Đồ Án Phát huy quan hệ xã hội trong vấn đề giáo dục trẻ em tự kỉ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời Mở Đường :
    Ưu Tiên Số Một của chúng ta là gì ?

    Nhằm trình bày và khảo sát về Hội Chứng Tự Kỷ, tôi đã được lần lượt xuất bản ba tác phẩm khác nhau :
    Cuốn sách thứ nhất mang tựa đề « Trẻ Em Tự Kỷ », có mặt lần đầu tiên vào năm 2005, trên các tờ báo thông tin vi tính, ở trong và ngoài Nước. Một cách đặc biệt trong tác phẩm nầy, tôi đã khảo sát 5 triệu chứng, nhằm giúp đỡ cha mẹ và những những người có liên hệ xa gần, trong vai trò phát hiện những trẻ em mang hội chứng tự kỷ, từ những giây phút đầu tiên, khi một vài rối loạn vừa mới thoáng lộ diện.
    Càng phát hiện sớm, như tôi đã nhấn mạnh, chúng ta càng hội tụ nhiều cơ may, khả dĩ giúp đỡ những trẻ em nầy mau chóng thích nghi với đời sống và môi trường xã hội.
    Hẳn thực, từ 0 đến 6 tuổi, trẻ em đang còn ở trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, trên mọi bình diện, thuộc đời sống cơ thể cũng như trong đời sống xã hội, từ những sinh hoạt vui đùa với bạn bè cùng trang lứa, đến những qui luật cần tuân hành ở môi trường học đường Cũng trong thời gian và lứa tuổi nầy, hệ thần kinh trung ương hay là não bộ, với ba giai tầng khác nhau là Thân Não, Hệ Viền và Tân Vỏ Não, còn ở trong tình trạng mềm dẽo, dễ uốn nắn, chuyển hóa và điều chỉnh. Thậm chí những chương trình mang tên là bẩm sinh hay di truyền còn tùy thuộc vào khả năng tác động của môi trường giáo dục gia đình. Những quan hệ của cha mẹ, giống như nước tưới, đất màu hay là ánh sáng mặt trời, có thể mở ra hai con đường : làm cho hạt giống bẩm sinh phát triển thành cây lớn mạnh, hay là tàn lụi ung thối, vì không hội tụ đầy đủ điều kiện dưỡng sinh thuận lợi.
    Cuốn sách thứ hai, xuất bản vào năm 2006, với tựa đề « Nguy Cơ Tự Kỷ , từ 0 đến 7 tuổi », đề xuất hai mục tiêu rõ rệt :
    Thứ nhất, để can thiệp một cách khoa học và hữu hiệu, nghĩa là có khả năng mang lại những thành quả cụ thể và khách quan, cho trẻ em đang có những rối loạn thuộc hội chứng tự kỷ, chúng ta cần cưu mang trong nội tâm, thái độ sáng suốt và tỉnh thức. Người làm cha mẹ, các giáo viên cũng như chuyên viên thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, không thể « chầm chày may rủi », nhắm mắt đưa chân, áp dụng một cách máy móc tự động những chương trình có sẵn trong tầm tay, hay là những phương pháp trừng trị và ức chế theo kiểu « xưa bày nay làm ».
    Tư duy cấu trúc, trái lại, đề nghị chúng ta hãy ý thức một cách sáng suốt : Tôi đang ở đâu ? Bắt đầu từ khởi điểm nào ? Đi đến đâu ? Đi con đường nào ? Vì lý do gì ? Đi với phương tiện nào ? Đi theo những bước tiến lên từ dễ đến khó như thế nào ? Sau một thời gian tác động hay là can thiệp, chúng ta cần làm gì, nhằm đánh giá công việc và kết quả ? Khi nhận thấy mình đã đi sai đường, chúng ta sẽ vận dụng những biện pháp chuyển hóa như thế nào ?
    Một câu hỏi cuối cùng, nhưng rất quan trọng mà chúng ta thường bỏ quên, nằm trong lãnh vực xúc động : chúng ta thực hiện bao nhiêu động tác đi lên ấy, với một thái độ và tâm trạng như thế nào ? Hạnh phúc và thoải mái, an lạc và tự tin ? Hay là xao xuyến, căng thẳng và loạn động, nhất là với một ý đồ toàn năng, siêu ý định và siêu ý chí ?
    Với những điều kiện nội tâm như vậy, chúng ta dễ có xu thế áp đặt từ ngoài và từ trên, những chương trình phản ảnh tham vọng của chúng ta, thay vì lắng nghe, tìm hiểu nhu cầu chính đáng của trẻ em.
