Tiểu Luận Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy môn lịch sử lớp 5

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH KHI DẠY MÔN LỊCH SỬ LỚP 5.

    A.PHẦN MỞ ĐẦU
    Lý do chọn đề tài:
    Bác Hồ từng nói “Có tài mà không có đức ,là người vô dụng. Có đức mà không có tài , làm việc gì cũng khó”.Mỗi giáo viên chúng ta cũng nhận thấy và đang thực hiện: Giáo dục những học sinh vừa có đức có tài để phục vụ đất nước. Mục tiêu của giáo dục là phát triển toàn diện con người về đạo đức ,trí tuệ , thể chất thẩm mỹ và kỹ năng nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và tiến bộ khoa học công nghệ.
    Môn tự nhiên xã hội cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản và ban đầu về các sự vật, sự kiện, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên, con người và xã hội, về cách vận dụng kiến thức đó trong đời sống và sản xuất.
    Qua nhiều năm giảng dạy ở khối lớp 5, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh , nên việc dạy và học môn lịch sử còn khó với giáo viên và có phần tẻ nhạt với học sinh . Vì đa số phụ huynh đều quan niệm lịch sử là môn phụ không có tính quyết định trong thi cử nên thường không thích đầu tư cho môn học .
    Mặt khác, chương trình lịch sử lớp 5 giúp học sinh lĩnh hội được một số tri thức ban đầu và thiết thực về xã hội. Đó là các sự kiện và nhân vật tiêu biểu trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ đó hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng quan sát, mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá mối quan hệ giữa các sự kiện trong xã hội, đồng thời vận dụng các tri thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Qua đó khơi dậy và bồi dưỡng tình yêu đất nước, hình thành thái độ đúng đắn đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, kích thích tính ham hiểu biết khoa học của học sinh.
    Với trăn trở hiện nay , tại sao lớp trẻ rất hiểu về lịch sử các nước nhưng lại mù mờ về lịch sử của chính dân tộc mình . Chúng ta không trách các em thờ ơ , mà hỏi tại sao chúng ta không đưa lịch sử dân tộc đến với các em bằng cách nào đó vừa gần gũi vừa hứng thú , để các em tiếp nhận một cách dễ dàng hơn , không cứng nhắc khô khan . Phải làm sao để các em tự khám phá , để biết, để hiểu và chắc chắn khi đã biết đã hiểu thì các em sẽ yêu mến và những giờ học lịch sử sẽ trở nên hứng thú say mê hơn .Do đó tôi đã chọn đề tài : PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH KHI DẠY MÔN LỊCH SỬ 5. Hy vọng mình sẽ đóng góp một phần nhỏ bé, thật nhỏ bé làm rạng danh những trang sử vàng của dân tộc , khơi dậy lòng tự hào về truyền thống đấu tranh của DÂN TỘC VIỆT NAM
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...