Đồ Án Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua giờ Ngữ văn ở lớp 7

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua giờ Ngữ văn ở lớp 7


    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    + Trong những thập kỷ gần đây, cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo tưởng hướng vào người học được đặt ra một cách bức thiết.
    Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, qua thực tế tôi thấy việc đổi mới dạy học để có được hoạt động học tập chủ động tích cực, sáng tạo của học sinh, thầy dạy học lấy học sinh làm trung tâm trong môn Ngữ văn se đem lại hứng thú cho cả thầy lẫn trò. Học trò được bộc lộ bản thân, được đánh giá ở nhiều phía, như vậy thầy sẽ hiểu được thực chất về trò để tư đó có phương pháp thích ứng nhằm đem lại hiệu quả cao trong dạy học. Mặt khác, chính sự đổi mới phương pháp sẽ tạo cho các học sinh có nề nếp làm việc khoa học và tự tin trong học tập.
    Nói về vấn đề này, Nghị quyết Trung ương II (khóa 8) đã khẳng định “Phải đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cuả người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học cho học sinh:/
    Định hướng trên đã trở thành tinh thần cơ bản cảu đổi mới phương pháp dạy học Vă ở Trung học cơ sở. Đó là đề cao vai trò chủ động, tích cực cảu học sinh trong hoạt động nhận thức cảm thụ và ứng dụng các kiến thức, kỹ năng văn học. Giáo viên không còn là chỉ biết truyền thụ kiến thức, kỹ năng văn học tới học sinh mà có cả vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá để hiểu, cảm, vạn dụng các kiến thức, kỹ năng vănn học đúng hướng, cảm cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học, bộc lộ sự hiểu, cảm ấy bằng ngôn ngữ và tình cảm của lứa tuổi mình. Các kỹ năng đọc, phân tích, bình giá, diễn đạt bằng ngôn ngữ nói – viết sẽ được hình thành chắc chắn và bền vững.
    Bên cạnh đó. Học sinh ở trường Trung học cơ sở ở độ tuổi 11 đến 15 có những đặc điểm tâm sinh lý mà người giáo viên phải luôn chú ý. Đó là nguyện vọng có được vị trí mới trong quan hệ với người lớn, có tính tự lập cao, có sự tự do trong hành động. Điều này tạo nên ưu điểm lớn của tuổi thiếu niên là sự sẵn sàng của các em đối với mọi hoạt động giáo dục học tập. Học sinh dễ bị cuốn hút vào các hình thưc hoạt động tự lập và những tài liệu học mới mẻ, phức tạp, muốn phát huy và khẳng định khả năng của mình trong các hoạt động nhận thức. Nhưng vấn đề trở ngại đã đặt ra đó là các em “chưa biết cách thực hiện sự sẵn sàng đó, chưa biết phương thức thực hiện các hình thức học tập mới”. Học sinh không còn thích ngồi nghe những lời giải thích tỉ mỉ mà chờ đội những cách hiểu mới được chủ động tích cực tham gia vào bài giảng. Chính vì thế, việc phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập được xem như là một nguyên tắc dạy học đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
    Năm học 2007-2008 là năm học thứ năm thực hiện chương trình thay sách giáo khoa ở lớp 7. Bộ môn Ngữ văn nói riêng và những môn khác ói chung đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng triệt để phương pháp mới, để từ đó tạo đà cho các em tiếp thu kiến thức ở lơp 8, lớp 9 và bậc học cao hơn với quan điểm tích hợp, đạt hiệu quả cao. Người giáo viên là người hướng dẫn, còn học sinh là người chủ động tiếp cận với bài giảng. Vì lẽ đó tôi đã chọn đề tài : “Phát huy tính tịch cực học tập của học sinh qua giờ Ngữ văn ở lớp 7”.

    II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
    Các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học Văn đã khẳng định: Phát huy tính tích cực học tập – xem như một nguyên tắc dạy học đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
    Qua bốn năm thực hiện chương trình thay sách giáo khoa lớp 7 nói chung và chương trình Ngữ văn 7 nói riêng ta đã thống nhất được ràng: Để có được giờ dạt văn tốt theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên phải vất vả hơn nhiều trong việc soạn giảng và điều hành giờ dạy Văn học.
    Chính mỗi giáo viên ai cũng muốn tất cả các giờ dạy của mình đều tốt đó là một sự cố gắng rất lớn. Chính ta phải chủ động, sáng tạo mới có thể khơi dậy được sự hoạt động chủ động, tính tích cực sáng tạo của tất cả học sinh trong lớp. Bởi vì mỗi tác phẩm văn chương được chọn đưa vào chương trình văn học đã là một sáng tạo độc đóa của nhà vă, mõi cá nhân học sinh lại là một chủ tiếp nhận. Do đó, sự áp đặt cách hiểu, cách cảm nhận của giáo viên tới học sinh là chưa đúng với bản chất học tập và đặc biệt là học văn.
    Như vậy để có giờ dạy văn đúng theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, bản thân tôi đã nhận thấy việc sử dụng phương pháp dạy học: Phát huy tính tích cực học tập của học sinh là một phương pháp cực kỳ quan trọng, nó tác hợp được mối quan hệ dân chủ hóa trong qua trình dạy học. Học sinh được tham gia trực tiếp vào quá trình tiếp nhận tri thức. Từ đó làm cho quá trình tiếp nhận trở nên phong phú. Trong giừo học có nhiều nguồn thông tin khác nhau: có nguồn thông tin từ nhà văn,có nguồn thông tin từ người dạy, nguồn thông tin từ học sinh. Trong quá trình dạy học theo phương pháp mới là phải đảm bỏa: Khuyến khích được sự sáng tạo của người học nhưng đồng thời quá trình định hướng phải rõ ràng. Vì vậy viết đề tài này, bản thân tôi mong muốn được góp phần cùng đồng nghiệp áp dụng thành công trong bài giảng của mình.

    III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 7E – Trường trung học cơ sở Phương mai - Đống Đa – Hà Nội năm học 2006-2007.
    - Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề sử dụng phương pháp “Phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập qua giờ Ngữ văn lớp 7”.

    IV- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
    Đề tài gồm hai phần: phần lý thuyết và phần thực nghiệm.
    1.PHẦN LÝ THUYẾT:
    -Tổng hợp các vấn đề áp dụng phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập đối với giáo viê (những yêu cầu đặt ra đối với giáoviên).
    - Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm thực hiện tốt phương pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
    1.Phần thực hành:
    Vận dụng phương pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua bài giảng cụ thể.

    V- CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHÍNH:
    - Điều tra cơ bản.
    - Thực nghiệm.
    - Tổng kết rút kinh nghiệm
     
Đang tải...