Thạc Sĩ Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MS: LVDL-DLH017

    SỐ TRANG: 143

    NGÀNH: Địa lý

    CHUYÊN NGÀNH: Địa lý học

    NĂM: 2009

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

    Xu thế toàn cầu hoá đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho Du lịch trên phạm
    vi toàn cầu Phát triển nhanh, đem lại nhiều lợi ích cho các quốc gia đồng thời cũng
    góp phần làm trầm trọng hơn nạn ô nhiễm môi trường khiến các hệ sinh thái bị huỷ
    hoại. Không những vậy, đôi khi Du lịch còn là tác nhân gây mất ổn định về đời sống
    văn hoá, xã hội. Chính vì vậy, các nhà Du lịch thế giới đang tỏ ra quan tâm nhiều
    đến việc nghiên cứu các tác động xấu do Du lịch gây ra đối với môi trường và đề
    xuất một chiến lược Phát triển mới đảm bảo sự Phát triển bền vững của môi trường.
    Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Du lịch ở Việt Nam được chú ý Đầu tư
    phát triển, góp phần quan trọng làm tăng trưởng kinh tế - Xã hội của nước nhà.
    Thành phố biển Nha Trang với tiềm năng và khả năng Phát triển Du lịch đã nhanh
    chóng trở thành một điểm Du lịch hấp dẫn không chỉ du khách trong nước mà cả du
    khách nước ngoài. Tuy nhiên, sự Phát triển đó cũng đồng thời kéo theo nhiều tác
    động tiêu cực đối với môi trường. Do đó, để đạt tới sự hài hoà giữa Phát triển mạnh
    ngành Du lịch mà không làm tổn hại đến môi trường sinh thái thì chúng ta đặt ra
    mục tiêu Phát triển Du lịch bền vững. Đây là một đề tài nóng hổi trong giai đoạn
    hiện nay và được nhiều người quan tâm, ủng hộ.
    Xuất phát từ cơ sở lý luận và những bài học rút ra từ thực tiễn Phát triển du
    lịch bền vững trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, cũng như do tính cấp
    thiết của vấn đề, chúng tôi chọn đề tài “Phát triển bền vững Du lịch biển Thành
    phố Nha Trang”.

    2. Mục tiêu của đề tài

    Đề tài tập trung vào việc vận dụng những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát
    triển bền vững Du lịch trên thế giới và Việt Nam soi sáng cho việc đánh giá khả
    năng Phát triển loại hình Du lịch này tại Nha Trang, góp phần Phát triển Du lịch tại
    thành phố biển xinh đẹp này theo hướng bền vững.

    3. Nhiệm vụ của đề tài

    Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
    - Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn vế Phát triển Du lịch bền vững
    trên thế giới và Việt Nam, vận dụng vào thực tế Phát triển Du lịch biển tại
    thành phố Nha Trang.
    - Phân tích tiềm năng, hiện trạng Phát triển Du lịch biển ở Nha Trang theo
    hướng bền vững
    - Trên cơ sở lý luận về Phát triển Du lịch bền vững, các định hướng chiến lược
    Phát triển kinh tếXã hội của quốc gia, của khu vực, kiến nghị một số giải
    pháp Phát triển Du lịch bền vững ở thành phố Nha Trang.

    4. Nội dung nghiên cứu

    Luận văn tập trung vào việc tổng quan các cơ sở lý luận cho việc Phát triển bền
    vững Du lịch biển thành phố Nha Trang. Phân tích tiềm năng, hiện trạng và đề xuất
    một số giải pháp để Phát triển bền vững Du lịch biển ở thành phố Nha Trang.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề Du lịch biển trên địa bàn thành phố Nha
    Trang từ năm 2000 đến nay trên quan điểm Phát triển bền vững.

    6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

    6.1. Trên thế giới

    Ngay từ những năm 1980, khi các vấn đề về Phát triển bền vững bắt đầu được đề
    cập đã có nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm phân tích những ảnh
    hưởng của Du lịch đến sự Phát triển bền vững. trọng tâm của các nghiên cứu này
    nhằm giải thích cho sự cần thiết phải đảm bảo tính vẹn toàn của môi trường sinh
    thái trong khi tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ Phát triển du
    lịch tạo nền tảng cho sự Phát triển bền vững. Krippendorf (1975) và Jungk (1980) là
    những nhà khoa học đầu tiên trên thế giới cảnh báo về những suy thoái do hoạt
    động Du lịch gây ra và đưa ra khái niệm “Du lịch rắn” (hard tourism) để chỉ kiểu du
    lịch ồ ạt và “du lịch mềm” (soft tourism) để chỉ một chiến lược Du lịch mới tôn
    trọng môi trường.

