Tiểu Luận Phát huy tính tích cực học tập cho học sinh khi dạy học Nhảy cao Kiểu Bước qua

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.Cơ sở lý luận:
    Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức,trí tuệ,thể chất,thẩm mĩ và các kỉ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa,xây dụng tư cách và trách nhiệm công dân,chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động,tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc,còn đối với mục tiêu giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học,có trình độ học vấn trung học cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỉ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông,trung học chuyên nghiệp,học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
    Trong cuộc sống xã hội hiện nay và mai sau đòi hỏi con người cần hoàn thiện mình hơn nhằm đáp ứng được sự phát triển của khoa học kỉ thuật. Để đáp ứng được các yêu cầu của một xã hội tiến bộ thì vai trò của giáo dục và đào tạo đóng vai trò hàng đầu, nhằm đào tạo nên những thế hệ tương lai của đất nước,bởi tri thức là chìa khóa cho mọi thành công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.Sức khỏe và trí tuệ là vồn quý nhất của con người,có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại giáo dục thể chất sẽ giúp cho học sinh có được sức khỏe tốt,từ đó học tập các môn học,tham gia các hoạt động ở nhà trường đạt hiệu quả cao hơn,chính là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục,để các em trở thành những con người có ích cho xã hội.
    Thể dục thể thao nói chung và giáo dục thể chất nói riêng là một trong những nội dung quan trọng của nền giáo dục hiện nay nhằm đào tạo nên thế hệ trẻ tương lai đất nước phát triển cao về trí tuệ,cường tráng về thể chất,phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức sẵn sàng tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trí tuệ và thể lực đều do hệ thần kinh trung ương điều khiển,hoạt động của con người là hoạt động có ý thức. Một cơ thể khỏe mạnh là tiền đề giúp cho con người phát triển năng lực hoạt động trí óc của mình,hoạt động tinh vi hơn ,ít sai sót hơn.
    Trong công tác dạy học nói chung hiện nay đòi hỏi phải làm sao để khơi dậy lòng đam mê,tính tích cực chủ động,sáng tạo trong hoạt động nói chung và học tập nói riêng,thì khi đó việc giải quyết vấn đề học tập mới đạt hiệu quả tốt cho học sinh.


    SKKN: “Phát huy tính tích cực học tập cho học sinh khi dạy học Nhảy cao Kiểu “Bước qua”

    Tức là làm thế nào để học sinh đón nhận hoạt động học tập một cách chủ động,sáng tạo phát huy được nhu cầu học hỏi tìm hiểu vấn đề giáo viên đưa ra. Trong chương trình dạy học Thể dục thể thao cho học sinh trung học cơ sở nhằm góp phần giữ gìn và nâng cao sức khỏe,thể lực học sinh là mục tiêu xuyên suốt của quá trình dạy học. Dạy môn Thể dục ở chương trình giáo dục trung học cơ sở là dạy cho học sinh kiến thức,kỉ năng co bản,chưa đặt ra mục tiêu đào tạo chuyên nghiệp, chủ yếu góp phần hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn,làm quen và hoàn thiện cơ bản về một số kỉ thuạt của các môn thể dục,phát hiện những học sinh có năng khiếu,tạo điều kiện cho các em tiếp tục phát triển năng khiếu thể thao. Dạy học Thể dục nói chung và dạy học Nhảy cao kiểu “Bước qua” nói riêng nó đều có những đặc điểm khác biệt so với các môn học khác,trong đó nói đến thiết bị sân tập,dụng cụ của Nhảy cao và độ khó của kỉ thuật nhảy cao kiểu “bước qua”.Nhưng nhảy cao là một trong những môn học được học sinh yêu thích với tinh thần chinh phục độ cao và là môn học dễ dẫn đến những chấn thương trong tập luyện, nếu không được trang bị về kiến thức,kỉ năng,không có sự bảo hiểm ,hỗ trợ của giáo viên thì rất nguy hiểm cho học sinh.
    1.Cơ sở thực tiễn:
    Giáo dục thể chất trong các nhà trường là một trong những nội dung giáo dục quan trọng,yêu cầu bắt buộc đối với chương trình giáo dục phổ thông. Với mục tiêu giúp học sinh phát triển một cách toàn diện về đạo đức,trí tuệ,thể chất và thẩm mỹ. Đối với các cấp học và trường học đã và đang làm tốt các hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường,làm tăng thêm sự đa dạng và phong phú trong công tác giáo dục phổ thông. Các trường đã đầu tư tu sữa,mua sắm trang thiết bị cho công tác dạy học Thể dục đạt hiệu quả và tham gia thi đấu đạt thành tích cao trong các kì thi đấu và đại hội TDTT,HKPĐ các cấp.Giáo dục thể chất nói chung, Nhảy cao nói riêng là một trong những nội dung phổ biến được nhiều học sinh yêu thích tham gia tập luyện,nhằm chinh phục độ cao của mức xà và cũng là một trong những hoạt động phức tạp,được thực hiện liên tục bắt đầu từ khi chạy đà cho đến lúc kết thúc qua xà rơi xuống đất. Cũng như các nội dung dạy học khác thì Nhảy cao có sự căng thẳng rất lớn của hệ thần kinh,tâm lý,cơ bắp của người học.

