Tiểu Luận phát huy vai trò của văn hóa - văn nghệ trong công tác tư tưởng trên địa bàn huyện Hoằng Hóa hiện na

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phát huy vai trò của văn hóa - văn nghệ trong công tác tư tưởng trên địa bàn huyện Hoằng Hóa hiện nay.PHẦN MỞ ĐẦU
    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1.VĂN HÓA – VĂN NGHỆ - MỘT PHƯƠNG THỨC TÁC ĐỘNG TƯ TƯỞNG CÓ HIỆU QUẢ.
    1.Khái niệm văn hóa – văn nghệ, công tác văn hóa – văn nghệ.
    1.1.Khái niệm văn hóa – văn nghệ.
    1.2.Khái niệm công tác văn hóa – văn nghệ
    2.Vị trí , vai trò của văn hóa – văn nghệ trong đời sống xã hội.
    2.1. Văn hóa là nhu cầu thiết yếu trong đời sống của con người.
    2.3. Văn hóa giữ vai trò cực kỳ quan trọng và trực tiếp trong nhiệm vụ xây dựng con người.
    2.2 Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
    3.Chức năng tư tưởng của văn hóa – văn nghệ
    Chương 2: Vai trò và những nhiệm vụ chủ yếu của văn hóa – văn nghệ trên địa bàn huyện.
    2.1.Vai trò của văn hóa – văn nghệ trong công tác tư tưởng hiện nay.
    2.2.Những nhiệm vụ chủ yếu của công tác văn hóa – văn nghệ trên địa bàn huyện
    2.2.1.Vị trí và vai trò của công tác văn hóa trên địa bàn huyện
    2.2.2. Những nhiệm vụ chính của công tác văn hóa trên địa bàn huyện.
    2.2.2.1.Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần tốt đẹp, lành mạnh, phong phú ở cơ sơ, thực hiện cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
    2.2.2.2. Hoạt động thông tin, tuyên truyền, cổ động, triển lãm trên địa bàn huyện
    2.2.2.3.Hoạt động văn nghệ quần chúng trên địa bàn huyện
    2.2.2.4 Công tác thư viện, phong trào đọc sách báo trên địa bàn huyện
    2.2.2.5. Công tác bảo tồn, phát huy các di tích lịch sử - văn hóa và công tác bảo tàng, nhà truyền thống trên địa bàn huyện
    2.2.2.6. Tổ chức và quản lý các hoạt động lễ hội trên địa bàn huyện
    2.2.2.7. Củng cố, xây dựng và phát huy tác dụng của các thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện.
    Chương 3: Tình hình công tác tư tưởng trong lĩnh vực văn hóa – văn nghệ trên địa bàn huyện Hoằng Hóa và một số đề xuất, kiến nghị.
    3.1. Tình hình của công tác tư tưởng trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ trên địa bàn huyện.
    3.1.1.Công tác thông tin tuyên truyền.
    3.1.2.Hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng.
    3.1.3. Công tác bảo tàng – Di tích – Lễ hội
    3.1.4.Công tác thông tin thư viện
    3.1.5. Công tác xây dựng đơn vị văn hóa, gia đình văn hóa
    3.1.6. Xây dựng các thiết chế văn hoá - thể thao và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá - thể thao cơ sở.
    3.2. Một số đề xuất, kiến nghị để văn hóa – văn nghệ trở thành một phương thức tác động tư tưởng có hiệu quả.
    KẾT LUẬN
    Lởi nói đầu