    Ngày 14/6/1992, tại Hội nghị của Liên hiệp quốc về môi trường và Phát triển
    (UNCED) đã diễn ra hội nghị thượng định về Trái đất (The Earth summit). Tại hội
    nghị này 182 chính phủ đã thông qua Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21), một
    chương trình hành động toàn diện nhằm đảm bảo một tương lai bền vững cho nhân
    loại bước vào thế kỷ XXI. Chương trình nghị sự 21 đã nêu ra các vấn để liên quan
    đến môi trường và Phát triển có nguy cơ gây ra những tác động nguy hại về kinh tế
    và sinh thái từ đó đề ra chiến lược nhằm hướng tới các hoạt động mang tính bền
    vững hơn.
    Từ đầu những năm 1990, nhiều nghiên cứu về Phát triển Du lịch bền vững nhằm
    hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch, đảm bảo sự Phát triển lâu dài.
    Một số loại hình Du lịch quan tâm đến môi trường đã bắt đầu xuất hiện như: Du lịch
    sinh thái, Du lịch gắn với thiên nhiên, Du lịch khám phá, Du lịch thay thế, Du lịch
    mạo hiểm, đã góp phần nâng cao hình ảnh về một loại hình Du lịch có trách
    nhiệm, đảm bảo sự Phát triển bền vững.
    Năm 1996, hưởng ứng chương trình Nghị sự Trái đất, ngành Du lịch toàn cầu đại
    diện bởi ba tổ chức Quốc tế gồm: Hội đồng lữ hành Du lịch thế giới (WTTC), Tổ
    chức Du lịch thế giới (WTO) và Hội đồng Trái đất (Earth council) đã ứng dụng
    những nguyên tắc của Agenda 21 vào du lịch, phối hợp Xây dựng một chương trình
    hành động với tên gọi “Chương trình nghị sự 21 về du lịch: Hướng tới sự Phát triển
    về môi trường”. Chương trình này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh
    nghiệp du lịch, các chính phủ, các cơ quan Du lịch quốc gia, các tổ chức Thương mại
    và người đi du lịch.
    Chương trình nghị sự 21 về Du lịch đã đưa ra các lĩnh vực ưu tiên hành động với
    mục đích xác định và dự kiến các bước tiến hành. Chương trình này nhấn mạnh sự
    cần thiết phối hợp hành động giữa các chính phủ, phân tích tầm quan trọng về chiến
    lược và kinh tế của ngành du lịch, đồng thời nêu bật những lợi ích to lớn của việc
    Phát triển Du lịch theo hướng bền vững.

