Thạc Sĩ Phát huy nghệ thuật sơn mài truyền thống bình dương

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: PHÁT HUY NGHỆ THUẬT SƠN MÀI TRUYỀN THỐNG BÌNH DƯƠNG (TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY)

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong sự nghiệp đổi mới phát triển, Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến
    việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Mặt khác xu hướng chung của thế
    giới đang tôn vinh những giá trị văn hóa nghệ thuật đặc biệt mang bản sắc riêng,
    trong đó có nghề sơn truyền thống là một trong những nghệ thuật tiêu biểu của Việt
    Nam .
    Nghề sơn được hiểu là một nghề thủ công truyền thống phát triển trên cơ sở
    hình thành những quần cư nông nghiệp lúa nước. Ở nước ta, nghệ thuật “Sơn ta” đã
    xuất hiện lâu đời trong lòng văn hóa Đông Sơn, khoảng 2500 năm cách ngày nay.
    Bên cạnh những di vật tìm thấy dưới mặt đất chúng ta còn có một khối lượng to lớn
    đồ sơn trong các di tích chùa chiền, đền miếu, cung điện dưới các thời Lý, Trần,
    Lê, Nguyễn và vô số các hiện vật có trong các bảo tàng hoặc trong nhân dân đang
    lưu giữ.
    Gắn liền với lịch sử gần 300 năm hình thành và phát triển vùng đất Bình
    Dương, nghề sơn là người bạn luôn song hành với nghề tạc tượng, chạm khắc trang
    trí trong các công trình kiến trúc như đình, chùa, nhà cổ . được nhiều thế hệ gìn giữ,
    tôn tạo.
    Ngày nay, khi khoa học đã phát triển mạnh mẽ, sơn mài vẫn sẽ là một ngành
    nghề, một nghệ thuật không thể thiếu được với mục đích phục vụ đời sống tinh thần
    của con người. Bình Dương đang là một trong số ít địa phương duy trì sản xuất
    hàng sơn mài thủ công mỹ nghệ phục vụ trong nước và xuất khẩu. Riêng sơn mài
    nghệ thuật tạo hình đang hình thành và phát triển góp phần làm phong phú thêm
    lĩnh vực mỹ thuật tỉnh nhà.
    Trước bối cảnh đất nước ta đang mở cửa giao lưu, hội nhập sẽ không tránh
    khỏi các nền văn hóa nghệ thuật tốt, xấu lẫn lộn xâm nhập. Cùng với xu hướng
    3
    thương mại hóa nghệ thuật một số doanh nghiệp, họa sỹ, nghệ nhân vì cái lợi kinh
    tế trước mắt đã làm sơn mài theo kiểu sử dụng sơn công nghiệp thậm chí sơn dùng
    trong xây dựng mà họ gọi là: “ Chất liệu tổng hợp” và “ Hàng tàu, Hàng chợ .”.
    Từ đó một loạt sản phẩm ra đời pha tạp kém chất lượng, hình thức lẫn nội dung
    xuống cấp trầm trọng so với vẻ đẹp truyền thống và giá trị đích thực của nghệ thuật
    sơn mài.
    Trước thực trạng nhiều sản phẩm sơn mài xuất khẩu bị khách hàng trả về
    trong vài năm trở lại đây do chất lượng nghệ thuật, chất lượng sản phẩm kém, “dỏm
    giả” gây thiệt hại về kinh tế rất lớn, nhưng đau lòng hơn hết là uy tín sơn mài bị
    xem nhẹ thậm chí nhiều khách hàng quay lưng lại thờ ơ không còn mặn mà như
    trước. Nhiều nghệ nhân tâm quyết đã bỏ nghề, số lượng gia đình, cơ sở làm sơn mài
    ở Bình Dương giảm đi đáng kể. Một số họa sỹ trẻ muốn tự khẳng định mình áp
    dụng nhiều chất liệu mới, lạ thể hiện nhiều khuynh hướng biểu hiện khác nhau ít
    nhiều gây tranh cãi.
    Nghề sơn mài truyền thống Bình Dương vừa có cơ hội phát triển, nhưng
    đồng thời có những khó khăn thách thức phải vượt qua. Do đó việc nghiên cứu
    những đặc điểm của sơn mài là một vấn đề không chỉ giúp chúng ta nâng cao hơn
    nữa ý thức giữ gìn, trân trọng nghề thủ công truyền thống mà còn rút ra được những
    bài học hữu ích cho việc bảo tồn và phát triển một bộ phận di sản văn hóa mang bản
    sắc dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội như tạo công ăn việc làm cho
    người lao động, tăng thu nhập, xuất khẩu và phát triển du lịch
    Là người trực tiếp chứng kiến qua biết bao thăng trầm của ngành nghề truyền
    thống này ở địa phương. Ngoài ra nhiều người trong gia đình đã và đang sản xuất
    gắn bó với nghề, hơn nữa sơn mài là chất liệu chính không thể thiếu trong suốt quá
    trình sáng tạo nghệ thuật của tác giả luận văn.
