Tiến Sĩ Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 19/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

    Từ nghiên cứu lý thuyết phát triển bền vững, luận án đã đưa ra kết luận: phát triển bền vững làng nghề truyền thống phải đảm bảo kết hợp được các nội dung giữa phát triển bền vững về kinh tế với xã hội và môi trường. Đồng thời xây dựng các tiêu chí phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên các mặt: tăng trưởng kinh tế ổn định, tiến bộ và công bằng xã hội, khai thác tối đa các nguồn lực, sử dụng hợp lý tiết kiệm tài nguyên, hạn chế bệnh nghề nghiệp bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.

    Phát hiện mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

    Từ kết quả nghiên cứu, luận án khẳng định:

    Sức cạnh tranh sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam thấp kém, chưa hấp dẫn vì yếu trong khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm.

    - Dưới góc độ mỹ thuật, hoạ sĩ thiết kế và các nghệ nhân chú trọng đề cao tính độc đáo, tính nghệ thuật, ý nghĩa văn hóa của sản phẩm. Nhưng coi nhẹ tính ứng dụng, tính thương mại của sản phẩm.

    - Thực tế, một số làng nghề truyền thống khai thác triệt để những lợi thế hiện có: Sản xuất hàng loạt đại trà, giá rẻ những sản phẩm có mẫu thiết kế đẹp, sao chép các mẫu sản phẩm hợp thị hiếu, dẫn đến cung lớn hơn cầu. Luận án chỉ ra nguyên nhân của tình trạng trên là do chưa hình thành được mối liên kết giữa các trường mỹ thuật trong vùng với các làng nghề truyền thống.

    Đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

    Kết quả nghiên cứu giúp luận án tìm ra các giải pháp hữu hiệu cho phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam thời gian tới:

    - Làng nghề truyền thống cần có định hướng đào tạo họa sĩ thiết kế, đó chính là đầu tư cho phát triển bền vững nghề thủ công truyền thống.

    - xây dựng định hướng về chiến lược cạnh tranh các sản phẩm làng nghề truyền thống:

    + Xác định chiến lược cơ bản lâu dài là cạnh tranh bằng sự khác biệt (differentiation). Bởi vì, thế mạnh của làng nghề là sản phẩm có tính đơn chiếc, phụ thuộc kỹ thuật cá nhân. Mẫu mã, thiết kế sản phẩm sẽ quyết định tính độc đáo.

    + Chiến lược tập trung vào trọng tâm (focus): Hiện nay, các làng nghề truyền thống đều ở tình trạng phát triển dàn trải, không xác định được khâu đột phá, trọng tâm. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, cần tập trung vào các làng nghề truyền thống có thế mạnh về xuất khẩu. Trong sản xuất tập trung khâu thiết kế; Trong lưu thông duy trì và tìm kiếm thị trường mới.

    - Đề xuất hệ thống đồng bộ 9 giải pháp. Trong đó, luận án nhấn mạnh ưu tiên phát triển nhóm ngành nghề phù hợp nhu cầu thị hiếu; Có tiềm năng về thị trường trong điều kiện hội nhập, cạnh tranh quốc tế.

    - Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực đã chỉ ra hướng kết hợp với Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương sẽ tạo ra nguồn lực dồi dào với chi phí thấp trong sáng tạo mẫu thiết kế cho các làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ
    ==================
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 5
    CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 24
    2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 24
    2.1.1 Quan niệm về phát triển bền vững 24
    2.1.2 Quan niệm về phát triển bền vững ở Việt Nam 32
    2.2 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 36
    2.2.1 Một số vấn đề chung về làng nghề truyền thống 36
    2.2.2 Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững làng nghề truyền thống 49
    2.2.3 Sự cần thiết phát triển bền vững làng nghề truyền thông 64
    2.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở MỘT SỐ NƯỚC 72
    2.3.1 Tình hình phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở một số nước 72
    2.3.2 Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 82
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 85
    3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 85
    3.1.1 Điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội 85
    3.1.2 Các chính sách kinh tế về phát triển làng nghề 90
    3.1.3 Đặc điểm làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ 93
    3.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 98
    3.2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh trong các làng nghề truyền thống 98
    3.2.2 Tác động xã hội của sự phát triển làng nghề truyền thống 110
    3.2.3 Môi trường trong các làng nghề truyền thống 119
    3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 126
    3.3.1 Thành tựu 126
    3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 130
    3.3.3 Mối quan hệ giữa ba nội dung phát triển bền vững làng nghề truyền thống với phát triển nông nghiệp nông thôn và phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 140
    CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 144
    4.1 CƠ HỘI, THACH THỨC VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 144
    4.1.1 Cơ hội và thách thức 144
    4.1.2 Xu hướng phát triển làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 160
    4.2 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 165
    4.2.1 Quan điểm phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 165
    4.2.2 Định hướng phát triển bền vững làng nghề truyền thống 172
    4.3 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ TRONG GIAI ĐOẠN 2015-2020 178
    4.3.1 Giải pháp phát triển ưu tiên theo nhóm ngành nghề 178
    4.3.2 Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm 180
    4.3.3 Giải pháp hỗ trợ vốn để phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở làng nghề 183
    4.3.4 Giải pháp quy hoạch gắn với bảo vệ môi trường và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong các làng nghề truyền thống 184
    4.3.5 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 186
    4.3.6 Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch 192
    4.3.7 Giải pháp kết hợp “6 nhà” 194
    4.3.8 Giải pháp xây dựng thương hiệu cho làng nghề truyền thống 196
    4.3.9 Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về nghề thủ công truyền thống ở các làng nghề truyền thống 199
    KẾT LUẬN 202
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 205
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...