    6.2. Ở Việt Nam

    Các công trình nghiên cứu về Du lịch mới được quan tâm nhiều từ thập niên 90
    của thế kỷ XX trở lại đây cùng với sự khởi sắc của Du lịch nước ta. Các công trình
    nổi bật như: Tổ chức lãnh thổ Du lịch Việt Nam, Quy hoạch tổng thể Phát triển du
    lịch Việt Nam 1995 – 2000, Cơ sở Địa lý du lịch, Địa lý du lịch, Du lịch sinh thái,
    và nhiều công trình khác, tập trung nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn với quy mô và
    phạm vi lãnh thổ khác nhau. Trong những năm gần đây, các tác động của Du lịch
    đối với môi trường tự nhiên và Xã hội đã ngày càng trở nên nghiêm trọng và thu hút
    sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Điều đó cũng cho thấy yêu cầu cấp thiết của
    việc Xây dựngPhát triển Du lịch bền vững.
    Các cuộc hội thảo như Hội thảo Quốc tế về Phát triển Du lịch bền vững ở Việt
    Nam do tổng cục Du lịch Việt Nam kết hợp với Quỹ Hanns Seidel (CHLB Đức) tổ
    chức tại Huế (tháng 5/1997), Hội thảo về Du lịch sinh thái với Phát triển bền vững ở
    Việt Nam (tại Hà Nội, tháng 4/1998), Du lịch bền vững đã được nhiều nhà nghiên
    cứu trong nước và Quốc tế đề cập, thảo luận.
    Qua sơ lược Lịch sử các nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến Phát triển du
    lịch bền vững, chúng ta có thể khái quát thành những điểm sau:
    - Trên thế giới, lĩnh vực Du lịchDu lịch bền vững đã được nhiều nhà khoa
    học và các tổ chức Quốc tế quan tâm nghiên cứu. Các ấn phẩm về lý luận và
    thực tiễn về vấn đề Phát triển Du lịch bền vững là những tài liệu bổ ích cho
    việc nghiên cứu và vận dụng cho các quốc gia bắt đầu tham gia tìm hiểu về
    loại hình Du lịch này.
    - Ở Việt Nam, Du lịch bền vững là một lĩnh vực còn mới mẻ, các vấn đề về
    lý luận của Du lịch bền vững đang tiếp tục được thảo luận để đi đến thống
    nhất về nhận thức và quan điểm trong các nhà nghiên cứu và điều hành du
    lịch. Từ đó, tiến hành đánh giá tiềm năng và hiện trạng Phát triển Việt Nam
    nói chung và thành phố Nha Trang nói riêng dựa trên quan điểm Phát triển
    bền vững.

    Tiếp thu các nghiên cứu đi trước, tôi mạnh dạn chọn hướng nghiên cứu còn khá
    mới mẻ này: Phát triển bền vững Du lịch biển Nha Trang với mong muốn được
    đóng góp một phần nhỏ bé của mình, cũng như hy vọng đề tài của mình thực sự có
    ý nghĩa thực tiễn nhằm làm cho Du lịch ở thành phố quê hương Phát triển ngày một
    bền vững hơn, góp phần tạo nên sự Phát triển bền vững của đất nước.

    7. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

    7.1. Cơ sở phương pháp luận

    7.1.1. Quan điểm hệ thống

    Hệ thống lãnh thổ Du lịch được cấu thành bởi nhiều phân hệ khác nhau về
    bản chất nhưng có mối Quan hệ mật thiết với nhau. Quan điểm hệ thống giúp chúng
    ta nắm bắt và điều khiển được hoạt động của mỗi phân hệ nói riêng và toàn bộ hệ
    thống Du lịch nói chung. Hệ thống lãnh thổ Du lịch là một hệ thống phức tạp gồm
    nhiều thành phần có mối Quan hệ chặt chẽ với nhau. Đây là một dạng đặc biệt của
    địa hệ mang tính chất hỗn hợp, có đầy đủ các thành phần: tự nhiên, kinh tế, Xã hội
    và chịu sự chi phối của nhiều quy luật cơ bản. Vì vậy, quan điểm hệ thống luôn
    được quán triệt trong nghiên cứu luận văn.
    Du lịch biển Nha Trang là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống lãnh thổ du
    lịch Việt Nam và đồng thời cũng chính là một hệ thống lãnh thổ Du lịch gồm nhiều
    thành phần.

    7.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

    Các đối tượng nghiên cứu của Địa lý không thể tách rời một lãnh thổ cụ thể
    với những đặc trưng riêng. Lãnh thổ Du lịch được tổ chức như một hệ thống liên kết
    không gian của các đối tượng Du lịch và trên cơ sở các nguồn tài nguyên, các dịch
    vụ cho du lịch. Quan điểm này được vận dụng vào luận văn thông qua việc phân
    tích các tiềm năng và các tác động nhiều mặt đối với lãnh thổ Du lịch Nha Trang,
    kết hợp có quy luật trên cơ sở phân tích, tổng hợp các thành phần của hệ thống lãnh
    thổ du lịch, phát hiện và xác định những điểm đặc thù của chúng.

    7.1.3. Quan điểm Lịch sử - viễn cảnh

    Mọi sự vật, hiện tượng đều có sự vận động, biến đồi và phát triển. Nghiên
    cứu quá khứ để có cơ sở cho việc đánh giá đúng hiện tại, phân tích nguồn gốc phát
    sinh, Phát triển tạo tiền đề cho việc dự báo tương lai, dự báo các xu hướng phát
    triển. Quan điểm này được vận dụng trong quá trình phân tích các giai đoạn chủ yếu
    của quá trình hình thành, Phát triển hệ thống du lịch, các phân hệ cũng như xu
    hướng Phát triển của hệ thống lãnh thổ.