    Với những ý nghĩa trên, đề tài: “PHÁT HUY NGHỆ THUẬT SƠN MÀI
    TRUYỀN THỐNG BÌNH DƯƠNG (TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY)” góp phần
    khẳng định sơn mài Bình Dương có một giá trị nghệ thuật đích thực chiếm vị trí vô
    4
    cùng quan trọng trong đời sống văn hóa, xã hội đặc biệt trong lĩnh vực hội họa
    của Bình Dương ở quá khứ, hiện tại và tương lai.
    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
    Trong điều kiện hiện nay sơn mài như là một “Hiện tượng” được các ngành,
    các giới nghệ thuật hội họa quan tâm, nghiên cứu tìm tòi phát hiện với tư cách là
    một chất liệu“Độc đáo” của Việt Nam.
    Từ trước đến nay việc nghiên cứu về nghề sơn và nghệ thuật sơn mài được
    đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau trong Sách báo, tham luận, tạp chí, internet và
    nhiều tư liệu đã được xuất bản như: Phạm Đức Cường (1982), “Kỹ thuật sơn mài”
    [6]. Sách chủ yếu nêu vài nét về lịch sử nghề sơn và hướng dẫn kỹ thuật căn bản của
    sơn mài truyền thống trong phạm vi cả nước, bên cạnh còn có một số bài viết về sơn
    mài Bình Dương trong đó có “Công trình Mỹ thuật Bình Dương xưa và nay” của
    Hội Văn học Nghệ thuật Bình Dương năm 1998 [17]. Đây là một công trình có sự
    đầu tư nghiên cứu tương đối rộng về chuyên ngành mỹ thuật, qua đó có nêu lên một
    số nét cơ bản về kỹ thuật, loại hình và nghệ thuật của nhiều bộ môn gồm: sơn mài,
    điêu khắc, gốm sứ, nhà cổ
    Họa sỹ Nguyễn Văn Minh giảng viên trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM
    năm 2008 cũng có bài viết“Nét độc đáo của sơn mài ứng dụng Bình Dương” [25].
    Nhằm khai thác và làm rõ đặc điểm tối ưu của nghệ thuật sơn mài truyền thống đã
    và đang góp phần tạo nên diện mạo mới trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng Bình
    Dương. Ở mảng đề tài kiến trúc cổ có tác giả Văn Thị Thùy Trang vào năm 2008 có
    bài:“ Nghệ thuật trang trí trong di tích nhà cổ Ông Trần Văn Hỗ ở Phú Cường – thị
    xã Thủ Dầu Một” [38]. Nghề sơn cổ truyền được nhắc tới nhằm tôn vinh các công
    trình khác như kiến trúc, điêu khắc với chức năng bảo quản, trang trí làm tăng thêm
    vẻ trang trọng trong di tích nhà cổ.
    Trên diễn đàn văn hóa nghệ thuật năm 2000, Nguyễn Đức Tuấn với bài viết:
    Làng nghề thủ công truyền thống ở Bình Dương [39]. Trong bài chủ yếu nêu được
    một số nét lịch sử, văn hóa, làng nghề và nghề sơn mài truyền thống Bình Dương
    cùng với một số thành tựu đạt được.
    5
    Tại trường Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh có công trình Luận văn
    Thạc sỹ mỹ thuật nghiên cứu về sơn mài Bình Dương dưới góc độ kỹ thuật trong
    sáng tác hội họa của tác giả Thái Kim Điền (2005),“ Sơn mài Bình Dương vận dụng
    kỹ thuật truyền thống trong sáng tác nghệ thuật” [11].
    Ngoài ra còn có một số bài viết và một số công trình, bài báo mang tính tổng
    quan hay giản lược về sơn mài Bình Dương được giới thiệu như là một ngành nghề,
    làng nghề, sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của một bộ phận phía Nam
    trong phạm vi cả nước .
    Những tài liệu nêu trên tuy chưa đề cập trực tiếp những vấn đề mà luận văn
    nghiên cứu, chỉ mang tính khái quát nhưng là tư liệu quý giúp tác giả hoàn thành
    luận văn.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu tổng quát về nghề sơn cổ truyền để thấy được quá trình hình
    thành, phát triển của nghề sơn Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng.
