Tiến Sĩ Phát triển bền vững Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2012


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    MỤC LỤC . ii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .v
    DANH MỤC BẢNG vi
    DANH MỤC BIỂU . vii
    DANH MỤC MÔ HÌNH . viii
    PHẦN MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 11

    1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại .11
    1.1.1. Khái niệm và vai trò của Ngân hàng thương mại 11
    1.1.2. Các dịch vụ chính của ngân hàng thương mại .14
    1.1.3 Đặc trưng hoạt động của Ngân hàng thương mại .21
    1.2 Phát triển bền vững của Ngân hàng thương mại .22
    1.2.1 Quan điểm về phát triển bền vững Ngân hàng thương mại 22
    1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững của Ngân hàng thương
    mại .34
    1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển bền vững của Ngân
    hàng thương mại 42
    1.3 Bài học kinh nghiệm về phát triển bền vững của một số Ngân hàng
    thương mại trên thế giới 50
    1.3.1 Kinh nghiệm phát triển bền vững của một số Ngân hàng thương mại
    trên thế giới 51
    1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong phát triển bền vững từ các
    Ngân hàng thương mại trên thế giới 56
    Tiểu kết chương 1 58

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM THEO HƯỚNG
    PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
    .60

    2.1 Tổng quan về NH No&PTNT Việt Nam .60
    2.1.1. Sự hình thành, phát triển cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của
    ngân hàng No&PTNT Việt Nam .60
    2.1.2 Đặc điểm môi trường hoạt động kinh doanh của NH No&PTNT Việt Nam 63
    2.1.3 Khái quát chiến lược kinh doanh giai đoạn 2001 -2010 của ngân hàng
    NNo&PTNT Việt Nam 67
    2.2 Thực trạng phát triển theo hướng bền vững của Ngân hàng Nông
    nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong giai đoạn vừa qua .68
    2.2.1 Thực trạng quy mô, cơ cấu, tỷ trọng của nguồn vốn, tài sản và thị phần
    của NH No&PTNT Việt Nam .68
    2.2.2 Thực trạng độ tiếp cận của Ngân hàng .86
    2.2.3 Thực trạng về tính an toàn của ngân hàng 91
    2.2.4 Thực trạng về khả năng sinh lời của ngân hàng .101
    2.3 Đánh giá thực trạng các nhân tố tác động đến khả năng phát triển bền vững của NH No&PTNT Việt Nam .107
    2.3.1.Những kết quả đạt được 107
    2.3.2 Những hạn chế 116
    2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 121

    Tiểu kết chương 2 127

    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT
    TRIỂN BỀN VỮNG NGÂN HÀNG NNo&PTNT VIỆT NAM
    128

    3.1 Chiến lược hoạt động chung của Ngành Ngân hàng và chiến lược hoạt động của NH No&PTNT Việt Nam 128
    3.1.1. Dự báo môi trường hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng trong
    giai đoạn 2011-2020 128
    3.1.2. Chiến lược hoạt động chung của ngành ngân hàng .134
    3.1.3 Tầm nhìn chiến lược và định hướng hoạt động của NH No&PTNT
    Việt Nam 137
    3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững NH No&PTNT Việt Nam 139
    3.2.1 Nâng cao hiệu quả công tác tuyển chọn, sử dụng và chất lượng nguồn
    nhân lực của ngân hàng .139
    3.2.2 Tăng năng lực quản trị ngân hàng 143
    3.2.3 Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ của ngân hàng .153
    3.2.4 Nâng cấp và phát triển công nghệ thông tin 157
    3.2.5 Phát triển và khai thác nguồn vốn .159
    3.2.6 Phân khúc thị trường và phân đoạn khách hàng phù hợp 163
    3.3 Kiến nghị 167
    3.3.1 Đối với Nhà nước .167
    3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 172
    3.3.3. Đối với một số bộ ngành khác có liên quan 175
    Tiểu kết chương 3 176

    KẾT LUẬN
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 177
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .180
    PHỤ LỤC CỦA LUẬN ÁN

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Hệ thống NHTM là nơi tập hợp nguồn vốn nhàn rỗi và đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho nền kinh tế.
    Ở Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, kinh tế nông thôn giữ vai trò hết sức quan trọng. Hơn 80% dân số Việt Nam sinh sống ở khu vực nông thôn, khu vực này tạo ra nguyên liệu đầu vào cho hầu hết các ngành công nghiệp. Vì vậy, muốn phát triển nền kinh tế, đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 thì công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn là việc làm cấp bách. Trong nhiều năm qua NH No&PTNT Việt Nam với những hoạt động cung cấp vốn và các dịch vụ phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nông dân đã tạo cơ sở vững chắc cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn. Sự phát triển của ngân hàng này tạo ra những nhân tố thuận lợi cho những tiến bộ trong khu vực nông thôn.
    Bên cạnh đó, nền kinh tế - tài chính của mỗi quốc gia (trong đó có Việt Nam) đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế- tài chính quốc tế (đây là xu thế tất yếu của sự phát triển). Hội nhập kinh tế quốc tế, một mặt vừa tạo ra những cơ hội, mặt khác làm nảy sinh những thách thức to lớn trong quá trình phát triển của mỗi ngành, mỗi quốc gia. Trong lĩnh vực tài chính –ngân hàng sự cạnh tranh sẽ diễn
    ra gay gắt.
    Có thể khẳng định, trong nền kinh tế hiện đại, đi liền với sự phát triển sâu rộng của nền tài chính, các điều kiện tài chính được “nới lỏng” làm gia tăng các dạng rủi ro mới trong hoạt động của các ngân hàng. (Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Mỹ là một ví dụ điển hình). Những rủi ro này có khả năng lan truyền mạnh mẽ đến nền kinh tế của các quốc gia cùng với quá trình tự do hóa tài chính. ðây cũng là nhân tố tiêu cực tác động đến sự phát triển của ngân hàng.
    Rõ ràng, NH No&PTNT Việt Nam đang đóng góp một vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn nói riêng và quá trình phát triển kinh tế nói chung. Tuy nhiên, Ngân hàng này đang phải đối mặt với những thách thức mới
    đó là sự cạnh tranh và sự gia tăng rủi ro trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Lựa chọn hướng đi nào để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh đồng thời vẫn phát huy được vai trò đối với sự nghiệp phát triển kinh tế quốc gia đang là vấn đề cấp bách đối với ngân hàng này.
    Trên thế giới và ở Việt Nam, PTBV đang được đề cập và nhận được sự quan tâm của nhiều đối tượng. PTBV là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai. (Khái niệm này được nhắc đến lần đầu tiên tại Liên hợp quốc vào năm 1970).
    PTBV (trong đó bao gồm phát triển bền vững hệ thống NHTM – PTBV NHTM là sự phát triển ổn định ở hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai trong mối quan hệ với môi trường kinh doanh) luôn là mục tiêu của bất kỳ quốc gia nào.
    Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “Phát triển bền vững ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sỹ.

    Trong đề tài, tác giả luận giải sự cần thiết phải PTBV NH No&PTNT Việt Nam. Từ đó, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phản ánh sự PTBV của NHTM, khảo sát và đánh giá sự PTBV của NH No&PTNT Việt Nam và đề xuất các giải pháp
    nhằm PTBV ngân hàng này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...