre,
    xác định là ngành kinh tế mũi nhọn để tập trung phát triển, nhằm tạo bước đột phá
    trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
    Tuy nhiên, sự phát triển của ngành CBTS Việt Nam ngày càng đối mặt với
    nguy cơ thiếu bền vững. Vấn đề này được Chính phủ, cơ quan quản lý ngành quan tâm
    nghiên cứu, ban hành các chính sách và đề ra nhiều giải pháp khắc phục, nhằm góp
    phần đảm bảo sự phát triển ổn định của ngành, nhưng kết quả vẫn chưa đạt như mong
    muốn. Thực tế cho thấy, hoạt động chế biến thủy sản ở nước ta vẩn còn nhiều bất cập,
    đã và đang là thách thức, gây trở ngại cho sự phát triển bền vững của ngành, cụ thể
    như:khi duy trì tăng trưởng ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào thì xuất hiện những bất
    cập trong công đoạn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; đạt được mục tiêu phát triển kinh
    tế thì phải giải quyết những vấn đề phát sinh về môi trường và xã hội,
    Bên cạnh đó, những nghiên cứu về lý thuyết phát triển ngành CBTS qua lược
    khảo cho thấy chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá các yếu tố tác động trên từng khía
    cạnh riêng biệt về kinh tế, xã hội và môi trường, chưa đi sâu nghiên cứu mối quan hệ,
    tác động qua lại giữa các trụ cột trong từng công đoạn hoạt động của ngành, cụ thể là
    từ đầu vào, sản xuất đến đầu ra. Theo đó, những kết quả nghiên cứu hiện hành chỉ
    công bố các tiêu chí đánh giá trên từng trụ cột và đề xuất các giải pháp riêng lẻ, chưa
    khái quát được những nhóm chính sách tạo hiệu ứng tương tác giữa ba trụ cột kinh tếxã
    hội-môi trường. Và cho đến nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu
    xây dựng mô hình PTBV ngành CBTS theo hướng tiếp cận trên từng công đoạn hoạt
    động của ngành (đầu vào - sản xuất - đầu ra) kết hợp với xem xét mối tương quan giữa
    các yếu tố tác động đến lĩnh vực chế biến thủy sản, từ đó đề xuất chính sách PTBV
    phù hợp ngành CBTS Việt Nam.
    Xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong thực tiễn và nhằm đóng góp vào khoảng trống
    lý thuyết, tác giả luận án đã hình thành ý tưởng nghiên cứu, với mục tiêu chủ yếu là
    xây dựng khung phân tích PTBV ngành CBTS. Với quy trình và phương pháp nghiên
    cứu thích hợp, tác giả đã thiết lập mô hình lý thuyết PTBV ngành CBTS Việt Nam
    trong mối tương quan giữa các trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường, đặc biệt là có xem
    xét sự gắn kết của các trụ cột trên từng công đoạn hoạt động của ngành, Trong đó, tác
    giả đặc biệt quan tâm vai trò thể chế trong điều phối phát triển hài hoà giữa các trụ
    cộtcấu thành sự phát triển bền vững của ngành CBTS.
    Trong nội dung của luận án, tác giả sẽ trình bày cụ thể phương pháp vận dụng
    mô hình đề xuất để kiểm định thực tiễn tại tỉnh Bến Tre - một địa phương có tiềm
    năng, lợi thế về chế biến thuỷ sản. Nội dung nghiên cứu sẽ tập trung phân tích, làm rõ
    những giả thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành sự phát triển bền vững và
    vai trò điều tiết của Chính phủ đối với từng khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường
    thông qua kết quả kiểm định như sau:
    (1) Hoạt động cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào tăng về chất lượng và số
    lượng sẽ là điều kiện tiên quyết giúp tăng sản lượng và đảm bảo chất lượng đầu ra,
    cũng như đáp ứng tốt nhu cầu xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;
    (2) Những giá trị đạt được về kinh tế sẽ tạo ra nguồn lực để góp phần đảm bảo
    phúc lợi và tạo việc làm cho người lao động, đồng thời là động lực thu hút nguồn lao
    động từ xã hội, ngược lại khi phúc lợi của người lao động được đảm bảo sẽ khuyến
    khích, thúc đẩy lực lượng lao động trong xã hội học nghề, phát triển ý tưởng và sáng
    tạo trong lao động, góp phần tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra
    lợi nhuận,thúc đẩy kinh tế phát triển;
    (3) Hoạt động kinh tế có thể gây tác động tiêu cực đối với khả năng nuôi dưỡng,
    tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Thực tế đã chứng minh, khi nguồn lợi thủy sản bị
    xâm hại sẽ không đảm bảo khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt
    động kinh tế;
    (4) Phát thải từ hoạt động nuôi trồng sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng
    nguồn nguyên liệu đầu vào và gián tiếp ảnh hưởng đến thu nhập của các chủ thể tham
    gia vào hoạt động chế biến thủy sản trong tương lai. Tuy nhiên, ý thức bảo vệ môi
    trường tự nhiên và sự đa dạng chủng loại thủy sản của các chủ thể hoạt động trong
    ngành sẽ có tác động tích cực đến vấn đề bảo vệ môi trường nước, xử lý phát thải,
    nhằm góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
    Ngoài ra, kết quả nghiên cứu đã chứng minh có sự tương tác giữa các trụ cột
    cấu thành sự PTBV của ngành chế biến thủy sản, nhất là có sự liên kết chặt chẽ trong
    chuỗi hoạt động của ngành (từ đầu vào, sản xuất đến đầu ra). Đây là những đóng gópmới của tác giả luận án đối với ngành chế biến thủy sảnViệt Nam mà các nghiên cứu
    trước đây chưa đề cập. Những khám phá mới này sẽ giúp các cơ quan hoạch định,phân tích chính sách đề ra giải pháp hạn chế tác động của những yếu tố bất lợi và giatăng mức độ ảnh hưởng tích cực từ những hiệu ứng chính sách trong quá trình điềuphối các hoạt động của ngành chế biến thủy sản, góp phần duy trì sự phát triển ổn địnhcủa ngành trong hiện tại và tương lai.
    Tóm lại, luận án được thực hiện với mong muốn đáp ứng yêu cầu đặt ra trong thực
    tiển, đồng thời góp phần bổ sung khoảng trống về hệ thống lý thuyết phát triển bền vữngcủa ngành. Đồng thời, Tác giả hi vọng rằng, những kết quả nghiên cứu trên, sẽ là bộ tài
    liệu tham khảo, tư vấn có giá trị cho cơ quan quản lý chuyên ngành và Chính quyền cáccấp nghiên cứu, khi vận dụng vào quá trình xây dựng và ban hành cơ chế, chính sáchPTBV ngành CBTS ở Việt Nam nói chung và tại tỉnh Bến Tre nói riêng./.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...