    Công tác tư tưởng là một lĩnh vực quan trọng của đời sống tinh thần xã hội. Khi tư tưởng đã thông suốt, niềm tin, ý chí quyết tâm đã hình thành sẽ trở thành sức mạnh vô cùng to lớn giúp con người vượt qua những trở ngại, hành động để đạt được mục đích chân chính của mình. Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, công tác tư tưởng là một bộ phận hữu cơ, giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội. Ngày nay, công tác tư tưởng là một mặt trận nóng bỏng có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
    Có nhiều phương diện tác động đến tư tưởng của con người và xã hội, trong đó văn hóa – văn nghệ là một trong những phương tiện tác động tư tưởng quan trọng và hữu hiệu.
    Văn hóa là một lĩnh vực rất rộng lớn, phong phú và đa dạng. Nó có mặt và thấm sâu và trong đời sống xã hội, con người vì thế có nhiều cách định nghĩa, cách hiểu và khai thác khác nhau về văn hóa. Trước hết văn hóa là những giá trị do hoạt động tinh thần sáng tạo ra, biểu hiện trình độ hiểu biết, năng lực, phẩm giá của cả cộng đồng và từng cá thể, là thước đo trình độ phát triển và sức vươn lên sự hoàn thiện của con người theo lý tưởng chân, thiện, mỹ Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung Ương Đảng( khóa VIII) về “xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Từ đó Nghị quyết đã nhấn mạnh một phương hướng rất quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người.
    Khi khẳng định rằng, văn hóa giữ vai trò cực kỳ quan trọng và trực tiếp trong nhiệm vụ xây dựng con người, cũng có nghĩa là xác nhận vai trò to lớn vì có vị trí đặc biệt của văn hóa trong công tác và hoạt động tư tưởng. Bởi vì xét về bản chất, công tác tư tưởng là toàn bộ hoạt động trên lĩnh vực ý thức của con người, nhằm mục tiêu chủ yếu biến tư tưởng tiến bộ, cách mạng thành lực lượng vật chất để cải tạo xã hội, xây dựng chế độ mới, làm cho hệ tư tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân trở thành hệ tư tưởng chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống xã hội. Như vậy, cũng có nghĩa là hoạt động văn hóa – văn nghệ và công tác tư tưởng có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ vì đều là công việc trực tiếp của con người. Trong quan hệ đặc thù này văn hóa – văn nghệ trở thành một sức mạnh, một phương thức độc đáo, có hiệu quả của công tác tư tưởng.
    Nhận thức được ý nghĩa và tầm quantrọng của lĩnh vực công tác tư tưởng trong văn hóa, văn nghệ những năm qua,được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự nỗ lựccủa các ngành chức năng, lĩnh vực “Văn hoá, xã hội của huyện Hoằng Hóa tiếp tụccó những chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực”; “Các hoạt động thông tin tuyên truyền, vănhoá, văn nghệ được đẩy mạnh, phục vụ có hiệu quả yêu cầu nhiệm vụ chính trị củađịa phương, góp phần vào việc xây dựng đời sống văn hoá”. Vì những những vấn đềnêu trên mà em chọn đề tài “Phát huy vaitrò của văn hóa – văn nghệ trong công tác tư tưởng trên địa bàn huyện Hoằng Hóahiện nay” làm bài tiểu luận môn quản lý hoạt động tư tưởng văn hóa.2.Tình hình nghiên cứu đề tài
    Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Chăm lo văn hóa là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội. Thiếu nó hoặc không giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, giữa phát triển kinh tế với mục tiêu cuối cùng của văn hóa( công bằng dân chủ, văn minh con người phát triển toàn diện ) thì không có sự phát triển bền vững của xã hội. Bằng cách thức riêng của mình văn hóa đã trở thành một trong những phương thức tác động có hiệu quả của công tác tư tưởng. Việc nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp phát huy hơn nữa vai trò của văn hóa – văn nghệ trong công tác tư tưởng là vấn đề được các cấp ủy Đảng quan tâm, thường được tổng kết, đánh giá thông qua báo cáo hàng năm của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ các địa phương. Thời gian qua đã có nhiều bài viết đề cập đến vấn đề trên ở những cấp độ và phạm vi khác nhau.Trong cuốn “Đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tư tưởng” của Hà Ngọc Hợi và Ngô Văn Thạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002 và cuốn “Về công tác tư tưởng văn hóa”, Trần Trọng Tấn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2005 cũng đề cập đến vai trò của văn hóa văn nghệ trong công tác tư tưởng. Tác phẩm của Hồ Chí Minh: Về công tác văn hóa văn nghệ, Nxb Sự thật, H.1997, Hồ Chí Minh: Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, Nxb Văn học. 1981. Các công trình trên đã đi sâu nghiên cứu vai trò của văn hóa - văn nghệ trong công tác tư tưởng của Đảng, đã làm rõ vị trí, vai trò, bản chất, nội dung của văn hóa – văn nghệ trong công tác tư tưởng của Đảng. Song chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề phát huy vai trò của văn hóa – văn nghệ trong công tác tư tưởng trên địa bàn huyện Hoằng Hóa hiện nay. Vì vậy, đề tài này tập trung đánh giá tình hình văn hóa – văn nghệ trên địa bàn huyện Hoằng Hóa và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của văn hóa – văn nghệ trong công tác tư tưởng trên địa bàn huyện.
    3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên
    Mục đích nghiên cứu : Ðề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy vai trò của văn hóa – văn nghệ trong công tác tư tưởng trên địa bàn huyện Hoằng Hóa.
    Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận của hoạt động văn hóa – văn nghệ trong công tác tư tưởng trên địa bàn huyện. Nghiên cứu tình hình hoạt động văn hóa – văn nghệ với tư cách là một phương thức tác động có hiệu quả của công tác tư tưởng. Qua đó nhằm đề xuất các giải pháp, kiến nghị để phát huy vai trò của văn hóa – văn nghệ trong công tác tư tưởng trên địa bàn huyện Hoằng Hóa hiện nay.
    4. Cơ sở nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
    Cơ sở nghiên cứu : Đề tài được triển khai nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như : phân tích và tổng hợp, lịch sử – logic, nghiên cứu tài liệu, so sánh để rút ra những nhận xét và kết luận khách quan khoa học.
    Phương pháp nghiên cứu : Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hổ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta, đồng thời kế thừa hợp lý kết quả nghiên cứu có liên quan hoạt động văn hóa – văn nghệ trong công tác tư tưởng .


    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Phát huy vai trò của văn hóa – văn nghệ trong công tác tư tưởng trên địa bàn huyện Hoằng Hóa hiện nay.
    Phạm vi nghiên cứu : Tiểu luận tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao vai trò của văn hóa – văn nghệ trong công tác tư tưởng trên địa bàn huyện Hoằng Hóa hiện nay.
    6. Ý nghĩa của tiểu luận
    Trên cơ sở lý luận khoa học, quan điểm, đường lối của Ðảng về văn hóa – văn nghệ trong công tác tư tưởng, tiểu luận đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao vai trò của văn hóa – văn nghệ trong công tác tư tưởng trên địa bàn huyện Hoằng Hóa hiện nay, qua đó công tác tư tưởng của Đảng sẽ hoàn thành tốt nhất mục tiêu và những nhiệm vụ nặng nề mà Đảng và nhân dân đã tin tưởng giao phó.
    7 Kết cấu của tiểu luận
    Ngoài phần mở đầu,kết luận, các đề xuất, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, luận tiểu luận gồm 3 chương:
    Chương 1: Văn hóa – văn nghệ - một phương thức tác động tư tưởng có hiệu quả.
    Chương 2: Vai trò và những nhiệm vụ chủ yếu của văn hóa – văn nghệ trên địa bàn huyện.
    Chương 3: Tình hình công tác tư tưởng trong lĩnh vực văn hóa – văn nghệ trên địa bàn huyện Hoằng Hóa và một số đề xuất, kiến nghị.
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...