    Nêu bật được giá trị nghệ thuật sơn mài từ góc độ kỹ thuật, chất liệu, vẻ đẹp
    sơn mài truyền thống, đồng thời tìm ra xu hướng phát triển của loại hình này tại
    Bình Dương.
    Đóng góp thêm những luận điểm khoa học mang tính chuyên biệt, hữu ích
    trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, yếu tố thẩm mỹ. Xa hơn nữa là đề cao,
    giữ gìn và phát triển một chất liệu, một ngành nghề truyền thống của Bình Dương
    trong thời kỳ đất nước đổi mới, phát triển.
    Hình thành kiến thức toàn diện hơn về nghệ thuật sơn mài phục vụ cho việc
    học tập, nghiên cứu và sáng tạo nghệ thuật.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu là nghề sơn mài hiện đang tồn tại và phát triển ở Việt
    Nam mà nghề sơn mài ở Bình Dương là một điển hình. Dựa trên một số loại hình:
    Hiện vật, đồ dùng, sản phẩm, tác phẩm để nghiên cứu phân tích từ chất liệu, kỹ
    6
    thuật, khuynh hướng sáng tạo cùng với những đặc trưng nghệ thuật sơn mài Bình
    Dương.
    Phạm vi nghiên cứu chủ yếu các giá trị nghệ thuật cũng như các thành tựu
    của sơn mài Bình Dương từ năm 1986 đến nay.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Luận văn được viết dựa trên phương pháp luận triết học duy vật biện chứng
    và duy vật lịch sử. Từ đó hệ thống, phân tích, chắc lọc và xử lý thông tin về lịch sử,
    văn hóa nghệ thuật, trao đổi trực tiếp với các họa sỹ, nghệ nhân, nhà nghiên cứu sơn
    mài để khai thác nguồn tư liệu, đào sâu từng mảng miếng, khía cạnh của nghệ thuật
    sơn mài truyền thống Bình Dương và các xu hướng phát triển của nó.
    Khai thác từ các tư liệu có được của các nhà nghiên cứu đi trước, những tư
    liệu hiện có tại Thư viện trường Đại học Mỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh, Thư viện tỉnh
    Bình Dương, nhà sách, bảo tàng, các hình ảnh, thông tin đại chúng uy tín để đối
    chiếu, vận dụng. Đặc biệt so sánh với thực tế điền dã, phân tích, quy nạp, để thấy
    được những giá trị văn hóa, nghệ thuật sơn mài truyền thống thông qua những thành
    tựu đã đạt được.
    6. Những đóng góp mới của luận văn:
    Luận văn mở ra một hướng nhìn vừa khái quát nhưng cũng là những nét lớn
    về nghệ thuật sơn mài truyền thống. Nội dung được viết bằng cả quá trình nghiên
    cứu với tư duy tổng hợp, phân tích và đánh giá có chiều sâu, góp phần vào sự
    nghiên cứu lý luận chung về nghệ thuật sơn mài Bình Dương.
    Nêu lên thực trạng, đưa ra giải pháp tối ưu nhất nhằm bảo tồn và phát triển
    ngành nghề, nghệ thuật sơn mài truyền thống Bình Dương trước những tác động của
    nền kinh tế thị trường.
    Khẳng định những ưu thế nghệ thuật, kỹ thuật độc đáo tạo nên nét đẹp truyền
    thống vốn có của chất liệu tự nhiên kết hợp với một số chất liệu mới - công nghiệp
    áp dụng trong sản xuất sơn mài ứng dụng và sáng tạo nghệ thuật theo xu hướng hiện
    đại.
    7
    7. Kết cấu của luận văn:

    - CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT SƠN MÀI TRUYỀN THỐNG BÌNH DƯƠNG
    (27 trang, 8-34) .
    - CHƯƠNG II: SƠN MÀI BÌNH DƯƠNG TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN
    ĐẠI (30 trang, 35-64).
    - CHƯƠNG III: VẬN DỤNG SƠN MÀI TRUYỀN THỐNG TRONG
    SÁNG TÁC CỦA BẢN THÂN (09 trang, 65-73).

    CHƯƠNG I
    KHÁI QUÁT SƠN MÀI TRUYỀN THỐNG BÌNH DƯƠNG
    1.1. Khái quát nghề sơn cổ truyền Việt Nam
    Cây sơn là một sản vật quý tại Việt Nam có tên khoa học Rhus succedenéa
    họ Anacrdiacea (thường gọi là cây sơn ta) và nghề sơn là một nghề truyền thống có
    từ lâu đời ở đất nước ta: “ Đầu tiên người xưa dùng chất nhựa của loài cây sơn
    được trồng nhiều ở các vùng Vĩnh Phú, Phú Thọ dùng chủ yếu để sơn gắn các đồ
    dùng, sơn thuyền, sơn vũ khí v.v Dần dần sơn ta được dùng vào các công việc
    trang trí trong các cung điện, đền đài, chùa tháp lúc này sơn ta đã trở thành một
    nghề, và người thợ sơn được trọng vọng hơn so với nhiều nghề khác trong xã hội”
    [33, tr.140].
