Thạc Sĩ Phát huy vai trò bạn đọc học sinh (dân tộc ít người-Tây Nguyên) trong giờ học tác phẩm văn chương ở

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/10/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Vai trò bạn đọc trong tiếp nhận văn học tiếp tục được nghiên cứu và
    củng cố tầm quan trọng trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học Văn hiện
    nay
    Hoạt động văn học từ xưa đến nay đều vận hành qua các khâu hiện thực - NV
    - TP - BĐ. Ngoài các mối quan hệ giữa TP với hiện thực, TP với NV, thì mối quan
    hệ giữa TP với BĐ đã được chú ý từ lâu. Lý luận hiện đại cho rằng NV sáng tạo ra
    văn bản như là một hệ thống tạo nghĩa, chỉ khi có hoạt động đọc thì văn bản mới
    chuyển hóa thành đối tượng thẩm mĩ trong nhận thức của độc giả. Người đọc trở
    thành trung tâm tạo nên giá trị của TP. Sự tồn tại đích thực của TP chỉ có được nhờ
    hai hoạt động có ý thức từ tác giả và người đọc, điều này khẳng định từ văn bản đến
    TPVH luôn là quá trình tác động hai chiều trong mối quan hệ giao tiếp giữa NV và
    BĐ. Quá trình này tiếp diễn không ngừng bởi năng lượng phong phú phát ra từ văn
    bản và ý thức TN mạnh mẽ, đa dạng, đa chiều của độc giả. Điều đó cho thấy vai trò
    BĐ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong vòng đời của một TP. Nhà thơ Xôviết
    Marsac khẳng định: “BĐ là nhân vật không thể không có được. Không có BĐ,
    không có sách của chúng ta mà cả những TP của Homere, Dante, Shakespeare,
    Đostoyevsky, Puskin, tất cả chỉ là đống giấy chết” [71, tr.12].
    Trong giờ học TPVC, vai trò BĐHS đã được khoa học dạy văn đặt ra và
    nghiên cứu trên cả bình diện lý luận và thực tiễn; đã triển khai từ những định hướng
    chung cho đến những thể nghiệm ban đầu. Song, theo GS. Phan Trọng Luận, hoạt
    động dạy học TPVC trong nhà trường theo hướng phát huy vai trò BĐHS vẫn chưa
    được hoàn thiện. Việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề này vẫn đang là mối quan tâm
    hiện nay của chuyên ngành PPDH, nhất là khi khuynh hướng trả lại TP cho người
    đọc đang rất được chú ý.
    1.2. Phương pháp dạy học văn hiện nay đặt ra yêu cầu chú trọng năng lực
    tiếp nhận văn học của bạn đọc học sinh
    Chương trình SGK trong nhà trường PT đã được các nhà nghiên cứu lựa chọn
    đưa vào “những TP có giá trị nội dung và nghệ thuật, được chọn lọc từ trong di sản
    văn hóa dân tộc và thế giới, có tác dụng giáo dục tích cực nhằm phát triển những
    hiểu biết về văn học, xã hội, con người, thời đại cho HS và phát triển những kỹ
    năng văn học như đọc, nói, viết, phát triển những phẩm chất, nhân cách, năng lực tư
    duy, nhận thức thẩm mĩ cho HS” [53, tr.63]. Qua các TP đó, HS tự khám phá thế
    giới hình tượng mà NV xây dựng, phát hiện ra những giá trị của TP, giúp các em
    bồi đắp tâm hồn, nâng cao nhận thức, hoàn thiện bản thân. Điều đó đồng thời đã


