Thạc Sĩ Phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay
    Định dạng file word


    Mở đầu
    Chương 1: Nhân tố con người và vai trò của nhân tố con người
    trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
    thôn
    1.1. Quan điểm mác xít về nhân tố con người
    1.1.1. Khái niệm về con người
    1.1.2. Những điều kiện khách quan ảnh hưởng đến việc phát huy nhân tố con người ở Việt Nam
    1.2. Vai trò của nhân tố con người trong quá trình công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
    1.2.1. Đặc điểm của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
    Việt Nam - thuận lợi và khó khăn
    1.2.2. Vai trò của nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH
    nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
    Chương 2: Phát huy nhân tố con người trong quá trình công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Nghệ
    An - Thực trạng và giải pháp
    2.1. Thực trạng việc phát huy nhân tố con người trong quá trình công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Nghệ An
    2.1.1. Vài nét về tình hình, đặc điểm Nghệ An ảnh hưởng trực tiếp
    đến việc phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH,
    HĐH nông nghiệp, nông thôn
    2.1.2. Chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn
    và sự tác động của nó đến việc phát huy nhân tố con người
    trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
    2.1.3. Những thành tựu đạt được đối với việc phát huy nhân tố con
    người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
    Nghệ An
    2.1.4. Những vấn đề đặt ra đối với việc phát huy nhân tố con
    người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
    Nghệ An
    2.1.5. Những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế khả năng phát huy
    nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp,
    nông thôn Nghệ An
    2.2. Một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy có
    hiệu quả nhân tố con người trong quá trình công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Nghệ An
    2.2.1. Những phương hướng chủ yếu nhằm phát huy có hiệu quả
    nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp,
    nông thôn Nghệ An
    2.2.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nhân tố con người
    trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An
    Kết luận
    Danh mục tài liệu tham khảo


    Phần mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đường lối đổi mới đất nước bắt đầu từ Đại hội VI mà đặc biệt là từ Đại hội VII
    Đảng ta đã nhận thức ngày càng đầy đủ vai trò động lực của sự phát triển kinh tế - xã
    hội là con người. Chính con người với sức lực và trí tuệ của mình là nhân tố quyết định
    hiệu quả của việc khai thác nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác. Từ đó đến nay,
    Đảng ta luôn coi trọng con người là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng
    thời là mục tiêu của CNXH.
    Trong điều kiện gần 80% dân cư sống ở nông thôn, từ một nước nông nghiệp
    lạc hậu bắt đầu đi vào CNH, HĐH ta chưa có những chỉ số cao về phát triển con người
    như mong muốn. Đặc điểm ở nông thôn vùng núi chỉ số về phát triển con người còn quá
    thấp so với thành thị. Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nền
    nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh theo hướng XHCN là nhiệm vụ cực kỳ quan
    trọng, nhưng đồng thời cũng rất khó khăn, phức tạp.
    Nhân tố con người được khẳng định là có giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định
    sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như quá trình CNH, HĐH nông nghiệp,
    nông thôn nói riêng. Vấn đề then chốt để tạo được động lực chính là có chủ trương,
    chính sách đúng đắn nhằm khơi dậy mọi khả năng tích cực, năng động, sáng tạo của
    nhân tố con người, đồng thời hướng tính tích cực, năng động và sáng tạo đi đúng quy
    luật, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
    minh.
    Nghệ An là một trong những tỉnh miền Trung, đất tương đối rộng, người đông,
    chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp, mang nhiều đặc
    trưng chung cho nông nghiệp cả nước. Do đó, yêu cầu phát huy nhân tố con người trong
    quá trình CNH, HĐH càng bức thiết cả về lý luận và thực tiễn.
    Vì vậy tôi chọn đề tài: " Phát huy nhân tố con người trong quá trỡnh CNH,
    HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay ", nhằm góp phần nhỏ bé đáp ứng đòi
    hỏi trên.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Do tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề nhân tố con người trong sự phát triển
    kinh tế - xã hội. Con người là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và
    văn hóa của các quốc gia. Nó đòi hỏi phải phân tích một cách khoa học về giá trị lớn lao
    và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người. Đã có không ít tài liệu trong nhiều và
    ngoài nước nghiên cứu về vấn đề này.