    SKKN: “Phát huy tính tích cực học tập cho học sinh khi dạy học Nhảy cao Kiểu “Bước qua”

    Qua tập luyện và tham gia thi đấu cơ thể con người ngày càng hoàn thiện hơn,hệ thần kinh vững chắc hơn. Tập luyện Nhảy cao có tác dụng rất lớn trong việc phát triển các tố chất thể lực, nâng cao khả năng tập trung sức lực,tự chủ và rèn luyện lòng dũng cảm,tính kiên trì khắc phục khó khăn trong tập luyện. Thông qua các bài tập bổ trợ và bài tập kỉ thuật làm phát triển tốt tố chất sức nhanh ,mạnh,khéo léo,tính chính xác,giúp cho việc phối hợp vận động tốt hơn,giúp người tập nâng cao sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần phục vụ tốt cho học tập và lao động.Đặc biệt là hệ thần kinh vững chắc hơn,tâm lý của học sinh được tôi luyện vững vàng hơn trước độ cao của mức xà.
    Kỉ thuật Nhảy cao kiểu “Bước qua” là một kỉ thuật tương đối khó thực hiện, vừa đảm bảo đúng kỉ thuật vừa phải chinh phục độ cao của mức xà. Động tác đòi hỏi góc độ giậm nhảy hợp lý,ổn định, phải có sự phối hợp nhịp nhàng,khéo léo của cơ thể.Thành tích Nhảy cao phụ thuộc vào kỉ thuật và sức lực của người nhảy. Về kỉ thuật các yếu tố quyết định thành tích Nhảy cao bao gồm: Tốc độ chạy đà và tốc độ giậm nhảy,góc độ giậm nhảy và góc độ bay của cơ thể,tư thế qua xà của người nhảy. Đó củng chính là quá trình rèn luyện để có kỉ thuật Nhảy cao kiểu “Bước qua” đúng và góp phần phát triển thể chất cho học sinh.
    Từ những suy nghĩ và kinh nghiệm trong công tác giảng dạy Thể dục.Tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm trong dạy học Nhảy cao đó là “Phát huy tính tích cực học tập cho học sinh khi dạy học Nhảy cao kiểu “Bước qua””. Hi vọng sẽ đóng góp những kinh nghiệm của bản thân trong việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Nhảy cao kiểu “Bước qua” và công tác đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của người học mà hiện nay ngành giáo dục của chúng ta đặc biệt chú trọng hàng đầu, với phương châm giáo dục con người phát triển cao về trí tuệ,cường tráng về thể chất,phong phú về tinh thần,trong sáng về đạo đức phù hợp với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN trong giai đoạn mới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...