Thạc Sĩ Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Dân chủ, theo cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh có nghĩa là dân làm chủ, dân là chủ. NN ta là NN của dân, do dân và vì dân, nhưng đó là NN quản lý xã hội bằng pháp luật. Xây dựng NN pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân chính là cách thức cơ bản để phát huy QLC của nhân dân.
    Một trong những điểm cơ bản để xây dựng NN pháp quyền, phát huy QLC của nhân dân là phải không ngừng xây dựng và thể chế hóa mục tiêu, phương châm, những nguyên tắc vận hành của nền dân chủ XHCN ở nước ta. Với ý nghĩa đó, ngày 18/2/1998, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng ta đã ban hành Chỉ thị số 30/CT - TW về thực hiện QCDC ở cơ sở. Bản Chỉ thị đã quy định cụ thể trách nhiệm, nhiệm vụ của MTTQ cùng các tổ chức chính trị - xã hội trong việc xây dựng và thực hiện QC này ở xã.
    Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện QCDC đã quy định trách nhiệm của UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm 3 việc: Phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong hội viên, đoàn viên và nhân dân chỉ thị này và các QCDC ở cơ sở; Làm cho mọi người hiểu và sử dụng đúng quyền và nghĩa vụ công dân, quyền của các tổ chức chính trị - xã hội đã được quy định trong QCDC; Phối hợp với CQ trong việc thực hiện QCDC và giám sát thực hiện các QCDC ở cơ sở.
    Trong thời gian qua, việc thực hiện các công tác nêu trên, nhìn về cơ sở thì công tác MT tham gia thực hiện 5 khâu trong QCDC có nhiều khởi sắc. Trong 5 khâu: Những việc cần thông báo để nhân dân biết; Những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp; Những việc nhân dân bàn, tham gia ý kiến, CQ quyết định; Những việc nhân dân giám sát và xây dựng cộng đồng dân cư ở thôn, làng, ấp bản, thì ở khâu thứ 2 và thứ 5, hoạt động của UBMTTQ là rõ nét và đạt khá nhiều kết quả.
    Để tham gia thực hiện tốt cả 5 khâu trong QCDC, mấy năm qua UBMTTQ các cấp đã tập trung chỉ đạo việc kiện toàn củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban công tác MT, Ban TTND, UBMTTQ cấp xã. Tuy nhiên, công tác chỉ đạo của MT các cấp là chưa đều, nhất là ở địa phương, cơ sở. Năm 1998, công tác chỉ đạo triển khai rất rầm rộ. CQ, MTTQ tập trung làm điểm ở xã, phường. Năm 1999, UBMTTQ tập trung làm công tác bầu cử đại biểu HĐND nên buông lơi, từ năm 2000 trở lại đây mới lại được tiếp tục tăng cường hơn. Nhiều nơi, Ban Thường trực UBMTTQ bị động, lúng túng trong việc đề ra biện pháp chỉ đạo cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của ĐP mình.
    Kể từ khi được Chính phủ ban hành ngày 11-5-1998 đến nay QCDC đã thực hiện được hơn 6 năm. Tuy nhiên, theo Ban chỉ đạo thực hiện QCDC TW, 100% xã, phường đã triển khai, nhưng chỉ có 38% làm tốt; 97% cơ quan hành chính NN đã thực hiện, nhưng chỉ có 29% làm tốt; 88% doanh nghiệp NN đã triển khai, song cũng chỉ có 32% làm tốt; tính hình thức còn khá phổ biến trong nhiệm vụ triển khai QCDC của cấp ủy đảng, CQ, MTTQ (công tác MT tham gia thực hiện QCDC được thực hiện chủ yếu ở xã, phường) cơ sở. Việc kiện toàn củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban công tác MT, Ban TTND, UBMT làm còn chậm: một số cán bộ xã, phường chưa nắm được QCDC và công tác MT tham gia thực hiện QCDC; hoạt động giám sát của MT và đoàn thể chính trị - xã hội ở xã còn rất yếu; công tác tuyên truyền vận động nhân dân học tập nắm vững các quan điểm của Bộ Chính trị, nội dung QLC trực tiếp trong QC còn làm lướt, hình thức; việc lồng ghép nội dung công tác MT tham gia thực hiện QCDC với ba nội dung cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" chưa chặt chẽ.