    ở Liên Xô (cũ) các nhà nghiên cứu lý luận dưới các góc độ khác nhau đã tiếp
    cận một cách khoa học vấn đề: Vai trò của nhân tố con người trong chiến lược phát triển
    kinh tế - xã hội.
    ở nước ta, nhất là từ giữa những năm 80 khi bắt tay vào sự nghiệp đổi mới,
    chúng ta càng nhận ra vai trò đặc biệt của con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội.
    Do đó, đã có nhiều cuộc hội thảo khoa học, nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu.
    Với những công trình tiêu biểu như: Đề tài KX-07-13 "Về một số động lực phát triển
    kinh tế - xã hội hiện nay" do GS. Lê Hữu Tầng chủ nhiệm; "Một số vấn đề lý luận và
    thực tiễn" PGS. TS Bùi Đình Thanh chủ nhiệm .
    Trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu
    tập trung ở vấn đề phát triển CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, thực hiện chính sách
    xã hội ở nông thôn, vai trò của nông nghiệp, nông thôn; xóa đói giảm nghèo, giải quyết
    việc làm . Đáng chú ý là các công trình "40 năm kinh nghiệm Đài Loan (Nxb Đà Nẵng,
    1994); Công ty ADUKI "Vấn đề nghèo ở Việt Nam" (Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội,
    1996); GS Nguyễn Điền "CNH nông nghiệp, nông thôn các nước châu á và Việt Nam"
    (Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1997); PGS. PTS Nguyễn Đức Bách "Những lợi ích
    kinh tế - xã hội tác động đến lòng tin của nông dân và con đường XHCN" (Tạp chí
    nghiên cứu lý luận số 2-1992). Điển hình hơn là chương trình khoa học cấp Nhà nước
    KX-08 "Phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, gồm 12 đề tài nhánh đã tập trung nghiên
    cứu một cách toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn Việt Nam
    theo định hướng XHCN.
    Đối với khu vực Bắc Trung Bộ đã có một số công trình nghiên cứu: PGS. TS Lê
    Đình Thắng, PTS Nguyễn Thanh Hiền "Xóa đói giảm nghèo ở khu IV cũ" (Nxb Nông
    nghiệp, Hà Nội, 1995); chương trình khoa học: "Con người Nghệ An trước yêu cầu của
    sự nghiệp CNH, HĐH" (Sở khoa học công nghệ và môi trường, Vinh, 1998).
    Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề nhân tố con người trong
    quá trình CNH, HĐH, nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn
    diện, đầy đủ vai trò, vị trí của nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông
    nghiệp, nông thôn nhằm phát huy có hiệu quả nhân tố con người. Vì vậy, tác giả mạnh
    dạn nghiên cứu vấn đề này với lòng mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc luận giải cơ
    sở lý luận và thực tiễn cho việc phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH
    nông nghiệp, nông thôn Nghệ An theo định hướng XHCN.
    3. Mục đích - nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Mục đích
    Trên cơ sở phân tích thực trạng việc phát huy nhân tố con người trong nông
    thôn, nông thôn Nghệ An hiện nay, luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp
    phần phát huy có hiệu quả nhân tố con người trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
    Nghệ An hiện nay.
    3.2. Nhiệm vụ
    Luận văn tập trung giải quyết các vấn đề sau:
    - Làm rõ quan điểm mác xít về nhân tố con người.
    - Đánh giá thực trạng việc phát huy nhân tố con người ở nông thôn Nghệ An
    hiện nay.
    - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy có hiệu quả nhân tố con
    người trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nghệ An hiện nay.
    3.3. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài có nội dung rộng, chúng tôi không có điều kiện và không thể đi sâu
    nghiên cứu chi tiết nhân tố con người và quá trình CNH, HĐH cụ thể. Điều mà luận văn
    quan tâm và tập trung nghiên cứu là: phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH,
    HĐH nông nghiệp, nông thôn (qua khảo sát thực tế Nghệ An).
