Tài liệu Phát huy truyền thống Văn hiến và Anh hùng, xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phát huy truyền thống Văn hiến và Anh hùng, xây dựng Thủ đô giàu đẹp,


    văn minh, hiện đại, xứng đáng với niềm tin yêu của cả nước

















    Ngã tư Trần Duy Hưng- Đại lộ Thăng


    Long- Phạm Hùng










    Kể từ khi Vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010, đến nay vừa tròn một thiên niên kỷ. Sự phát triển của Thăng Long - Hà Nội luôn gắn liền với lịch sử đấu tranh kiên cường và anh dũng của dân tộc.


    Cổ Loa - nơi An Dương Vương chọn xây thành chống Triệu Ðà. Mê Linh - nơi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa chọn để đóng đô. Lý Nam Ðế dựng lũy ở cửa sông Tô, xây chùa Khai Quốc (nay là chùa Trấn Quốc) bên hồ Tây, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Lý Thường Kiệt phá tan quân Tống, giữ vững kinh thành Thăng Long, với tuyên ngôn Nam quốc sơn hà, nam đế cư. Thời Trần, ghi dấu ba lần chiến thắng quân Nguyên - Mông. Thế kỷ 15, với cuộc kháng chiến chống quân Minh, giải phóng thành Ðông Quan của Lê Lợi, chủ nghĩa yêu nước được phát huy cao độ dưới ngọn cờ đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo. Mùa xuân năm Kỷ Dậu - 1789, Quang Trung - Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, giải phóng Thăng Long. Ðó là những bản anh hùng ca về sức mạnh

    quật cường của dân tộc Việt Nam. Mùa thu năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Bác Hồ vĩ đại, Ðảng bộ và nhân dân Hà Nội đã nhất tề đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi vào ngày 19-8-1945. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Ðình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Ðộc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa XHCN Việt Nam). Hà Nội lại được chọn là Thủ đô của đất nước, mở ra một kỷ nguyên mới của Thăng Long - Hà Nội.


    Ngày 10-10-1954, Thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng khỏi sự chiếm đóng của thực dân Pháp, đánh dấu một trang sử chói lọi trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của toàn dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Hà Nội lại lập công xuất sắc, với kỳ tích Ðiện Biên Phủ trên không, được bạn bè quốc tế ca ngợi là Thủ đô của phẩm giá con người. Thăng Long - Hà Nội qua dòng chảy thời gian, luôn là nơi hội tụ hiền tài, tinh hoa và sức mạnh; tiếp thu, chắt lọc cái hay, cái đẹp của trăm miền, để những tinh hoa, trí tuệ đó lan tỏa, trở thành di sản và niềm tự hào chung của dân tộc. Khi các vua Lý lập Văn Miếu - Quốc Tử Giám, mở trường đào tạo nhân tài từ thế kỷ 11, tư tưởng trọng người hiền tài, trọng học vấn, trọng lễ nghĩa được vun đắp và trở thành tư tưởng xuyên suốt trong chiến
    lược xây dựng và phát triển đất nước qua các thời kỳ lịch sử. Giá trị của di sản này đã được khẳng định ở tầm quốc tế khi 82 bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám được Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thế giới. Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, với bề dày lịch sử hơn 13 thế kỷ, hiện diện trong đời sống của Thủ đô hiện đại, cũng vừa được Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Cùng với những di tích lịch sử, văn hóa, di vật khảo cổ học đã phát lộ và còn tồn tại trên mặt đất, di sản này góp phần quan trọng khẳng định một nền văn hiến rạng rỡ và lâu đời của dân tộc Việt Nam mà Thủ đô là đại diện.
    Kế thừa và phát huy truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, trực tiếp là Ðảng bộ Hà Nội, quân và dân Thủ đô đoàn

    kết một lòng, vượt qua bao khó khăn, thử thách, chiến đấu kiên cường, thông minh, sáng tạo, lập nhiều thành tích xuất sắc, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và trong công cuộc đổi mới, thực hiện CNH, HÐH theo định hướng XHCN. Hà Nội trở thành niềm tin yêu, hy vọng và tự hào của đồng bào cả nước. Năm 1999, Hà Nội đã được tổ chức UNESCO trao tặng danh hiệu Thành phố vì hòa bình. Năm 2000, Ðảng và Nhà nước đã tặng thưởng Thành phố Hà Nội danh hiệu cao quý Thủ đô Anh hùng. Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô vừa vinh dự đón nhận Huân chương Sao Vàng (lần thứ ba). Ðây không chỉ là vinh dự, niềm tự hào của nhân dân Thủ đô mà là của chung cả nước. Bởi để tạo nên tầm vóc, vị thế và những thành tựu của Thăng Long
    - Hà Nội hôm nay, là công sức, trí tuệ và sự phấn đấu của cả nước, của toàn dân tộc, được vun đắp từ mồ hôi, xương máu của cha ông, qua nhiều thế hệ, của các anh hùng, liệt sĩ xuyên suốt chiều dài lịch sử. Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội là sự kiện quan trọng, thiêng liêng của dân tộc, là ngày hội lớn của nhân dân Thủ đô và đồng bào cả nước. Những tình cảm và muôn nghìn việc làm đầy cảm động của nhân dân cả nước hướng về ngày Ðại lễ đang nói lên điều đó. Với tinh thần Hà Nội với cả nước, cả nước với Hà Nội, Ðảng bộ, chính quyền và nhân
    dân Thủ đô luôn ý thức, phải làm sao xây dựng và phát triển Thủ đô xứng đáng là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...