    2

    khẳng định vai trò BĐHS đối với những TPVC trong nhà trường là vô cùng quan
    trọng. Tuy nhiên, kết quả dạy học chưa thực sự xứng đáng với yêu cầu và mong
    muốn đặt ra. Điều này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, trong đó có việc PPDH
    văn hiện nay chưa thực sự quan tâm đúng mức đến năng lực tiếp nhận TPVH của
    BĐHS, nhất là với BĐHS các DTIN ở khu vực Tây Nguyên lại càng ít được quan
    tâm hơn. Như vậy, việc áp dụng LTTN để khẳng định vai trò chủ thể HS ở nhà
    trường chưa được chú trọng và phát huy, dẫn đến việc dạy học TPVC ở THPT chưa
    thực sự hiệu quả.
    1.3. Thực trạng dạy học tiếp nhận tác phẩm văn chương ở các trường phổ
    thông dân tộc nội trú - Tây Nguyên còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập
    Việc tích cực hóa vai trò người học trong dạy học nói chung và phát huy vai
    trò BĐHS trong giờ học TPVC nói riêng luôn là thách thức đối với GV cũng như
    HS, nhất là đối với HS DTIN, vốn có nhiều tiềm năng nhưng gặp không ít khó
    khăn. Điều kiện hạn chế về kinh tế, giao lưu văn hóa, đặc thù tâm lí, tính cách, khả
    năng sử dụng tiếng Việt, trở thành những rào cản không nhỏ trong việc phát huy
    vai trò BĐHS (DTIN- Tây Nguyên) trong giờ học TPVC. Chính vì thế, việc cập
    nhật những đổi mới trong dạy học, áp dụng những thành tựu của khoa học nói
    chung và khoa học giáo dục nói riêng vào dạy học ở các trường phổ thôngở khu vực
    Tây Nguyên hết sức hạn chế; kết quả dạy học Ngữ văn trong đó có dạy học TPVC
    chưa cao, chưa đáp ứng được những yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng hiện nay, nhất
    là khi dạy học hướng tới hình thành năng lực cho người học.
    Dạy học TPVC theo hướng phát huy vai trò BĐHS sẽ góp phần quan trọng
    trong việc khắc phục những khó khăn, phát huy những thế mạnh đặc thù của đối
    tượng HS (DTIN- Tây Nguyên) để đưa chất lượng dạy học TPVC đáp ứng những
    yêu cầu mới hiện nay.
    1.4. Nâng cao chất lượng học tập cho học sinh dân tộc ít người góp phần
    giữ gìn những giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống tốt đẹp của các dân tộc Việt
    Nam là một nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục
    Nghị quyết Trung ương Đảng khóa XI tiếp tục khẳng định “Xây dựng nền văn
    hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị
    văn hoá tốt đẹp của dân tộc đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại”. Đảng
    và Nhà nước ta đã nêu nhiệm vụ cho giáo dục “ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục
    và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải
    đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách”, đồng thời cũng đã và đang có
    nhiều chủ trương, chính sách đặc biệt đối với công tác giáo dục HS nói chung và


    3

    HS dân tộc nói riêng. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục HS dân
    tộc vẫn là đề tài mà nhiều nhà nghiên cứu đã, đang và sẽ tiếp tục quan tâm.
    Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Phát huy vai trò bạn đọc học
    sinh (dân tộc ít người - Tây Nguyên) trong giờ học tác phẩm văn chương ở
    THPT" làm vấn đề nghiên cứu với mong muốn vận dụng lý luận dạy học hiện đại
    về vai trò BĐ vào việc dạy học TPVC cho HS DTIN ở khu vực Tây Nguyên, nhằm
    nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập của HS.
    2. Mục đích - Nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    - Làm sáng tỏ vai trò đặc biệt BĐHS (DTIN-Tây Nguyên) trong giờ học
    TPVC về phương diện lí luận và thực tiễn.
    - Xác định các nguyên tắc, biện pháp khả thi để phát huy vai trò BĐHS
    (DTIN-Tây Nguyên) trong giờ học TPVC ở THPT, qua đó nâng cao hiệu quả dạy
    học TPVC, góp phần thực hiện chủ trương phát triển nguồn nhân lực ở khu vực Tây
    Nguyên của Đảng và Nhà nước ta.
    - Bổ sung, hoàn thiện lí luận về đổi mới phương pháp dạy học TPVC trong
    nhà trường theo quan điểm HS là BĐ.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    + Nghiên cứu cơ sở lí luận về vai trò BĐHS trong việc TN TPVC ở THPT.
    +Nghiên cứu thực trạng, hoàn cảnh học tập đặc thù của HS (DTIN – Tây
    Nguyên) trong giờ học TPVC ở THPT hiện nay.
    + Đề xuất các nguyên tắc, biện pháp phát huy vai trò BĐHS (DTIN – Tây
    Nguyên) trong giờ học TPVC ở THPT.
    + Tiến hành thực nghiệm tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là HS (DTIN-Tây Nguyên) với tư cách, vai
    trò là BĐ trong giờ học TPVC ở THPT.
    3.2. Phạm vi
    - Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề phát huy vai
    trò BĐHS (DTIN-Tây Nguyên) tại các trường PT DTNT trên địa bàn năm tỉnh Tây
    Nguyên. Cụ thể là:
    + Trường PT DTNT tỉnh Kon Tum;
    + Trường PT DTNT tỉnh Gia Lai; trường PT DTNT Đông Gia Lai;
    + Trường THPT Dân tộc nội trú Nơ Trang Lơng tỉnh Đắk Lắk;
    + Trường THPT Dân tộc nội trú Nơ Trang Lơng tỉnh Đắk Nông;


