Chuyên Đề phát triển bền vững làng nghề Hà Nội

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt nam là một nước nông nghiệp nằm ở Đông Nam Á, cái nôi của nền văn minh lúa nước. Khu vực nông thôn chiếm gần 70% dân số nhưng lại có dấu hiệu ngày càng tụt hậu so với khu vực thành thị nhất là về thu nhập, điều kiện sống và cơ hội tìm việc làm. Trước tình hình đó, phát triển ngành nghề nông thôn được coi như một giải pháp hữu hiệu nhằm tạo cơ hội việc làm, nâng cao mức sống cho người dân. Hiện nay Việt Nam đang bước vào thời kì CNH-HĐH đất nước, thực trạng dư thừa lao động nông thôn và xu hướng chuyển dịch lao động ra thành thị gia tăng nhanh chóng gây sức ép về cơ sở hạ tầng và các vấn đề xã hội nghiêm trọng. Vì thế, phát triển ngành nghề nông thôn không chỉ ngày càng quan trọng đối với khu vực nông thôn mà còn ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển chung của toàn xã hội. Với mục tiêu phấn đấu năm 2020 Việt Nam thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu và cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì khôi phục và phát triển các làng nghề, ngành nghề TTCN trong nông thôn là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
    Phát triển các làng nghề đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao dân trí xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, sự phát triển các làng nghề hiện nay còn bộc lộ rất nhiều khó khăn và hạn chế. Hầu hết các làng nghề đều mang tính tự phát, hoạt động manh mún, nhỏ lẻ; sản phẩm đơn điệu, công nghệ sản xuất lạc hậu; đặc biệt vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, là mối nguy hại lớn đến mục tiêu phát triển bền vững.
    Hà Nội với vị trí là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của cả nước, vốn được lưu danh là “mảnh đất trăm nghề”, có nhiều làng nghề mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử với tuổi đời hàng trăm năm như đúc đồng Ngũ Xá, gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, thêu Quất Động, mây tre đan Phú Vinh . Làng nghề truyền thống là nơi lưu giữ và bảo tồn tinh hoa nghệ thuật của dân tộc, là điểm hẹn văn hóa du lịch đặc sắc. Các làng nghề đã giải quyết một lượng lớn lao động nông thôn, đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất và xuất khẩu của thành phố. Vấn đề phát triển các làng nghề ở Hà Nội rất được quan tâm và có sự phát triển ổn định hơn hẳn so với các làng nghề cả nước. Song thách thức đặt ra đối với sự phát triển bền vững các làng nghề cũng là vấn đề vô cùng cấp thiết chi phối trực tiếp một bộ phận lớn dân cư. Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề đáng báo động. Số lượng làng nghề lớn đòi hòi phải có những quy hoạch cụ thể, đồng bộ. Năng suất lao động và chất lượng sản phẩm chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có của vùng. Phát triển làng nghề là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đặc biệt, đối với thủ đô Hà Nội, vùng đất chứa đựng lịch sử của ngàn năm văn hiến, là nơi hội tụ những nét tinh hoa của các làng nghề truyền thống, nơi tập trung số lượng làng nghề lớn nhất cả nước thì việc bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội càng trở nên cấp thiết. Vì vậy trong quá trình thực tập ở Ban kinh tế Hội nông dân Việt Nam tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng phát triển của các làng nghề. Đề tài “ Giải pháp phát triển bền vững làng nghề Hà Nội” hy vọng sẽ đưa ra được những hướng giải quyết hợp lý, kịp thời đối với sự phát triển của các làng nghề Hà Nội ngày nay
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường của các làng nghề.
    - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng phát triến bền vững của các làng nghề Hà Nội
    3. Mục đích nghiên cứu
    - Làm rõ cơ sở lý luận chung về làng nghề Việt Nam.
    - Đánh giá thực trạng phát triển bền vững tại các làng nghề Hà Nội.
    - Phân tích, đánh giá các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu tác động đến sự phảt triển bền vững của các làng nghề Hà Nội.
    - Xác định phương hướng phát triển đảm bảo sự bền vững của các làng nghề Hà Nội trong những năm tới.
    - Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững các làng nghề Hà Nội.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp phân tích, tổng hợp.
    - Phương pháp thống kê kinh tế.
    - Phương pháp so sánh
    - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của một số cán bộ quản lý hoạt động của các làng nghề.
    - Phương pháp phân tích định lượng, định tính và một số phương pháp khác.
    5. Kết cấu đề tài
    Chuyên đề thực tập gồm 3 phần chính:
    - Chương I : Cơ sở lý luận về phát triển bền vững làng nghề
    - Chương II: Thực trạng phát triển bền vững làng nghề Hà Nội
    - Chương II: Một số giải pháp phảt triển bền vững làng nghề Hà Nội
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...