Luận Văn Phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉn

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU​



    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Nước ta là một quốc gia đa dân tộc, cùng với dân tộc Kinh còn có 53 dân tộc thiểu số, với trên 10,5 triệu người. Tuy chỉ chiếm 14% dân số cả nước nhưng địa bàn cư trú của các dân tộc là 3/4 diện tích đất nước. Đây là địa bàn có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như an ninh quốc phòng. Nhìn lại tình hình phát triển kinh tế - xã hội của phần lớn các dân tộc thiểu số hiện nay, chúng ta thấy những khó khăn chồng chất mà đồng bào đang phải gánh chịu. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa IX về công tác dân tộc đã chỉ ra:

    Sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhất là từ sau khi có Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về một số chủ trương chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi, tình hình ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có bước chuyển biến quan trọng, tuy nhiên cho đến nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế, yếu kém [24, tr.31].

    Hội nghị cũng nhận định một cách cụ thể:

    Nhìn chung, kinh tế ở miền núi và các dân tộc còn chậm phát triển, nhiều nơi còn lúng túng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập quán canh tác còn lạc hậu. Chất lượng sản phẩm thấp, tiêu thụ khó khăn. Tình trạng du canh, du cư, di dân tự do còn diễn biến phức tạp. Một số hộ còn thiếu đất sản xuất. Kết cấu hạ tầng ở vùng cao, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng còn rất thấp kém . Ở nhiều vùng dân tộc và miền núi tỷ lệ đói nghèo hiện còn cao hơn so với bình quân chung cả nước; khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc ngày càng tăng . [24, tr.31-32].

    Để khắc phục hạn chế, yếu kém, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn miền núi, ngoài việc phải khai thác tiềm năng, thế mạnh từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái, đồng thời phải tập trung phát huy các nguồn lực, trong đó nguồn lực con người là nguồn lực mang tính trực tiếp và quyết định. Phụ nữ DTTS chiếm hơn 1/2 dân số, là nguồn lực có vai trò, vị trí đặc biệt, tác động rất lớn tới phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở những khu vực này.

    Phụ nữ DTTS nước ta là những chủ nhân của đất nước, có tiềm năng lớn tác động trực tiếp đến sự phát triển ngay trên chính quê hương họ. Nhưng thực trạng hiện nay cho thấy, vấn đề việc làm, thu nhập, địa vị của người phụ nữ là những vấn đề bức xúc đối với phụ nữ vùng dân tộc thiểu số. Bởi vì, đại bộ phận các gia đình ở các dân tộc thiểu số đang sống ở mức nghèo đói, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, miền núi. Trong bộ phận dân cư ấy, phụ nữ lại là nhóm xã hội cực khổ nhất. Họ vừa tham gia lao động sản xuất ngoài xã hội, cộng đồng; lại vừa trực tiếp chăm lo công việc gia đình nên cường độ lao động và thời gian lao động đối với họ là quá tải trong khi mức thu nhập lại thấp, thậm chí họ lao động vất vả nhưng ít được cộng đồng, xã hội quan tâm.

    Bên cạnh đó, điều kiện để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống còn rất nhiều hạn chế, yếu kém: trình độ sản xuất, tư liệu lao động, kết cấu hạ tầng, nguồn vốn . Hơn thế nữa, phụ nữ vùng dân tộc thiểu số chính là người trực tiếp tham gia các hoạt động kinh tế, trực tiếp sản xuất nhưng ít có cơ hội, điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật. Trình độ học vấn nói chung là thấp, công việc nội trợ gia đình, sinh đẻ và nuôi dạy con cái cũng làm hạn chế năng lực sản xuất của phụ nữ. Vì vậy, để phụ nữ vùng DTTS phát triển phải phát huy tiềm năng của họ, điều đó vừa có ý nghĩa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vừa có ý nghĩa trong thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

    Khu vực miền núi phía Bắc nước ta gồm Đông Bắc và Tây Bắc, là địa bàn tụ cư của nhiều dân tộc thiểu số. Đây cũng là những vùng mà kinh tế - xã hội phát triển chậm (nhất là Tây Bắc). Một trong những nguyên nhân hạn chế sự phát triển chung của khu vực này là chưa khai thác, phát huy tiềm năng của lực lượng lao động nữ, thực hiện bình đẳng giới. Trong bối cảnh như vậy, việc đánh giá thực trạng tiềm năng của phụ nữ các dân tộc thiểu số, chỉ ra những nguyên nhân và tác động của chính sách kinh tế - xã hội, đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm phát huy tiềm năng của họ, tạo điều kiện và cơ hội cho họ hòa nhập vào phát triển, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của cộng đồng là cấp thiết. Đây chính là một phương hướng, nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp giải phóng phụ nữ của cánh mạng XHCN nói chung, của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nói riêng. Chính thực tế đó đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài: “Phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay” làm luận văn thạc sĩ triết học của mình.
     
Đang tải...