Chuyên Đề Phát huy vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiệ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phát huy vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay chính là cách thiết thực góp phần bảo đảm công bằng xã hội, vì sự phát triển dân chủ, văn minh của đất nước, song vẫn giữ được bản sắc chính trị – xã hội của dân tộc trong thời kỳ hội nhập toàn cầu.

    Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong những vấn đề căn bản của triết lý phát triển ở Việt Nam hiện nay. Không phải đến khi khủng hoảng tiền tệ xuất phát từ Mỹ năm 2008 gây ảnh hưởng lan tỏa ra hầu khắp thế giới như hiện nay, cùng những giải pháp cơ bản mà các nước đang sử dụng với hy vọng ngăn ngừa những kết cục bi thảm về mặt kinh tế – xã hội do khủng hoảng đó gây ra, chúng ta mới thấy tính phi lý của cái gọi là “thị trường tự do”, “bàn tay vô hình”. Từ rất sớm, chúng ta đã khẳng định, nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng phải có sự quản lý của Nhà nước. Kiên trì tư tưởng đó, tại Đại hội X, Đảng ta nhấn mạnh sự cần thiết phải “bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”(1).


    Ở Việt Nam hiện nay, vai trò của Nhà nước đối với kinh tế không chỉ xuất phát từ yêu cầu phổ biến của quá trình phát triển kinh tế thị trường, mà còn xuất phát từ tính đặc thù của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bài viết này chỉ tập trung vào khía cạnh thứ hai vừa nêu.


    Thị trường, kinh tế thị trường là một kiểu quan hệ giữa người với người trong sản xuất, trao đổi và tiêu dùng, nên mang đậm dấu ấn của quan hệ xã hội, của thể chế chính trị mà nền kinh tế đó tồn tại. Với mức độ đáng kể, sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay bị chi phối và nhằm phục vụ cho định hướng xã hội chủ nghĩa. Đương nhiên, nhân tố sâu xa bảo đảm định hướng chính trị đối với kinh tế là đường lối, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền. Song, để đường lối, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng biến thành hiện thực vận động của nền kinh tế, chúng phải được thể chế hóa thành hệ thống pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và được triển khai bằng Nhà nước, thông qua Nhà nước, dưới sự quản lý của Nhà nước do Đảng lãnh đạo. Xét từ giác độ đó, Nhà nước có tác động trực tiếp nhất tới việc định hướng sự vận động của kinh tế thị trường. Pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước chỉ đúng, khi chúng phản ánh chính xác yêu cầu phát triển khách quan của thị trường, lấy quy luật thị trường làm cơ sở. Xét ở mặt này, chúng mang tính khách quan. Nhưng chúng lại là sự thể chế hóa, cụ thể hóa mục tiêu chính trị của Đảng, nên cũng có mặt chủ quan. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, định hướng chủ quan (ý chí của Đảng, của Nhà nước và nhân dân ta) là ở chỗ, cùng với việc bảo đảm lợi ích hợp lý của doanh nhân, thì việc ưu tiên bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động là một vấn đề có tính nguyên tắc. Nhà nước có cơ chế, chính sách để bảo đảm sự ưu tiên đó, thể hiện ở cả ba lĩnh vực kinh tế cơ bản sau:


    Trên lĩnh vực sở hữu: Sự tồn tại của ba chế độ sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân), ba hình thức sở hữu (hình thức sở hữu nhà nước, hình thức sở hữu tập thể, hình thức sở hữu tư nhân) là một đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Nhà nước thông qua hệ thống chính sách, pháp luật, đòn bẩy kinh tế để định hướng, làm cho kinh tế nhà nước từng bước vươn lên nắm vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể tạo thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.


    Trên lĩnh vực quản lý: Nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trực tiếp hay thông qua các khâu trung gian nhất định tham gia quá trình hoạch định, tổ chức, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch phát triển của doanh nghiệp.
     
Đang tải...