Báo Cáo Phát huy truyền thống Anh hùng, đồng tâm hiệp lực, đổi mới quyết liệt, tăng tốc phát triển, giữ vững

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã được thành lập theo mô hình Đảng bộ toàn Tập đoàn trên cơ sở các tổ chức Đảng bộ trong ngành Dầu khí, bao gồm: Đảng bộ Công ty mẹ Tập đoàn, Đảng bộ khối Dầu khí tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đảng bộ xí nghiệp liên doanh VietsovPetro, Đảng bộ trường đào tạo nhân lực dầu khí – Bà Rịa – Vũng Tàu và Đảng bộ Ban Quản lý dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất - Quảng Ngãi, Đảng bộ Ban Quản lý dự án Khí- Điện- Đạm Cà Mau (theo Kết luận số 31 – KL/TW ngày 06 tháng 11 năm 2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Công văn số 5032 – CV/BTCTW ngày 18/11/2008 của Ban Tổ chức Trung ương và Quyết định số 849 – QĐ/ĐUK ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương về việc thành lập Đảng bộ toàn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam). Đến nay Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có 24 tổ chức đảng trực thuộc với trên 8000 đảng viên, hoạt động tại hầu khắp các địa bàn trong cả nước và một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

    Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng bộ với tinh thần “Đổi mới quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết định kịp thời”, theo phương châm “Đồng tâm hiệp lực, hiện đại hội nhập, tăng tốc phát triển”, thực sự là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, công nhân viên và người lao động toàn Tập đoàn. Đây cũng là dịp để Đảng bộ tập trung trí tuệ, phát huy dân chủ, kiểm điểm sâu sắc, đánh giá đầy đủ, cụ thể vai trò lãnh đạo trong việc thực hiện nghị quyết đại hội các cấp và Nghị quyết Đại hội X của Đảng, khẳng định những kết quả đã đạt được, chỉ ra những yếu kém, khuyết điểm, phân tích rõ nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm, quyết định phương hướng, nhiệm vụ và xác định các giải pháp chủ yếu mang tính đột phá cho nhiệm kỳ tới, đưa Đảng bộ vững bước đi lên, không ngừng phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Với tinh thần đó, Đại hội Đại biểu lần thứ I Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là Đại hội “Phát huy truyền thống Anh hùng, đồng tâm hiệp lực, đổi mới quyết liệt, tăng tốc phát triển, giữ vững vị trí đầu tàu trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước”.

    Báo cáo gồm 5 phần chính:

    I - Kiểm điểm thực hiện vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng giai đoạn 2006 - 2010.

    II - Quan điểm, mục tiêu, các chỉ tiêu chủ yếu phát triển Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015.

    III - Một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất - kinh doanh giai đoạn 2011 - 2015.

    IV - Tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ.

    V - Chỉ đạo tổ chức thực hiện.

    (Riêng phần Phụ lục sẽ được thiết kế, trình bày sau khi thống kê, tập hợp đầy đủ các số liệu phản ánh toàn diện các lĩnh vực công tác của Đảng bộ)

    I - KIỂM ĐIỂM THỰC HIỆN VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA TỔ CHỨC ĐẢNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010:

    A - NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU

    1. Tập đoàn đã đạt được nhiều kết quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển, thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng đất nước

    Giai đoạn 2006- 2010, đánh dấu bước phát triển vượt bậc và toàn diện nhất của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam qua các thời kỳ phát triển; đã thực hiện chuyển đổi thành công từ mô hình Tổng công ty Nhà nước sang hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh tế; cùng với việc đưa các nhà máy nhiệt điện khí, và Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vào vận hành, đã cơ bản hình thành được ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam hoàn chỉnh từ khâu tìm kiếm thăm dò khai thác – khí – điện - chế biến - và dịch vụ dầu khí. Trong giai đoạn này, Tập đoàn đã đưa 05 nhóm sản phẩm mới vào phục vụ nền kinh tế quốc dân, góp phần tăng GDP của đất nước là: sản phẩm điện khí, sản phẩm xăng dầu, sản phẩm CNG, sản phẩm năng lượng sạch và sản phẩm nhiên liệu sinh học.

    Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao: gia tăng trữ lượng dầu khí tăng 25,2% so với thực hiện kế hoạch 2001-2005 (thực hiện 5 năm 2006- 2010 là 330 triệu tấn quy dầu/thực hiện KH 2001- 2005 là 263 triệu tấn quy dầu); tổng sản lượng khai thác dầu khí tăng 5,1% so với thực hiện kế hoạch 2001-2005 (thực hiện 5 năm 2006- 2010 là 116,83 triệu tấn quy dầu/ thực hiện KH 2001- 2005 là 111,14 triệu tấn quy dầu) và đạt mốc khai thác 300 triệu tấn dầu quy đổi vào ngày 02/9/2009 và khai thác tấn dầu thô thứ 250 triệu vào ngày 12/10/2009; tốc độ tăng doanh thu đạt 17%/năm, chiếm trung bình 18-20% GDP cả nước, tăng 2,8 lần so với thực hiện kế hoạch 2001-2005; nộp ngân sách nhà nước tăng 11%/năm, chiếm trung bình 25-30%/năm tổng thu ngân sách nhà nước, tăng 2,3 lần so với thực hiện kế hoạch 2001-2005; kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình 5%/năm, chiếm trung bình 15%/năm tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 95% so với thực hiện kế hoạch 2001-2005 (giá dầu trung bình thực hiện cả giai đoạn 2006-2010 là 74,2USD/thùng); tốc độ tăng trưởng dịch vụ dầu khí đạt trung bình 44%/năm (so với mục tiêu kế hoạch 5 năm đã đề ra là trung bình 20%/năm), chiếm trung bình 27%/năm tổng doanh thu toàn Tập đoàn (cao hơn so với mục tiêu chiến lược ngành đề ra là chiếm từ 20-25% tổng doanh thu toàn Tập đoàn). Vốn Chủ sở hữu tăng 2,4 lần so với đầu kỳ kế hoạch (vốn chủ sở hữu năm 2010 là 184 nghìn tỷ đồng so với vốn chủ sở hữu cuối năm 2005 là 76,2 nghìn tỷ đồng), hệ số nợ/tổng tài sản là 0,36 - đảm bảo an toàn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư, năng suất lao động trung bình đạt 8,4 tỷ đồng/người/năm.

    Tiến độ các dự án đầu tư được đảm bảo, hệ số đầu tư tăng trưởng trung bình đạt mức cao (ICOR = 1,33, thấp hơn nhiều so với dự báo trung bình cả nước là 8,0), việc chậm tiến độ đầu tư các dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí và trọng điểm của ngành trước đây đã được khắc phục, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (FDI) đạt mức cao (trên 11,5 tỷ USD). Tập đoàn hoàn thành đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động 26 dự án, trong đó có 03 dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí là Nhà máy Lọc dầu Dung Quất; Nhà máy Điện Cà Mau 1, 2 và Đường ống dẫn khí PM3 – Cà Mau; Nhà máy Điện Nhơn Trạch 1 và 23 dự án trọng điểm khác của Tập đoàn; khởi công và thực hiện đầu tư xây dựng 20 dự án trọng điểm khác. Kết quả của việc triển khai các dự án đầu tư trong giai đoạn 2006-2010 đã góp phần nâng cao vị thế, vai trò của Tập đoàn ở trong nước và ở nước ngoài, nâng cao uy tín, thương hiệu của Petrovietnam.

    Tiếp tục triển khai Chương trình hành động, thực hiện Nghị quyết Trung ương VII khoá X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cho toàn thể cán bộ, đảng viên, công nhân viên. Hoạt động Khoa học công nghệ (KHCN) đã được triển khai ở tất cả các lĩnh vực từ khâu thượng nguồn – trung nguồn - hạ nguồn, kiểm soát đánh giá môi trường hầu hết các dự án của Tập đoàn ; trong 5 năm 2006-2010, Tập đoàn đã thực hiện 19 Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học (NCKH) cấp Nhà nước/Bộ và gần 150 Đề tài/nhiệm vụ NCKH phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Chất lượng công tác NCKH đã được cải thiện và tỷ trọng các đề tài/nhiệm vụ NCKH được ứng dụng và phục vụ trực tiếp cho SXKD ngày càng cao; Tập đoàn đã thực hiện chuyển đổi Viện Dầu khí Việt Nam thành đơn vị khoa học và công nghệ tự trang trải kinh phí theo nghị định 115/2005/NĐ-CP, hoàn thiện Quy chế quản lý NCKH và kiện toàn các Hội đồng Xét duyệt nghiệm thu các cấp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; triển khai đề án thành lập tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh một Trung tâm phân tích thí nghiệm dầu khí đủ mạnh đáp ứng các nhu cầu của hoạt động dầu khí và phấn đấu từ sau năm 2010 chấm dứt việc gửi mẫu đi phân tích ở nước ngoài; đầu tư cơ sở vật chất (trang thiết bị thí nghiệm, các phần cứng và phần mềm chuyên dụng) ở tất cả các cơ sở NCKH dầu khí một cách đồng bộ, tiên tiến nhằm đảm bảo cung cấp thông tin, luận cứ khoa học đầy đủ và tin cậy phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và quản lý SXKD của ngành dầu khí; mở rộng quan hệ hợp tác với quốc tế về KHCN với các tổ chức, Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp KHCN và các đối tác nước ngoài và đang tập trung nghiên cứu và phát triển các sản phẩm KHCN mang thương hiệu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, nhằm tiến tới từng bước hình thành một thị trường KHCN Dầu khí ngay trong Tập đoàn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...