Luận Văn Phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề Tài: PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NÔNG DÂN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY



    MỤC LỤC
    Trang


    LỜI CẢM ƠN


    MỞ ĐẦU .1


    1. Tính cấp thiết của đề tài .1


    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .2


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .3


    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài: .3


    5. Kết cấu của đề tài: 3


    NỘI DUNG: 4


    Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NÔNG DÂN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN


    1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nông dân: .4


    1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về nông dân và vai trò của nông dân: .11


    1.3. Vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa: 18


    Chương 2: THỰC TRẠNG NÔNG DÂN NÔNG THÔN HIỆN NAY Ở NƯỚC TA 22


    2.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội, kinh tế - chính trị của Việt Nam: 22


    2.2. Thành tựu của nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong : .23


    2.3. Những hạn chế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp


    nông thôn hiện nay: 32


    Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NÔNG DÂN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC: 37


    3.1. Quan điểm và mục tiêu của Đảng và Nhà nước để phát triển vai trò của nông


    dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: .37


    3.2. Phương hướng cơ bản và giải pháp thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa


    nông nghiệp nông thôn: 39


    3.2.1. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể từng vùng: 44
    3.2.2. Đẩy mạnh chương trình chuyển đổi cơ cấu gắn với xây dựng nền nông


    nghiệp hiện đại: 44


    3.2.3. Tăng cường nguồn vốn, khoa học - kĩ thuật cho nông nghiệp: 45


    3.2.4. Phát triển công nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn: 47


    3.2.5. Tổ chức thực hiện tốt liên kết giữa nhà nước với nông dân: 47


    3.2.6. Khuyến khích phát triển các thành phàn kinh tế vào nông nghiệp: 49


    3.2.7. Nâng cao đời sống nhân dân: 49


    3.2.8. Củng cố, xây dựng và nâng cao chất lượng đảng viên ở nông thôn .50


    KẾT LUẬN 51


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    LỜI CẢM ƠN


    Hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp là nhiệm vụ quan trọng của mỗi sinh viên trước khi rời khỏi giảng đường Đại học. Đe hoàn thành tốt luận văn này ngoài sự cố gắng của bản thân tôi, thì sự hướng dẫn tận tình của qúy thầy cô là vô cùng quan trọng.


    Để đạt được kết quả như hôm nay, trước tiên tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến qúy thầy cô Bộ môn Triết học, Khoa khoa học Chính trị đặc biệt là thầy Nguyễn Đại Thắng đã hướng dẫn tôi nhiệt tình trong suốt thời gian qua. Đồng thời gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn lớp Sư phạm Giáo dục công dân K31 đã giúp tôi hoàn thành tốt luận văn của mình. Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô cùng toàn thể các bạn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhiều sức khỏe và luôn gặt hái thành công trên mọi lĩnh vực.


    Dù có nhiều cố gắng nhưng do kiến còn hạn chế nên luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp và bổ sung của quý thầy cô để luận văn tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!


    Sinh viên: Đoàn Ngọc Đầy
    MỞ ĐÀU


    1. Tính cấp thiết của đề tài:


    Thực tiễn lịch sử phát triển thế giới cận, hiện đại và thực tiễn cuộc cải cách mở cửa, đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa diễn ra trong mấy thập niên gần đây cho thấy không có sự ổn định và phát triển của nông thôn sẽ không có sự ổn định của cả nước, không có sự sung túc của nông dân sẽ không có sự sung túc của nhân dân cả nước, không có hiện đại hóa nông nghiệp sẽ không có hiện đại hóa toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Do nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược quan trọng, cho nên trong suốt quá trình xây dựng phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách đổi mới trong phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn, từ đó đã khơi dậy tính tích cực, năng động, sáng tạo và sự nổ lực phấn đấu vượt bậc của nông dân; làm cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đạt được những bước tiến quan trọng trong kinh tế.


    Trải qua các thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định tầm quan trọng chiến lược của giai cấp nông dân, của nông nghiệp và nông thôn. Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng lấy nông nghiệp làm khâu đột phá, nông nghiệp là địa bàn trọng điểm và đã có nhiều chủ trương, quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân, như: chính sách về ruộng đất, miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, cho nông dân vay vốn để sản xuất, chính sách đối với các xã đặt biệt khó khăn, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển . đã tạo động lực mới, khơi dậy các nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh của từng vùng và từng địa phương.


    Hiện nay, đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ trên thế giới và nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước hết là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nước ta đã là thành viên của WTO, đó là thời cơ giúp ta phát triển ngày càng cao nền kinh tế đất nước nhưng đồng thời là thách thức đối với nông nghiệp là rất lớn, do đó việc tổ chức lại nền sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và trên thế giới, là một yêu cầu cấp bách. Nghị quyết đại hội IX của Đảng chỉ rõ: “ Phát huy vai trò của giai cấp công nhân trong sự nghiệp đổi mới, tập trung chỉ đạo vào các nguồn lực càn thiết cho công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thực hiện tốt chính sách về ruộng đất, phát triển nông nghiệp toàn diện, tiêu thụ nông sản hàng hóa, bảo hiểm sản xuất và bảo hiểm xã hội, phát huy lợi thế từng vùng, giúp đỡ vùng khó khăn, phân bố dân cư theo quy hoạch, phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, xây dựng nông thôn mới”.


    VỊ trí chiến lược, vai trò trọng yếu và đóng góp to lớn của nông nghiệp, nông dân, nông thôn đối với sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa nói chung, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng. Phải coi việc hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn về thực chất là sự đầu tư ừở lại của xã hội cho nông dân, nhằm bù đắp những cống hiến mà nông dân đã góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.


    Nông dân là chủ thể và là lực lượng nồng cốt, chủ công của sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Muốn phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn phải khơi dậy, phát huy được tính tích cực, năng động, sáng tạo của nông dân, phải đem lại lợi ích thật sự cho họ, tức là phải đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Con người có vai trò to lớn không những trong đời sống kinh tế, mà còn trong mọi lĩnh vực hoạt động khác. Bởi vậy quan tâm nâng cao chất lượng con người, không chỉ với tư cách là một người sản xuất, mà còn với tư cách là một công dân trong xã hội, một cá nhân trong tập thể, một thành viên trong cộng đồng nhân loại, một con người cỏ trí tuệ và trách nhiệm trước thiên nhiên.


    Với tầm quan trọng đó tôi đã chọn đề tài “ Phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hỏa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay”.


    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:


    Luận văn tốt nghiệp nghiên cứu phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở nước ta trong thời gian qua cho đến nay nhằm tổng kết những thành tựu đã đạt được cũng như rút ra những mặt hạn chế, yếu kém; để từ đó đề ra những giải pháp nâng cao, phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp đổi mới của đất nước để tạo ra sự phát triển nhảy vọt trong kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng nhằm nâng cao sản phẩm nông
    nghiệp của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:


    Đe đạt được mục tiêu nói chung, nội dung của luận văn xoay quanh các vấn


    đề sau:


    - Vai trò của nông dân và phát huy vai trò đó trong sự nghiệp công nghiệp, hiện đại hóa đất nước


    - Thực trạng nông dân nông thôn ở nước ta hiện nay


    - Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay.


    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài:


    Để hoàn thành tốt luận văn này tôi đã dựa ừên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân và sử dụng các phương pháp sau:


    Phương pháp phân tích - tổng hợp


    Phương pháp so sánh


    Phương pháp lôgic - lịch sử


    Phương pháp diễn dịch và quy nạp


    5. Kết cấu của luận văn:


    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn còn bao gồm phần nội dung với 3 chương, 8 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...