    7.1.4. Quan điểm sinh thái và Phát triển bền vững

    Phát triển Du lịch đi đôi với bảo vệ môi trường là một bộ phận không thể
    thiếu của chính sách sinh thái toàn vẹn. Mục tiêu của Du lịch bền vững là bảo vệ tài
    nguyên và môi trường, tăng cường bảo tồn và đóng góp lợi ích cho cộng đồng, đảm
    bảo sự Phát triển bền vững.
    Với quan điểm này, tính toàn vẹn lãnh thổ của hệ sinh thái phải được coi
    trọng, trong đó các tác động của Du lịch đối với khả năng chịu đựng của hệ sinh thái
    cần được tính đến, đảm bảo sự Phát triển Du lịch trên cơ sở môi trường được bảo vệ
    một cách có hiệu quả và bền vững.

    7.2. Cơ sở phương pháp nghiên cứu

    7.2.1. Phương pháp thống kê

    Các tài liệu thống kê được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau: tài liệu lưu
    trữ quốc gia và trung ương, tài liệu của các cơ quan cấp tỉnh, của ngành Du lịch
    các tài liệu có liên quan khác. Các tài liệu thống kê luôn được bổ sung, cập nhật và
    được chọn lọc để thực hiện các nghiên cứu trong luận văn.

    7.2.2. Phương pháp biểu đồ, bản đồ

    Đây là phương pháp đặc thù của Địa lý nói chung và địa lý Du lịch nói riêng.
    Phương pháp này được sử dụng từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của quá trình
    tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu. Các mối liên hệ về thời gian, không gian, số lượng,
    chất lượng của đối tượng Địa lý Du lịch được thể hiện trong luận văn được thể hiện
    một cách rõ nét hơn thông qua Ngôn ngữ phi lời của hệ thống các bản đồ, biều đồ.

    7.2.3. Phương pháp khai thác thông tin Địa lý (GIS)

    Đây cũng là một trong những phương pháp đặc thù của địa lý. Phương pháp
    này được sử dụng trong việc Xây dựng các cơ sở dữ liệu, quản lý dữ liệu, cập nhật,
    xử lý các dữ liệu và thiết kế các bản đồ phục vụ cho nội dung đề tài nghiên cứu.

    7.2.4. Phương pháp điều tra thực địa

    Đây cũng là một phương pháp truyền thống và đặc trưng của địa lý. Phương
    pháp này được xem là đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu khoa học nhằm tích luỹ
    tư liệu thực tế về đặc điểm hình thành, Phát triển của lãnh thổ du lịch. Trong quá
    trình nghiên cứu đề tài, phương pháp này luôn được chú trọng thực hiện để đạt được
    tính thực tiễn về đặc trưng của lãnh thổ. Trong nghiên cứu du lịch, các thông tin thu
    thập được qua điều tra thực tế giúp các nhà nghiên cứu tổng hợp được nhiều ý kiến
    và quan điểm của các du khách, các nhà quản lý Du lịch một cách khách quan.

    7.2.5. Phương pháp đánh giá tổng hợp

    Các tài liệu đã được tác giả thu thập, điều tra, thống kê sẽ được tổng hợp,
    phân tích với quan điểm hệ thống để làm cơ sở nghiên cứu nội dung đề tài.

    7.2.6. Phương pháp điều tra và lấy ý kiến chuyên gia

    Trong quá trình nghiên cứu tác giả luôn tranh thủ ý kiến của giáo viên hướng
    dẫn đồng thời cũng tham khảo ý kiến của các chuyên gia về du lịch, các nhà điều
    hành Du lịch ở thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hoà.

    8. Những nội dung cơ bản của luận văn, dự kiến các chương mục

    Phần mở đầu
    Phần nội dung
    Chương 1 : Cơ sở lý luận về Phát triển Du lịch bền vững
    Chương 2 : Tiềm năng và thực trạng Phát triển bền vững Du lịch biển thành phố Nha Trang
    Chương 3 : Định hướng và một số giải pháp Phát triển bền vững Du lịch biển ở thành phố Nha Trang
    Kết luận và kiến nghị
     
Đang tải...