Tiểu Luận Phát huy nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Mở đầu
    Xuất phát từ thực tế của đất nước trước và sau đổi mới cũng như nắm bắt được xu hướng đầu tư, phát triển của các nước trên thế giới, từ đại hội Đảng lần thứ VI đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức ngày càng đầy đủ hơn vai trò của con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Con người luôn được coi vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã ghi rõ: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”[SUP]1[/SUP]. Đồng thời, trongChiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phát chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững”[SUP]2[/SUP]. Nguồn lực con người được coi là nguồn lực quan trọng nhất, “quí báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”[SUP]3[/SUP]. Nó là yếu tố quyết định cho sự thành công của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.Vấn đề đặt ra là, cần phải hiểu như thế nào luận điểm coi nguồn lực con người là yếu tố quyết định nhất cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa?

    2. Nguồn lực con người là yếu tố quyết định quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

    Trong lịch sử Kinh tế học, một số nhà kinh tế học tư sản trước Mác, chẳng hạn như Adam Smít, đã coi lao động là nguồn gốc của mọi của cải vật chất. Trong Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen khẳng định rằng, lao động đúng là như vậy, nhưng nếu chỉ một mình lao động thì chưa đủ để sản sinh ra mọi của cải vật chất. Lao động trong sự kết hợp với giới tự nhiên, cái cung cấp những vật liệu cho lao động, mới tạo ra mọi của cải vật chất[SUP]4[/SUP]. Vì vậy, khi nói nguồn lực con người có vai trò quyết định, thì điều đó hoàn toàn không có nghĩa là tách nguồn lực con người một cách biệt lập với nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác. Trái lại, cần phải đặt nguồn lực con người trong mối quan hệ với các nguồn lực hiện có.Theo đó, vai trò của nguồn lực con người được thể hiện vừa với tư cách là chủ thể vừavới tư cách là khách thể của các quá trình kinh tế - xã hội.Trong quan hệ với nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác, nguồn lực con người thể hiện với tư cách là chủ thể của sự khai thác, sử dụng. Nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác tự chúng không thể tham gia vào các quá trình kinh tế - xã hội; do đó, cũng không thể trở thành động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội luôn thuộc về con người. Chính con người với sức lực và trí tuệ của mình mới là nhân tố quyết định hiệu quả của việc khai thác, sử dụng nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác. Đồng thời, việc khai thác và sử dụng các nguồn lực đó một cách có hiệu quả sẽ đem lại, nhân lên sức mạnh của nguồn lực con người. Đây chính là biện chứng của mối quan hệ giữa các nguồn lực.Thực tế cho thấy, nhờ có lợi thế về vị trí địa lí, nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú; đồng thời, do biết cách khai thác thế mạnh đó mà một số nước trong khu vực và trên thế giới đã trở thành những nước giàu có và có nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao.Nhưng, con người không chỉ quyết định hiệu quả của việc khai thác, sử dụng nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác hiện có, mà còn góp phần tạo ra các nguồn lực mới. Điều đó có liên quan tới sự kế thừa giữa các thế hệ trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Mỗi thế hệ đều được thừa hưởng các nguồn lực do thế hệ trước để lại, đồng thời tạo ra các nguồn lực mới cho thế hệ con cháu mai sau.Ngày nay, khi nói về những hậu quả tiêu cực của tăng trưởng kinh tế, nhiều học giả đề cập tới một dạng tăng trưởng với hàm ý phê phán, đó là kiểu tăng trưởng bất chấp tương lai (Futureless growth). Ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, các học giả MIT của Câu lạc bộ Rôma đã dự báo về giới hạn của sự tăng trưởng do nguồn tài nguyên thiên nhiên giảm dần. Dự báo đó không phải là toàn bộ tư tưởng của những người lên tiếng cảnh báo về dạng tăng trưởng bất chấp tương lai. Phải đến giữa những năm 90 của thế kỷ XX, khi nền kinh tế thế giới đã đạt đến trình độ rất cao, con người mới có điều kiện để hiểu một cách sâu sắc những tác động ngược về mặt văn hóa của tăng trưởng kinh tế.Do tiếng gọi của những lợi ích nhất thời nào đó, cũng có thể là do sự hoạch định thiển cận về mặt chiến lược, trong không ít nền kinh tế đã nảy sinh tình trạng vô tình hoặc cố ý không tính đến tương lai của chính mình. Trong các nền kinh tế đó, người ta khai thác tài nguyên một cách tối đa, gạt sang một bên những bài toán về môi sinh và bất chấp những lợi ích chính đáng của các thế hệ sau. Đầu tư nhằm vào những lĩnh vực sinh lợi nhanh được kêu gọi một cách ồ ạt, còn trách nhiệm trả nợ thì “bàn giao” cho các thế hệ sau. Lợi ích trước mắt được quan tâm quá mức gây nên tình trạng phát triển thiếu cân đối hoặc phát triển theo kiểu “bong bóng xà phòng”.Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều ý thức rõ tác hại của kiểu tăng trưởng này và tuyên chiến với nó. Tuy vậy, những ý định tốt đẹp vẫn chưa phải là cơ chế ngăn cản sự tăng trưởng bất chấp tương lai. Những phức tạp của quá trình toàn cầu hóa, sự can thiệp và chi phối của những nước giàu, sự thiếu hụt về nhiều mặt ở những nền kinh tế chậm phát triển, tình trạng tham nhũng tràn lan ở một số quốc gia . luôn gây ra những nguy cơ to lớn đối với các nền kinh tế muốn đạt tới sự phát triển bền vững. Ý thức rõ điều này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện. Văn hoá là kết quả của kinh tế, đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân tố phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, luật pháp, kỷ cương, . biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển”[SUP]5[/SUP].
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...