Luận Văn Phát huy vai trò quản lý nhà nước đảm bảo cho sự phát triển công nghiệp ô tô ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phát huy vai trò quản lý nhà nước đảm bảo cho sự phát triển công nghiệp ô tô ở Việt Nam hiện nay

    Trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá để tiến lên chủ nghĩa xã hội cùng với xu thế hội nhập nền kinh tế của mỗi nước với khu vực và toàn thế giới Việt Nam đang hết sức nỗ lực để cùng hội nhập và phát triển với kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới.
    Việc tham gia vào wto, và tiến trình của hiệp định khu vực ưu đãi thuế quan(AFTA) của khối ASEAN sẽ buộc chính phủ Việt Nam phải có những bước đi và chính sách thích hợp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thích ứng được với tiến trình hội nhập và đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam khi tiến trình hội tham gia AFTA của Việt Nam hoàn tất vào năm 2006, và lộ trình gia nhập wto ngày một đến gần.
    Mặc dù là một ngành công nghiệp còn rất non trẻ, ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam sẽ phải đối đầu với rất nhiều thách thức trong giai đoạn hiện nay. Có thể nói ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam mới khởi đầu từ năm 1991 với sự thành lập của hai liên doanh ôtô đầu tiên của Việt Nam là Liên doanh ôtô Mekong và Xí nghiệp sản xuất ôtô Hoà Bình(VMC) cho đến nay đã có 14 Liên doanh ôtô tại Việt Nam và hiện chính thức có 11 liên doanh đang hoạt động. Mặc dù số lượng liên doanh ôtô của Việt nam nhiều như vậy nhưng ngành công nghiệp hiện mới chỉ dừng lại ở công nghệ lắp ráp(CKD), chưa có nhà máy lớn sản xuất xe ôtô dạng IKD. Vì vậy có thể thấy trước rằng các liên doanh ôtô Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thách thức trong giai đoạn tới.
    Do đó trong một khuôn khổ thời gian ngắn là 5 năm(từ nay đến năm 2006) Các liên doanh lắp ráp ôtô tại Việt Nam cần phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của các nước trên thế giới. Đồng thời Chính phủ Việt Nam cũng cần phảit nghiên cứu và đưa ra các chính sách hỗ trợ đúng đắn và kịp thời trợ giúp cho các liên doanh lắp ráp ôtô tại Việt Nam.
    Kết cấu đề tài:
    Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý và quản lý nhà nước về kinh tế
    Chương II: Quản lý ngành ôtô ở việt nam trong giai đoạn vừa qua
    Chương III: Một số giải pháp thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với ngành công nghiệp ôtô việt nam hiện nay
     
Đang tải...