Thạc Sĩ Phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    ii
    LỜI CẢM ƠN

    Để hoàn thành luận văn này với sự cố gắng của bản thân, tôi luôn
    được sự giúp đỡ các tập thể, cá nhân đóng góp nhiều ý kiến quí báu, nên
    bản luận văn này được hình thành.
    Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng quản lý sau đại học, các
    Khoa chuyên môn của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh
    Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và
    nghiên cứu tại trường.
    Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Cảnh Toàn,
    đã dành nhiều thời gian và tận tình giúp đỡ, hướng dẫn giúp tôi thực hiện
    hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan đã quan tâm cử
    tôi đi học, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa đào tạo này.
    Chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tại Ban quản lý các KCN Thái
    Nguyên và Công ty phát triển hạ tầng KCN tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ,
    cung cấp nhiều thông tin, tư liệu có giá trị để tôi hoàn thành bản luận văn
    tốt nghiệp này.
    Xin chân thành cảm ơn và tiếp thu mọi ý kiến đóng góp của các
    thày, cô, của các nhà khoa học để luận văn hoàn thiện hơn.
    Trân trọng cảm ơn!
    Thái nguyên, ngày 10 tháng 3 năm 2015
    Tác giả luận văn


    Lâm Thúy Mai
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG vii
    DANH MỤC CÁC HÌNH . vii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
    4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận văn 3
    5. Bố cục của luận văn 3
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN
    VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP . 4
    1.1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững các KCN . 4
    1.1.1.Một số vấn đề cơ bản về . 4
    1.1.2. Phát triển bền vững các KCN . 11
    1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững các KCN 21
    1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển bền vững các KCN 24
    1.2.1. Kinh nghiệm phát triển bền vững các KCN của Thái Lan . 24
    1.2.2. Kinh nghiệm PTBV các KCN của Trung Quốc . 27
    1.2.3. Những kinh nghiệm được rút ra đối với KCN Thái Nguyên 33
    Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 37
    2.1. Câu hỏi nghiên cứu 37
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 37
    2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu . 37
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 39
    2.2.3. Phương pháp chuyên gia . 39
    2.2.4. Phương pháp tổng hợp thông tin . 39
    2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin 40
    2.3. Hệ thống các chỉ tiêu về phát triển bền vững khu công nghiệp Sông Công . 40
    2.3.1. Các chỉ tiêu về kinh tế . 40
    2.3.2. Các chỉ tiêu về xã hội 41
    2.3.3. Các chỉ tiêu về môi trường 41
    Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU
    CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN . 42
    3.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên 42
    3.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên và tiềm năng . 42
    3.1.2. Tóm tắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội và triển vọng đến
    năm 2020 45
    3.2. Thực trạng phát triển bền vững các KCN 48
    3.2.1. Tổng quát các KCN Tỉnh Thái Nguyên 48
    3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới PTBV các KCN của tỉnh Thái Nguyên 55
    3.3.1. Thực trạng về cơ cấu vốn và tỷ lệ lấp đầy tại các KCN . 55
    3.3.2. Sự dịch chuyển cơ cấu ngành nghề kinh tế trong các KCN . 69
    3.4. Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức và thuận lợi
    khó khăn đối với sự phát triển bền vững các KCN tỉnh Thái Nguyên . 71
    3.4.1. Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức . 71
    3.4.2. Những thuận lợi và khó khăn 72
    Chương 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG
    NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN 75
    4.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển bền vững KCN Thái Nguyên 75
    4.1.1. Quan điểm . 75
    4.1.2. Mục tiêu 75
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    4.2. Những giải pháp chủ yếu phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh
    Thái Nguyên 76
    4.3. Các giải pháp phát triển bền vững các KCN tỉnh Thái Nguyên 76
    4.3.1. Giải pháp thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các KCN . 76
    4.3.2. Giải pháp hoàn chỉnh, hoàn thiện việc thực hiện quy hoạch các
    KCN trong tỉnh 78
    4.3.3. Tạo quỹ đất sẵn sàng phục vụ nhà đầu tư . 80
    4.3.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển
    hướng thu hút đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 81
    4.3.5. Hoàn thiện cơ chế quản lý “một cửa - tại chỗ - đa ngành” của BQL 83
    4.3.6. Giải pháp đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giá trị gia tăng và
    đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương . 85
    4.3.7. Về vấn đề ô nhiễm môi trường . 85
    4.4. Một số kiến nghị . 86
    4.4.1. Đối với Chính phủ . 86
    4.4.2. Đối với cấp tỉnh . 86
    KẾT LUẬN 87
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 88