    4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Là công trình nghiên cứu triết học, luận văn dựa trên cơ sở lý luận và
    phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm
    đường lối của Đảng về nhân tố con người, về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
    - Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở khảo sát thực tiễn tình hình nông nghiệp,
    nông thôn Nghệ An, có kế thừa một số kết quả thu được của các công trình khoa học
    khác có liên quan, nhất là thực tế điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội và nguồn lực con
    người Nghệ An.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp, kết hợp
    lôgic với lịch sử, trao đổi, phỏng vấn, thu thập và phân tích số liệu thống kê theo
    phương pháp hệ thống.
    5. Cái mới về khoa học của luận văn
    - Góp phần hệ thống hóa quan điểm Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
    Đảng ta về nhân tố con người và vai trò nhân tố con người.
    - Bước đầu đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy có hiệu quả nhân
    tố con người trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nghệ An.
    6. ý nghĩa thực tiễn của luận văn
    ở mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng để làm tư
    liệu tham khảo trong việc giảng dạy nghiên cứu triết học. Góp phần phát huy nhân tố
    con người đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nghệ An hiện nay.
    7. Kết cấu luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm 2 chương với 4 tiết và
    danh mục các tài liệu tham khảo.


    Danh mục tài liệu tham khảo
    [1]. Nguyễn Tống Ban (1999), "18/19 huyện, thị xã phát hiện ra nhiễm HIV", Báo
    Nghệ An, Số ra ngày 31 tháng 12.
    [2]. Lê Hồng Bảng (1998), "Sử dụng vốn, giải quyết việc làm ở Nghệ An", Báo Công
    an nhân dân, Số ra ngày 20 tháng 11.
    [3]. Hoàng Chí Bảo (1993), "Đổi mới ở Việt Nam. Một số vấn đề về con người và xã
    hội", Tạp chí Cộng sản, tháng 1.
    [4]. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội. Trung tâm Thông tin thống kê lao động và
    xã hội (1999), Thực trạng lao động - việc làm ở Việt Nam 1998, Nxb Thống
    kê 1999.
    [5]. Nguyễn Như Diệm (1989), "Tổng thuật: Nhân tố con người và tính tích cực hòa
    nhân tố con người. Khái niệm và vấn đề", Thông tin khoa học - xã hội, tháng
    1.
    [6]. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hiếu trung (1997), Về chính sách giải quyết việc làm ở
    Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    [7]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành
    Trung ương khóa V, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    [8]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
    quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    [9]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành
    Trung ương khóa VII, Hà Nội.
    [10]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành
    Trung ương khóa VII, Hà Nội.
    [11]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành
    Trung ương khóa VII, Hà Nội.
    [12]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
    VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    [13]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành
    Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    [14]. Vũ Minh Giang (1992), Thiết chế làng xã cổ truyền và quá trình dân chủ hóa hiện
    nay ở nước ta, Tạp chí Thông tin lý luận số 9.
    [15]. Lê Quang Hoan (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vấn đề phát huy
    nhân tố con người trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Luận án tiến sĩ.
    [16]. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    [17]. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    [18]. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    [19]. V.I.Lênin (1981), Toàn tập tập 29, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
    [20]. C.Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Sự thật,
    Hà Nội.
    [21]. C.Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Sự thật,
    Hà Nội.
    [22]. C.Mác và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Sự thật,
    Hà Nội.
    [23]. C.Mác và Ph. Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 42, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    [24]. C.Mác và Ph. Ăngghen (1980), Tuyển tập, (gồm 6 tập), tập 6, Nxb Sự thật, Hà
    Nội.
    [25]. Richard Bergeron (1995), Phản phát triển cái giá của chủ nghĩa tự do, Nxb Chính
    trị Quốc gia, Hà Nội.
    [26]. Sở Lao động - Thương binh và xã hội Nghệ An.
     
Đang tải...