Tiến Sĩ Phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn ở các

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 22/11/13
    Last edited by a moderator: 15/8/14
    Luận án tiến sĩ năm 2011
    Đề tài: Phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn ở các trường sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
    Định dạng file word




    MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài
    Bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học là hai phẩm chất cơ bản trong nhân cách của người giảng viên nói chung, giảng viên KHXHNV nói riêng. Sự phát triển hài hoà giữa bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học có ý nghĩa quyết định đến hoàn thiện năng lực sư phạm và nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên ở các trường sỹ quan QĐNDVN. Đối với đội ngũ giảng viên trẻ KHXHNV ở các trường sỹ quan, vấn đề này càng có ý nghĩa to lớn. Họ là thế hệ kế cận các thế hệ đi trước, là một trong những lực lượng góp phần quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo đội ngũ sỹ quan cấp phân đội ở các trường sỹ quan nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong tình hình mới.
    Hiện nay, phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ KHXHNV ở các trường sỹ quan QĐNDVN còn có những bất cập nhất định. Mặt trái của kinh tế thị trường, sự suy thoái về chính trị, đạo đức ở một bộ phận cán bộ, đảng viên đã tác động đến nhân cách của một số cán bộ, giảng viên trong quân đội. Các xu hướng tiêu cực đã nảy sinh trong giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trẻ KHXHNV ở các trường sỹ quan như quá đề cao tri thức khoa học xem nhẹ vấn đề phát triển bản lĩnh chính trị hoặc quá chú trọng đến phát triển bản lĩnh chính trị, hạ thấp yêu cầu về tri thức khoa học hoặc chưa thấy được sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt này. Tình hình đó dẫn đến quá trình nhận thức, vận dụng vào giáo dục, rèn luyện đội ngũ giảng viên trẻ KHXHNV ở các trường sỹ quan chưa sát với yêu cầu nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của quân đội trong thời kỳ mới.
    Trong bối cảnh hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc, tìm mọi thủ đoạn để chống phá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, việc tuyên truyền giáo dục lý luận chính trị càng đòi hỏi đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các trường sỹ quan không chỉ có tri thức khoa học sâu rộng, mà cần cả bản lĩnh chính trị vững vàng. Điều đó càng có ý nghĩa đối với đội ngũ giảng viên trẻ KHXHNV, vì họ chưa trải nghiệm nhiều trong thực tiễn giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trong đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận nhằm phê phán các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch.
    Trong tự giáo dục, rèn luyện, một bộ phận giảng viên trẻ KHXHNV ở các trường sỹ quan chưa chú trọng đến phát triển hài hoà bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học trong quá trình hoàn thiện nhân cách, làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục - đào tạo và xây dựng đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các trường sỹ quan. Cho nên, đội ngũ giảng viên trẻ KHXHNV ở các trường sỹ quan còn có những hạn chế nhất định “Trình độ tri thức khoa học, đặc biệt là KHXHNV ở nhiều giảng viên trẻ chưa đủ chiều rộng và độ sâu cần thiết; hệ thống kỹ năng hoạt động sư phạm chưa thực sự đáp ứng đòi hỏi thực tiễn nghề nghiệp. Một số giảng viên trẻ chưa say mê phấn đấu vươn lên; việc tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chưa thường xuyên liên tục; trình độ ngoại ngữ, tin học, khả năng nghiên cứu khoa học ở một bộ phận giảng viên trẻ chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Số lượng giảng viên trẻ còn thiếu, mất cân đối về cơ cấu; khá nhiều khoa ở một số trường bị hẫng hụt các thế hệ giảng viên” [81, tr.3]. Vì vậy, “Phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn ở các trường sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” là vấn đề cơ bản và cấp bách cần được nghiên cứu một cách toàn diện cả về lý luận và thực tiễn.
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    * Mục đích nghiên cứu: Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ KHXHNV ở các trường sỹ quan, đồng thời đề xuất những giải pháp cơ bản để phát triển hài hoà bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ KHXHNV ở các trường sỹ quan QĐNDVN hiện nay.
    * Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ KHXHNV ở các trường sỹ quan QĐNDVN.
    - Làm rõ cơ sở thực tiễn về phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ KHXHNV ở các trường sỹ quan QĐNDVN hiện nay.
    - Đề xuất những giải pháp cơ bản về phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ KHXHNV ở các trường sỹ quan QĐNDVN hiện nay.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu bản chất, tính quy luật về phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ KHXHNV ở các trường sỹ quan QĐNDVN.