    UBMTTQ các cấp đã phối hợp với CQ cùng cấp tiến hành sơ kết 3 năm và trong năm 2004 đã tổng kết 6 năm thực hiện Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị, qua đó cũng cho thấy việc tiếp tục nghiên cứu mang tính tổng kết thực tiễn và chỉ ra khuynh hướng phát triển, các giải pháp trong thời gian tới để MT phát huy tốt hơn vai trò của mình trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở là việc làm mang tính cấp bách cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn.
    Trong thời kỳ phát triển mới của đất nước, Đại hội IX đã tiếp tục khẳng định và phát triển những chủ trương và quan điểm lớn về đại đoàn kết dân tộc, phát huy dân chủ trong thời kỳ đổi mới đã được đề ra tại các Đại hội VI, VII, VIII của Đảng để thực hiện mạnh mẽ hơn nữa sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân và phát huy dân chủ - hai mệnh đề then chốt trong đường lối chiến lược của Đảng ta để đưa đất nước đi lên.


    Có thể nói, cả hiện tại và trong thời gian tới, nhu cầu và điều kiện khoa học cũng như thực tiễn về hoàn thiện hơn nữa pháp luật về MTTQ trong thực hiện quy chế dân chủ trong tình hình mới ngày càng chín muồi. Cho đến bây giờ vẫn chưa có một công trình khoa học pháp lý nào khảo cứu một cách toàn diện về mặt lý luận và thực tiễn vấn đề phát huy vai trò của MTTQVN trong thực hiện QCDC ở cơ sở và về những bảo đảm pháp lý cho hoạt động của MTTQ để tham gia thực hiện tốt hơn nữa QC. Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn và pháp lý vò MTTQ trong thực hiện QCDC là vấn đề bức xúc và cần thiết. Với tất cả các ý nghĩa đã, chúng tôi đã chọn đề tài: "Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở" làm luận văn Thạc sĩ luật học.

    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Thực hiện chủ trương hướng về cơ sở của Đảng đã có một số công trình nghiên cứu về dân chủ, dân chủ ở cơ sở như: "QC thực hiện dân chủ ở cấp xã - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh do PGS.TS. Dương Xuân Ngọc chủ biên, NXBCTQG năm 2000, "Thực hiện QCDC và xây dựng CQ cấp xã ở nước ta hiện nay" của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh do TS. Nguyễn Văn Sáu - GS. Hồ Văn Thông chủ biên, "Dân chủ và việc thực hiện QCDC ở cơ sở" do TS. Lương Gia Ban chủ biên, NXB CTQG năm 2003, "Hướng dẫn triển khai QCDC cơ sở" của Bộ Nội vụ, NXB CTQG 2001, "Xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở" của Ban Dân vận Trung ương, một số công trình khác của MTTQVN như: đề tài khoa học cấp bộ "Phát huy vai trò của MTTQVN trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở", của một số Viện nghiên cứu và trường đại học . Về đề tài khoa học cấp bộ "Phát huy vai trò của MTTQ trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở" của MTTQ đã được triển khai dưới dạng đề án để đáp ứng nhu cầu chỉ đạo thực tiễn của MTTQTW và hướng dẫn công tác hàng ngày của MTTQ cơ sở trong việc tham gia thực hiện QC trên cơ sở kết quả tổng kết 3 năm việc thực hiện QCDC. Đề tài này đã bước đầu giải quyết những vấn đề sau: quan điểm của Đảng ta đối với việc MTTQ tham gia thực hiện QCDC, thực trạng 3 năm MTTQ tham gia thực hiện QC và một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy vai trò của MTTQ trong việc thực hiện QCDC. Song vấn đề về phát huy vai trò của MTTQ trong thực hiện QCDC ở cơ sở dưới giác độ khoa học pháp lý với thực tiễn hơn 6 năm thực hiện QC có thể nói cho đến nay chưa có công trình nào. Do vậy, có thể nói đề tài nghiên cứu mà tác giả luận văn chọn: "Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở" là công trình đầu tiên nghiên cứu vấn đề này dưới giác độ khoa học lý luận về NN và pháp luật một cách đầy đủ và có hệ thống. Tuy nhiên, luận văn cũng phát triển trên cơ sở kế thừa các công trình đi trước ở một số vấn đề, chẳng hạn phát triển trên cơ sở kế thừa đề tài khoa học cấp bộ "Phát huy vai trò của MTTQVN trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở" về quan điểm chỉ đạo trong tham gia thực hiện QC của MTTQ, về lý luận về vai trò của MTTQ đối với dân chủ nói chung và dân chủ ở cơ sở nói riêng, về số liệu cũng như đánh giá thực trạng 3 năm MTTQVN tham gia thực hiện QC và về những giải pháp phát huy vai trò của MTTQVN trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở.
    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
    Mục đích
    1. Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của MT trong HTCT về việc thực hiện QCDC ở cơ sở, phát huy QLC của nhân dân.
    2. Làm rõ thực trạng hoạt động của MTTQVN trong việc tham gia thực hiện QCDC ở cơ sở.
    3. Xác định nội dung nhiệm vụ và đề ra những giải pháp khả thi nhằm phát huy vai trò tích cực của UBMTTQ các cấp, nhất là cấp cơ sở trong việc thực hiện QCDC ở xã, phường, tăng cường đoàn kết, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
    Nhiệm vụ
    Đó đạt được mục đích trên nhiệm vụ của luận văn là:
    1. Nghiên cứu về vị trí, vai trò, chức năng của MT với vấn đề dân chủ, đoàn kết trong thời kỳ mới; trong việc tham gia thực hiện QCDC ở xã.
    2. Nghiên cứu về việc UBMTTQ tham gia thực hiện QCDC ở xã, phường - thực trạng, nguyên nhân và những kinh nghiệm thực tiễn.
    3. Nghiên cứu về chủ trương, giải pháp nhằm phát huy vai trò của MT trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở trong thời gian tới.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    Ngoài những phương pháp chung như: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh chú trọng phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp định tính, định lượng trong quá trình phân tích ảnh hưởng của MTTQ đối với việc thực hiện QCDC ở cơ sở.
    Một số phương pháp chuyên ngành như mô hình hóa, khảo sát tổng kết dựa vào thông số từ nghiên cứu thực tiễn cơ sở để xây dựng những luận điểm có tính lý luận - đây là phương pháp quan trọng để thực hiện nghiên cứu đề tài này.
    5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
    Trên cơ sở làm rỗ những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc phát huy vai trò của MTTQ trong thực hiện QCDC, luận văn: 1. Lần đầu tiên trình bày một cách có hệ thống dưới giác độ khoa học pháp lý vấn đề MTTQ trong tham gia thực hiện QCDC; 2. Nêu những quan điểm chỉ đạo phát huy vai trò của MTTQ trong thực hiện QC; 3. Đưa ra các giải pháp nhằm phát huy vai trò của MTTQVN trong thực hiện QC.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    - Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào việc phát triển và hoàn thiện các căn cứ khoa học và thực tiễn để hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của NN về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện QCDC ở nước ta hiện nay. MT các cấp có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của luận văn để thực hiện có hiệu quả hơn vai trò của mình đối với QC ở xã.
    - Các trường Đảng, trường luật, trường hành chính, các viện nghiên cứu . có thể sử dụng kết quả nghiên cứu làm tài liệu tham khảo
    7. kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 10 tiết
     
Đang tải...