Thạc Sĩ Phát triển bao thanh toán xuất khẩu tại Ngân hàng Thương mại Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Lan Chip, 23/10/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    LỜI MỞ ĐẦU

    Mục đích nghiên cứu của đề tài


    Việt Nam vào WTO đồng nghĩa với sự gia tăng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp nhỏ và vừa có tốc độ phát triển cao sẽ đối mặt với khó khăn về nhu cầu vốn vì các phương thức vay truyền thống luôn yêu cầu tài sản đảm bảo. Đặc biệt khi xu thế gia tăng giao dịch ngoại thương trên thế giới bằng phương thức ghi sổ thì áp lực cạnh tranh trên các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chỉ quen với các phương thức thanh toán D/P, L/C càng nặng nề hơn với khó khăn về vốn. Và ngành tài chính-ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu đó bằng cách cung cấp sản phẩm ‘bao thanh toán xuất khẩu’ (export factoring) hoạt động dựa trên Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng QĐ1096 do Ngân hàng Nhà nước ban hành 06/09/2004. Sản phẩm này giải quyết khó khăn về nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam để có thể bán hàng cho nhà nhập khẩu theo điều kiện thanh toán ghi sổ lại vừa thu được tiền mặt ngay sau khi giao hàng, do đó không bị người mua chiếm dụng vốn, vẫn duy trì sản xuất mà nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Thật không công bằng cho các nhà xuất khẩu Việt Nam khi các đối thủ cạnh tranh của họ ở nước khác đang được hưởng lợi thế cạnh tranh từ sản phẩm này. Vì vậy người viết chọn đề tài Luận Văn tốt nghiệp: “phát triển bao thanh toán xuất khẩu tại Ngân hàng TM Việt Nam nhằm tài trợ vốn các doanh nghiệp xuất khẩu”

    2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Luận văn đề cập đến nghiệp vụ BTTXK tại các Ngân hàng thương mại
    Việt Nam. Thông qua việc tìm hiểu tổng quan lý luận về sản phẩm bao thanh toán xuất khẩu, sau đó nghiên cứu sức cầu và triển vọng của sản phẩm này tại các NHTM Việt Nam thông qua mối liên hệ với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và sử dụng phương thức mở sổ trong các giao dịch ngoại thương, thực trạng nhu cầu vốn tại các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, phân tích những tồn tại trong hoạt động BTTXK từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển nghiệp vụ BTTXK nhằm tại trợ vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

    Luận văn nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp thực trạng chung nhất trong hoạt động BTTXK, phân tích số liệu thực tế về doanh số BTTXK trên thế giới và tại 5 thị trường đứng đầu trong hoạt động BTTXK từ 2000-2005, quy trình nghiệp vụ thực tế tại NHTM đi tiên phong trong việc cung cấp sản phẩm BTTXK (Ngân hàng Á Châu), doanh số thanh toán xuất khẩu tại một số NHTM tiêu biểu (NH Đầu tư và Phát triển chi nhánh TP HCM, Ngân hàng Á Châu) trong thời gian từ 2004 đến tháng 9/2006.

    3 Phương pháp nghiên cứu

    Áp dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với việc tổng hợp, phân tích thống kê, so sánh và đối chiếu nhằm chọn số liệu thực tế đáng tin cậy, xử lý đúng đắn và khoa học.

    Tham khảo, trao đổi ý kiến với người hướng dẫn khoa học cũng như bàn bạc, trao đổi trực tiếp với các cán bộ nghiệp vụ tại Ngân hàng Á Châu kết hợp với thực tế công việc bản thân là một cán bộ nghiệp vụ tài trợ thương mại tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP HCM.
    Kết cấu của đề tài
    Nội dung cơ bản của luận văn được thể hiện qua 3 phần chính như sau:

    Chương 1: Lý luận tổng quan về bao thanh toán xuất khẩu.
    Chương 2: Thực trạng và nhu cầu sử dụng bao thanh toán xuất khẩu tại các Ngân hàng TM Việt Nam.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ BTTXK tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm tài trợ vốn các doanh nghiệp xuất khẩu.

    Với kết cấu 03 chương như trên, luận văn đã cố gắng thể hiện phần lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và triển vọng BTTXK, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phát triển BTTXK nhằm tài trợ vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
    Với thời gian và kiến thức có hạn, chắc chắn Luận Văn này sẽ không tránh khỏi những hạn chế, Kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của Quý Thầy, Cô để người viết có hiểu biết hoàn chỉnh hơn.
     

    Các file đính kèm:

  2. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ BAO THANH TOÁN XUẤT KHẨU.
    -1.1 Khái niệm và chức năng của bao thanh toán;
    1.2 Các loại bao thanh toán;
    1.3 Quy trình nghiệp vụ bao thanh toán;
    1.4 Tìm hiểu về bao thanh toán trên thế giới;
    1.5 Kết luận.
    - CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG BAO THANH TOÁN XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.
    - 2.1 Khái niệm về bao thanh toán ở Việt Nam theo OD 1096;
    2.2 Thực trạng các doanh nghiệp xuất khẩu và nhu cầu sử dụng bao thanh toán xuất khẩu ở Việt Nam;
    2.3 Thực trạng bao thanh toán xuất khẩu tại các ngân hàng Thương mại Việt Nam;
    2.4 Những tồn tại bất cập trong hoạt động bao thanh toán xuất khẩu tại Việt Nam;
    2.5 Kết luận.
    - CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN XUẤT KHẨU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NHẰM TÀI TRỢ VỐN CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU.
    - 3.1 Tiềm năng phát triển nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại Việt Nam;
    3.2 Một số biện pháp nhằm phát triển nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam;
    3.3 Một số kiến nghị;
    3.4 Kết luận.
    - KẾT LUẬN.
     
Đang tải...