    - Phạm vi nghiên cứu: Là những vấn đề về phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ KHXHNV ở các trường sỹ quan QĐNDVN từ 2005 đến nay.
    4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
    - Cơ sở lý luận của luận án: Là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, bồi dưỡng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực cho đội ngũ cán bộ, đảng viên thuộc hệ thống chính trị nói chung và đội ngũ cán bộ, giảng viên trong quân đội nói riêng; đồng thời, luận án còn kế thừa kết quả nghiên cứu ở các công trình khoa học liên quan đến đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
    - Cơ sở thực tiễn của luận án: Là tình hình phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ KHXHNV ở các trường sỹ quan QĐNDVN hiện nay thông qua các căn cứ, số liệu thực tế ở các trường sỹ quan, số liệu điều tra xã hội học của tác giả; cùng với các chỉ thị, nghị quyết, chương trình và đề án của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị về xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên trong quân đội; các nghị quyết lãnh đạo về bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên của các trường sỹ quan; Các báo cáo tổng kết về công tác giáo dục - đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên ở các trường sỹ quan hiện nay.
    - Phương pháp nghiên cứu: Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời tập trung vào các phương pháp như phân tích, tổng hợp, hệ thống cấu trúc, lịch sử - lôgíc, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học, phỏng vấn, quan sát và chuyên gia để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
    5. Những đóng góp mới
    - Luận án đã làm rõ thực chất, những vấn đề có tính quy luật về phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học trong nhân cách của đội ngũ giảng viên trẻ KHXHNV ở các trường sỹ quan QĐNDVN.
    - Luận án còn khái quát bức tranh tổng thể về tình hình phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ KHXHNV ở các trường sỹ quan QĐNDVN hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản, đồng bộ phù hợp với tính quy luật của quá trình để phát triển hài hoà bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học trong nhân cách của đội ngũ giảng viên trẻ KHXHNV ở các trường sỹ quan QĐNDVN hiện nay.
    6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu của luận án là một trong những cơ sở khoa học để các học viện, trường sỹ quan quân đội đổi mới nội dung, phương thức giáo dục và đào tạo, quản lý và rèn luyện để nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ giảng viên trẻ KHXHNV ở các trường sỹ quan QĐNDVN hiện nay. Luận án được xã hội hoá còn góp phần tạo ra sự thống thống nhất về nhận thức và hành động ở các trường sỹ quan, làm cơ sở cho các chủ thể ở nhà trường tác động tự giác, sáng tạo hơn đến quá trình phát triển hài hoà bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ KHXHNV ở các trường sỹ quan hiện nay. Ngoài ra, luận án còn có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho cán bộ, giảng viên, học viên ở các học viện, trường sỹ quan trong quân đội.
    7. Kết cấu của luận án
    Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, các công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài




    Chương 1
    TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
    LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
    1.1. Các công trình nghiên cứu về giảng viên, giảng viên trẻ, phẩm chất chính trị, năng lực trí tuệ, tri thức khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong quân đội
    Các công trình nghiên cứu về đội ngũ giảng viên trong các trường quân đội. Ở Liên xô (cũ) có cuốn sách “Phương pháp giảng dạy các môn khoa học xã hội” do X.G. Lu - cô - nhin và V.V. Xê - rê - bri - an - ni - cốp chủ biên [54]. Cuốn sách tổng kết những kinh nghiệm giảng dạy khoa học xã hội ở các trường cao đẳng quân sự, vận dụng những phương pháp và hình thức tiên tiến trong giảng dạy khoa học xã hội, nhằm phổ biến kinh nghiệm giảng dạy cho tất cả giảng viên, đặc biệt là đối với những giảng viên mới bước vào môi trường sư phạm. Các tác giả quan niệm, giảng viên mới là những người có tuổi nghề từ 3 đến 5 năm. Với họ, sự trưởng thành về nhân cách phụ thuộc vào sự tham gia các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, đối với các chủ thể ở nhà trường quân sự phải vạch ra phương hướng phấn đấu cho họ kết hợp với kiểm tra thường xuyên quá trình thực hiện nhằm nâng cao kiến thức lý luận và nghiệp vụ sư phạm làm cơ sở để củng cố niềm tin, thế giới quan cộng sản chủ nghĩa và tâm lý vững chắc cho đội ngũ giảng viên mới ở các trường quân sự.