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

    BQL : Ban quản lý
    BTGPMB : Bồi thường giải phóng mặt bằng
    CCKT : Cơ cấu kinh tế:
    CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    DN : Doanh nghiệp
    GPMB : Giải phóng mặt bằng
    GTSX : Giá trị sản xuất
    KCN : Khu công nghiệp
    KCNC : Khu công nghiệp cao
    KCX : Khu chế xuất
    KKT, CCN : Khu kinh tế, cụm công nghiệp
    KTXH : Kinh tế xã hội
    PTBV : Phát triển bền vững
    TTKT : Tăng trưởng kinh tế


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 3.1. Thực hiện vốn đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở các KCN tỉnh Thái
    Nguyên (31/12/2014) 55
    Bảng 3.2. Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng tại các KCN (tính đến
    31/12/2004) . 56
    Bảng 3.3. Tình hình đền bù giải tỏa, thu hồi đất, cho thuê đất tại các KCN
    Thái Nguyên tính đến tháng 12/2014 . 60
    Bảng 3.4. Tình hình lao động - việc làm của các KCN Tỉnh Thái Nguyên . 62
    Bảng 3.5. Tình hình nộp ngân sách của các DN trong KCN 63
    Bảng 3.6. Thu hút các dự án đầu tư của các KCN đến năm 2014 65
    Bảng 3.7. Tình hình xây dựng công trình xử lý môi trường trong KCN 67
    Bảng 3.8. Phân tích SWOT về phát triển bền vững KCN của tỉnh Thái Nguyên . 71


    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Hình 2.1. Mô hình phát triển bền vững . 41