    4

    + Trường PT DTNT tỉnh Lâm Đồng; trường PT DTNT Liên huyện tỉnh Lâm Đồng.
    - Luận án đặt trọng tâm chú ý vào vai trò BĐHS (DTIN-Tây Nguyên) trong
    giờ học TPVC. Các yếu tố khác trong toàn bộ quá trình dạy học TP nếu được đề cập
    đều trong mối quan hệ với giờ dạy học.
    4. Giả thuyết khoa học
    Nếu xây dựng và áp dụng được các nguyên tắc, biện pháp nhằm phát huy vai trò
    BĐHS (DTIN-Tây Nguyên) trong giờ học TPVC ở THPT dựa trên cơ sở đời sống
    văn hóa, tâm lý, năng lực cảm thụ của HS thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tiếp
    nhận văn học trong giờ học TPVC, đồng thời góp phần vào việc nâng cao đời sống
    văn hóa ở Tây Nguyên.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    5.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
    Tổng hợp, phân tích, so sánh, phân loại và hệ thống hóa các kết quả nghiên
    cứu, tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề phát huyvai trò BĐHS (DTIN
    – Tây Nguyên) trong giờ học TPVC ở THPT.
    5.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Phương pháp quan sát sư phạm: quan sát hoạt động học tập của HS trong
    mối quan hệ với hoạt động dạy của GV để tìm hiểu vai trò BĐHS (DTIN-Tây
    Nguyên)trong giờ học TPVC ở trường THPT.
    - Điều tra bằng Ankét: Được sử dụng để điều tra tìm hiểu thực trạng trên đối
    tượng là GV và HS để tìm hiểu vai trò BĐ và năng lực TN văn học của HS.
    - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: nghiên cứu các bài văn của
    HS để đánh giá năng lực TN của HS.
    - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: trao đổi, thu thập thông tin từ các
    chuyên gia về những vấn đề liên quan đến vấn đề phát huy vai trò BĐHS (DTIN-
    Tây Nguyên)giờ học TPVC ở trường THPT.
    - Phương pháp thực nghiệm: sử dụng nhằm khẳng định tính khả thi của các
    biện pháp phát huy vai trò BĐHS (DTIN-Tây Nguyên)trong giờ học TPVC ở
    trường THPT; được tiến hành bằng cách soạn – dạy thực nghiệm, kiểm tra, đánh giá
    kết quả; thống kê phân loại, tính số lượng, phần trăm (%) ; sử dụng phần mềm
    SPSS để xử lý số liệu, tính các tham số đặc trưng như tần số, tần suất, điểm trung
    bình, độ lệch chuẩn,
    6. Đóng góp của luận án
    6.1. Về lí luận
    Luận án đã nghiên cứu hệ thống hóa, tổng hợp các cơ sở lí luận về vấn đề TN
    văn học của BĐHS trong giờ học TPVC, về đặc thù của chủ thể TN, phân tích thực