    Cuốn sách “Phẩm chất của những nhà giáo ưu tú” (What the Best College Teachers Do) của tác giả KenBain do Nguyễn Văn Nhật dịch [45]. Tác giả cho rằng phẩm chất của nhà giáo ưu tú là tổng hợp nhiều yếu tố như tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng . Nhưng để tích luỹ, hoàn thiện những phẩm chất đó, nhà giáo phải theo đuổi những phát triển nghệ thuật, khoa học và tri thức quan trọng trong phạm vi chuyên môn của mình để thực hiện những nghiên cứu, đưa ra những tư tưởng mới, độc đáo về những chủ đề mà mình quan tâm. Tìm hiểu một cách thận trọng và bao quát tất cả những gì người khác đã thực hiện, nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn. Thường xuyên đọc thêm toàn diện về các chuyên ngành liên quan để có kiến thức tổng hợp, tri thức toàn diện. Đây là tiêu chuẩn cơ bản của nhà giáo trên con đường phát triển nghề nghiệp của mình.
    Hiện thực hoá quan điểm của Đảng, Nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhà giáo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ, ở trong nước và quân đội đã có nhiều công trình khoa học của cá nhân, tập thể nghiên cứu liên quan đến đội ngũ giảng viên.
    Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng về “Xây dựng đội ngũ sỹ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới”, do PGS Nguyễn Văn Cương chủ nhiệm [9]. Đề tài đã nghiên cứu khá sâu sắc về những đặc điểm sự hình thành và phát triển nhân cách của sỹ quan trẻ. Khi bàn về đội ngũ giáo viên trong quân đội, nhóm tác giả cho rằng trong nhà trường, đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định đối với chất lượng giáo dục - đào tạo. Họ vừa thiết kế vừa thi công tạo nên những phẩm chất của người sỹ quan tương lai. Người giáo viên không chỉ cần có kiến thức chuyên môn và trình độ sư phạm, mà còn phải thật sự là những tấm gương, thể hiện tinh thần của mục tiêu đào tạo để học viên noi theo. Xây dựng đội ngũ giáo viên, trước hết cần phải có quy hoạch thống nhất và khoa học. Để giáo viên đảm nhiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo chức trách, cùng với những tiêu chí về phẩm chất và trí tuệ, người giáo viên cần có thâm niên nghề nghiệp không dưới 5 năm. Tác giả cho rằng, muốn công tác bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ trẻ đạt hiệu quả cần đặc biệt coi trọng sử dụng, phát huy vai trò của những nhà giáo đầu ngành, những chuyên gia sư phạm giỏi để bồi dưỡng giúp đỡ đội ngũ kế cận, trong đó có đội ngũ giáo viên trẻ.
    Đề tài khoa học cấp TCCT về: “Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị quân sự”, do PGS, TS Đặng Đức Thắng làm chủ nhiệm [91]. Đề tài đã khảo sát toàn diện quá trình đào tạo giáo viên ở Học viện Chính trị - trung tâm đào tạo cán bộ chính trị và nghiên cứu KHXHNV quân sự của Đảng trong quân đội. Đánh giá những thành công, hạn chế, bài học kinh nghiệm của việc đào tạo đội ngũ giáo viên KHXHNV cho các nhà trường trong toàn quân 60 năm qua. Đề tài phát hiện những mâu thuẫn, bất cập đang đặt ra trong quá trình đào tạo đội ngũ giáo viên KHXHNV như xác định mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng và nguồn tuyển chọn đầu vào đặt ra những vấn đề mới cần có sự phối hợp giải quyết của các lực lượng giáo dục - đào tạo. Nhóm đề tài cũng phát hiện tình trạng hẫng hụt về đội ngũ kế cận và lớp giáo viên đầu ngành thật sự có trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm cao ở các nhà trường quân đội. Giải quyết thực trạng này, nhóm tác giả cho rằng ngay từ bây giờ phải nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo đội ngũ giáo viên. Đây là yêu cầu vừa cơ bản, vừa cấp thiết nhằm tạo ra sản phẩm khi ra trường thực hiện tốt nhiệm vụ người giảng viên vừa trang bị kiến thức vừa hình thành thế giới quan, niềm tin cộng sản cho người học. Muốn vậy, ngay từ khi đào tạo tại trường, đội ngũ học viên sư phạm cần được rèn luyện bản lĩnh chính trị, tích luỹ hệ thống kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng. Nó là những tiêu chí cơ bản nhất để xem xét chất lượng giáo dục - đào tạo đội ngũ giáo viên trong quân đội hiện nay.
    Ở Học viện Chính trị có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về đội ngũ cán bộ, giảng viên và quá trình giáo dục - đào tạo đội ngũ này. Đề tài KXHV 03 - 02, “Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học của Học viện Chính trị quân sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay”, do
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...