    Ngoài ra – đây là mục tiêu thứ hai của tác phẩm – mỗi trẻ em tự kỷ là một thế giới đặc thù và riêng biệt. Vừa khi ra khỏi lòng mẹ, và thậm chí trong lúc còn ở trong tử cung, bất kỳ trẻ em nào không phải là một loại « vườn không nhà trống ». Chúng ta muốn trồng gì vào đó, thì trồng. Xây gì lên trên ấy, thì xây. Trái lại, trong mỗi tế bào thần kinh của não bộ, thể theo lối nhìn và kết quả nghiên cứu công phu của tác giả Douglas M. ARONE, bao nhiêu chương trình đã được cài đặt và khắc sâu đậm nét.
    Trong tầm tay và điều kiện cụ thể của mình, môi trường có trách nhiệm làm những gì, từ khi trẻ em vừa ra chào đời ?
    - Trước hết, vun tưới và củng cố những chương trình cần củng cố và vun tưới ?
    - Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi, để chuyển hoá, uốn nắn lại hay là điều chỉnh những gì đã bắt đầu có hướng đi lệch lạc ?
    - Sau cùng, khi mầm mống tự kỷ đã có mặt, môi trường giáo dục có trách nhiệm làm những gì, không chần chờ, hẹn rày hẹn mai, để cản trở mầm mống ấy ngày ngày trở nên một cây cổ thụ, « một sự đã rồi », lúc trẻ em lên 7 tuổi ?
    Môi trường là ai, nếu không phải là chính chúng ta tất cả, không trừ sót một ai ?
    Thay vì xuyên qua liếc nhìn lẫn tránh hay là lời nói xiên xẹo, nhằm đổ lỗi, tố cáo cho các bậc làm cha mẹ ai trong chúng ta cảm thấy mình có vai trò nâng đỡ các bà mẹ trẻ đang khổ đau, tê liệt ? Phải chăng chúng ta hãy bước lại gần, giải thoát những mặc cảm tội lỗi vô căn cứ, đang đè nặng lên tâm tư của họ ?
    Ngoài ra, nhằm chu toàn ba trách vụ vừa được nói tới, là : Vun tưới, Chuyển hóa và Cản trở, chúng ta không thể không học.
    - Học nhìn đứa con, với một lối nhìn trinh nguyên, trong trắng, chưa có vết tích của khổ đau bóp méo và xuyên tạc.
    - Học nghe đứa con, với vành tai xôn xao, chưa vướng mắc vào một nỗi lo sợ đang trấn áp mọi sức sống vươn lên.
    - Học tiếp xúc và trao đổi, thậm chí với đứa con đang gặp những khó khăn lớn lao, trong lãnh vực quan hệ xã hội thông thường, hằng ngày.
    Hẳn thực, trước khi có khả năng phát huy ngôn ngữ đang được sử dụng trong môi trường gia đình, phải chăng đứa bé sơ sinh đã « chuyện trò » với người mẹ bằng cách nầy hay cách khác, bắt đầu với « tiếng khóc chào đời ». Trong câu chuyện đầu tiên ấy, phải chăng đứa con đã được đón nhận và chấp nhận vô điều kiện, với tư cách là một con nguời toàn bích và toàn diện, đang từ từ mở ra cánh cửa nội tâm, để thu hóa những đóng góp của môi trường và thế giới bên ngoài ? Mỗi đứa con có một tốc độ nhanh hay chậm khác nhau. Một gốc tre, chẳng hạn, từ ngày được trồng xuống lòng đất, phải đợi chờ chung quanh 3 năm, mới có thể nảy ra một chồi măng đầu tiên. Một người tự kỷ cũng vậy, như trường hợp của Sean BARRON, phải đợi chờ 25 năm, mới bắt đầu trao đổi chuyện trò qua lại với người mẹ sinh ra mình.
    Chính vì bao nhiêu lý do vừa được giới thiệu một cách sơ phác, cuốn sách thứ ba nầy về Hội Chứng Tự Kỷ, mang tựa đề : « Phát huy những quan hệ xã hội, trong vấn đề giáo dục trẻ em tự kỷ ».
    Lý do đầu tiên thúc giục tôi xếp đặt quan hệ xã hội, lên hàng ưu tiên số một, vì tất cả trẻ em tự kỷ đang gặp những khó khăn trầm trọng và chủ yếu, trong lãnh vực nầy.
    Lý do thứ hai phản ảnh những thành quả mới nhất, trong các công trình nghiên cứu về Hội Chứng Tự Kỷ, ở Âu Tây cũng như ở Bắc Mỹ. Hẵn thực, đầu năm 2006, trong một tác phẩm có tầm cỡ quốc tế, tác giả Daniel GOLEMAN đã nhấn mạnh vai trò của Trí Thông Minh Xã Hội, trong mọi lãnh vực sinh hoạt thuộc đời sống làm người.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...