    5

    tiễn dạy học TPVC hiện nay trong các trường THPT nội trú tại địa bàn Tây Nguyên
    làm căn cứ khẳng định tính chất khoa học, thời sự của việc quan tâm phát huy vai
    trò BĐHS (DTIN-Tây Nguyên). Kết quả nghiên cứu của luận án tiếp tục bổ sung,
    hoàn thiện và khẳng định nội dung lí luận của dạy học TPVC trong nhà trường PT
    theo hướng HS là BĐ sáng tạo, đồng thời hiện thực hóa tư tưởng này vào đối tượng
    TN đặc thù là BĐHS (DTIN-Tây Nguyên); từ đó mở ra hướng nghiên cứu ứng dụng
    tư tưởng lí luận đã được khẳng định vào thực tiễn đa dạng, đặc trưng của mỗi vùng
    miền trong dạy học văn ở nhà trường PT.
    6.2. Về thực tiễn
    - Luận án giúp GV và các cấp quản lí giáo dục địa phương nhận thức sâu sắc
    con đường để phát huy vai trò BĐHS (DTIN-Tây Nguyên) như là một nguồn tài
    nguyên con người với những ưu thế và đặc thù riêng để phát triển giáo dục nói
    riêng, kinh tế, xã hội, văn hóa, nói chung.
    - Luận án đã xây dựng được các nguyên tắc, biện pháp dạy học để phát huy
    vai trò BĐHS (DTIN-Tây Nguyên) trong giờ dạy học TPVC theo định hướng phát
    hiện và hiện thực hóa, giải phóng tiềm năng của BĐHS, giúp GV có thể tổ chức giờ
    dạy học TPVC cho HS (DTIN-Tây Nguyên) đạt hiệu quả cao.
    7. Bố cục luận án
    Ngoài phần Mở đầu, Tổng quan và Kết luận, Nội dung luận án gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về vai trò bạn đọc học sinh (dân tộc
    ít người - Tây Nguyên) trong giờ học tác phẩm văn chương ở trường THPT
    Chương này trình bày, phân tích, tổng hợp, đánh giá những vấn đề lí luận
    và thực tiễn có liên quan. Đây được coi là cơ sở để xác lập các nguyên tắc và biện
    pháp phát huy vai trò BĐHS (DTIN-Tây Nguyên) trong giờ học TPVC ở trường
    THPT như: BĐ trong quá trình TNVH; Vai trò BĐHS THPT trong giờ học TPVC;
    Phát huy vai trò BĐHS (DTIN-Tây Nguyên); Thực trạng về vai trò BĐHS (DTIN-
    Tây Nguyên) trong giờ học TPVC.
    Chương 2: Những nguyên tắc và biện pháp phát huy vai trò bạn đọc học
    sinh (dân tộc ít người - Tây Nguyên) trong giờ học tác phẩm văn chương ở
    THPT
    Chương này tập trung đề xuất những nguyên tắc và biện pháp cụ thể để phát
    huy vai trò BĐHS (DTIN -Tây Nguyên) ở trường THPT. Các nguyên tắc được đề
    xuất trên cơ sở bám sát đặc thù chủ thể và đối tượng TN cũng như quá trình sư
    phạm. Đây là những định hướng được quán triệt chặt chẽ trong khi đề xuất biện
    pháp. Các biện pháp được đề xuất theo logic của quá trình TN cũng như quá trình
    sư phạm tổ chức giờ dạy học TPVC ở nhà trường PT.


    6


    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
    Chương 3 sẽ cụ thể hoá những nguyên tắc và biện pháp đã đề xuất ở Chương 2
    qua các giáo án cụ thể, quy trình triển khai dạy học thực nghiệm; từ đó đánh giá kết
    quả nhằm kiểm chứng tính hiệu quả, tính khả thi của chúng; rút ra những kết luận
    hữu ích cho việc phát huy vai trò BĐHS (DTIN-Tây Nguyên) trong giờ dạy học
    TPVC ở THPT.
     
Đang tải...