    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hiện nay tại nhiều quốc gia trên thế giới đang hình thành và phát
    triển nhiều mô hình khu công nghiệp (KCN), đặc biệt là các đặc khu kinh
    tế, khu kinh tế mở, khu kinh tế tự do, hoặc chuyển đổi những khu chế xuất,
    khu công nghiệp truyền thống thành những khu công nghiệp đa năng, gắn
    kết giữa khu vực sản xuất công nghiệp tập trung với phát triển khu đô thị
    hoặc gắn kết khu vực sản xuất công nghiệp với khu thương mại - dịch vụ
    và khu dân cư. Đi kèm với đó là tạo hành lang pháp lý thông thoáng, các
    chính sách ưu đãi, hạ tầng cơ sở kỹ thuật - xã hội hoàn thiện và nhiều loại
    hình dịch vụ phong phú, đa dạng nhằm tạo hấp lực thu hút các nguồn vốn
    FDI và công nghệ kỹ thuật tiên tiến phục vụ cho chiến lược Công nghiệp
    hóa hiện đại hóa nền kinh tế xã hội của các quốc gia.
    Trong khi đó ở Việt Nam nói chung và các khu công nghiệp tỉnh Thái
    nguyên nói riêng, hầu như các KCN vẫn tồn tại dạng truyền thống của thời kỳ
    đầu, việc quy hoạch đất chỉ đơn thuần dành cho khu vực sản xuất công
    nghiệp, nhà nước vẫn chưa có hành lang pháp lý, chính sách ưu đãi, cơ chế
    quản lý thích hợp đúng mức với các mô hình kinh tế đặc thù này. Vì thế, sau
    13 năm hình thành và phát triển, các KCN tỉnh Thái nguyên dù đã đạt được
    những thành quả nhất định, nhưng thực tế đã và đang phát sinh những mâu
    thuẫn, những sự kiện bức xúc, phức tạp cần được báo động và sớm có giải
    pháp hữu hiệu để phát triển bền vững, đạt kết quả kinh tế ngày càng cao trong
    các KCN tỉnh Thái Nguyên.
    Tại sao Thành phố Thái nguyên có nguồn lao động dồi dào, có trình độ
    tay nghề và có các trường đào tạo nguồn nhân lực đứng thư ba trên cả nước,
    nhưng số lao động của Thành phố làm trong các KCN TP lại rất ít, đa số lao
    động phải tuyển từ các tỉnh, địa phương khác?
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    Tại sao tình hình kinh tế một tỉnh trung du miền núi nhiều tài nguyên
    khoáng sản, nhiều trường đại học, trường nghề cùng với điều kiện địa lý
    thuận lợi cách thủ đô Hà nội không xa mà các KCN của tỉnh vẫn chưa phát
    triển mạnh. Đời sống của đa số công nhân trong KCN còn kham khổ, có thu
    nhập thấp, điều kiện làm việc, ăn ở, sinh hoạt thiếu thốn, chủ yếu các công
    nhân phải đi thuê nhà dân để ở, chưa xây nhà ở cho công nhân, các chủ đầu tư
    hạ tầng không chủ động được nguồn vốn để phát triển, vốn đầu tư chủ yếu là
    nguồn vốn Trung ương cấp hỗ trợ và vốn ứng trước của nhà đầu tư.
    Trước thực trạng kể trên cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc
    tế, sự cạnh tranh giữa các nước trên thế giới trên mọi lĩnh vực, đặc biệt trong
    lĩnh vực thu hút nguồn vốn FDI thông qua các mô hình kinh tế đặc thù đã và
    đang diễn ra vô cùng gay gắt, quyết liệt. Chính những yếu tố trên đã thôi thúc
    tác giả - người làm công tác quản lý nhà nước trong các KCN Tỉnh Thái Nguyên
    nghiên cứu đề tài “Phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên”
    để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    2.1. Mục tiêu chung
    Trên cơ sở lý luận phát triển bền vững các khu công nghiệp và thực
    tiễn, luận văn phân tích giá thực trạng để từ đó đề xuất các giải pháp phát
    triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển bền vững các
    khu công nghiệp.
    - Trên cơ sở lý luận, luận văn phân tích thực trạng phát triển bền vững
    các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên.
    - Đề xuất giải pháp cùng kiến nghị phát triển bền vững các khu công
    nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Thực trạng phát triển các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng phát triển bền vững các khu công
    nghiệp tỉnh Thái Nguyên.
    - Về không gian: Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
    - Về thời gian: Các số liệu từ năm 2010 - 2014.
    4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận văn
    4.1. Ý nghĩa khoa học của luận văn
    Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển
    bền vững các khu công nghiệp. Từ đó đánh giá thực trạng và đề xuất giải
    pháp nhằm phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
    4.2. Những đóng góp mới của luận văn
    - Hệ thống hóa lý luận về phát triển bền vững khu công nghiệp, từ đó
    áp dụng vào đánh giá thực trạng phát triển để đề xuất phát triển bền vững các
    khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên.
    - Luận văn là tài liệu tham khảo đối với những nhà quản lý các khu
    công nghiệp ở địa phương khác và những người quan tâm đến sự phát triển
    khu công nghiệp.
    5. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
    được kết cấu thành 4 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững các khu
    công nghiệp
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Phân tích thực trạng phát triển các khu công nghiệp tỉnh
    Thái Nguyên
    Chương 4: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh
    Thái Nguyên
     
Đang tải...