Đồ Án Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong khâu nghiên cứu tài liệu để dạy kiến thức mới

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học khối lớp 12

    PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Tích cực hoá việc dạy học đang là xu hướng cần phải phổ cập rộng rãi trong đổi mới PPDH hiện nay. Nó là hệ quả trực tiếp của sự phát triển KHKT, đồng thời, do mục tiêu đào tạo con người mới có năng lực hành động cao hơn.
    Ở nước ta, từ những năm 1980 dạy học bằng phương pháp tích cực, chủ động đã được đề cập tới ở cấp độ các chỉ thị và phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt". Nhiều khẩu hiệu quyết tâm đổi mới phương pháp dạy học như "Biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo", "Học đi đôi với hành", "lấy học sinh làm trung tâm" hay "Đặt người học vào trung tâm của quá trình dạy học" . Tuy nhiên, tình trạng thầy giảng - trò ghi, thầy nói - trò nghe, lấy giáo viên làm trung tâm biến học sinh thành một thực thể thụ động vẫn còn đang phổ biến. Nếu trước đây nội dung các bài giảng sinh học thực chất là một bản ghi tóm tắt những điểm chính trình bày trong SGK và kết thúc là một số câu hỏi và bài tập về nhà cũng lại rút ra từ SGK thì hậu quả là khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh rất hạn chế. Từ khâu đặt mục tiêu bài giảng đến kiểm tra đánh giá, giáo viên đã không chú ý đến phát huy tự lực của học sinh, không biết lựa chọn nội dung thích hợp (dạy cái gì) và lựa chọn phương pháp thích hợp (dạy thế nào). Nếp dạy, nếp học bấy lâu nay đã thành thói quen, là lực cản đối với các phương pháp tích cực, làm hạn chế chất lượng dạy học. Với xu thế chung của các nhà giáo dục thế giới là dạy học lấy học sinh làm trung tâm (thầy thiết kế - trò thi công), biến chủ thể nhận thức thành chủ thể hành động, ngành giáo dục nước ta đã và đang đổi mới nội dung SGK và phương pháp dạy học ở các trường phổ thông.
    Trong chương trình sinh học nói chung và sinh thái học lớp 11 nói riêng, rất nhiều kiến thức mới, nhiều khái niệm, nhiều quy luật mà thời gian trên lớp hạn chế, giáo viên sẽ khó khăn trong việc dạy học theo phương pháp truyền thống, mặt khác học sinh cũng không thể tiếp tục được một mở hỗn độn các kiến thức. Việc giáo câu hỏi để học sinh tự lực nghiên cứu SGK ở nhà, đến lớp kết hợp với việc giáo dục tổ chức, hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức mới giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức một cách nhanh hơn. Bởi vậy, tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm: "Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong khâu nghiên cứu tài liệu để dạy kiến thức mới".

    PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
    1. Vai trò của SGK và việc sử dụng SGK:
    2. Sử dụng câu hỏi nhằm tổ chức công tác độc lập của học sinh với SGK trong khâu nghiên cứu tài liệu mới.
    3. Một tiết dạy có sử dụng hệ thống câu hỏi bài tập để tổ chức công tác độc lập của học sinh với SGK trong khâu nghiên cứu tài liệu mới phần sinh thái học lớp 12.
    PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUÝÊN NGHỊ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...