    Từ khi nào cây sơn, chất liệu nhựa sơn được đưa vào ứng dụng trong đời
    sống, đặc biệt là việc chế tác thành các đồ dùng, sản phẩm hàng hóa?, điều này còn
    đang được tìm hiểu, nghiên cứu của các nhà chuyên môn. Tuy nhiên từ nhựa cây
    thiên nhiên người Việt xưa đã sớm phát hiện ra nó, biến thành những vật dụng hàng
    ngày bền chắc, công năng sử dụng thuận tiện, không những thế còn mang tính thẩm
    mỹ cao, ẩn chứa nền văn hóa bản địa.
    Qua các cuộc khai quật, khảo cổ đã phát hiện nhiều di vật có dấu tích của cây
    sơn và nghề sơn, điển hình là những hiện vật bằng sơn được tìm thấy trong ngôi mộ
    cổ ở Việt Khuê, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) khai quật năm 1961 với những
    công cụ như máy chèo có phủ sơn hai lớp, lớp sơn trong màu đen, lớp sơn ngoài
    màu vàng. Cùng đó là 9 chiếc cán giáo và một hộp chữ nhật, các vật dụng đó được
    đốt cháy xém sau đó mới đem phủ sơn.
    Với sự có mặt của các đồ vật bằng sơn được tìm thấy, qua đó đã xác định
    được trình độ về kỹ thuật và mỹ thuật chế tác đồ sơn của ông cha ta xưa kia. Theo
    kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thì từng công cụ đồ sơn ở giai đoạn này đã
    có chỗ đứng nhất định về mặt thẩm mỹ và đạt trình độ khá cao về kỹ thuật “Cư dân
    9
    thời kỳ này đã biết sử dụng các sắc độ của sơn phù hợp với từng công cụ” [19,
    tr.24].
    Qua các tài liệu sử học, truyền thuyết, văn học dân gian. Đặc biệt là những tư
    liệu khảo cổ học từ đó có thể khẳng định nghề sơn là một nghề thủ công đã xuất
    hiện từ lâu đời trên đất nước ta, trong lòng văn hóa Đông Sơn, khoảng 2500 năm
    cách ngày nay. Đến các triều đại phong kiến nghề sơn đã phát triển mạnh mẽ, đóng
    góp một giai trò hết sức quan trọng nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt của con người,
    trong thờ tự tín ngưỡng, trang trí cung đình và thương mại.
    Thời Lý (Thế kỷ XI) ,Việt Nam bước vào thời kỳ độc lập tự chủ - bắt đầu
    một giai đoạn phát triển rực rỡ của nền văn hóa dân tộc, các nghề thủ công phát
    triển. Phật giáo vốn vào nước ta từ lâu, đến thời kỳ này phát triển mạnh nhất, Phật
    giáo gắn với Vương quyền là động lực lớn cho sự phát triển của kiến trúc. Chùa
    chiền được xây dựng nhiều nơi, nhiều đồ thờ cúng cũng như đồ dùng được phủ sơn
    ra đời nhằm phục vụ cho tầng lớp quý tộc thời bấy giờ.
    Ở thời Trần, đồ sơn được sử dụng rộng rãi cho nhiều tầng lớp hơn. Ngoài
    việc phục vụ tầng lớp quý tộc cấp cao, cũng đã có sản vật giành cho những người
    giàu có hoặc tầng lớp quý tộc cấp thấp.
    Đồ sơn thời Lê, có bước phát triển mới. Sơn bắt đầu được sử dụng trang trí
    cung thất, đền đài, chùa tháp đồ sơn không chỉ được xem như là một biểu tượng
    quyền uy, sang trọng, linh thiên, cao quý mà còn được phổ biến rộng rãi trong nhân
    dân “đồ sơn không còn là tài sản riêng của tầng lớp quý tộc, biểu thị cho uy quyền
    đẳng cấp xã hội mà đồ sơn bắt đầu xuất hiện trong nhân dân với chức năng sản
    phẩm mua bán ngoài chợ” [19, tr.47-48] .
    Nhìn chung, thời Lý, Trần, Lê từ thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XV được xem
    là giai đoạn của nghề sơn quang dầu, nghề này đã đạt đến đỉnh cao và để lại đến
    ngày nay, nhiều sản vật quý giá bền vững và đẹp trong các di tích cổ như các tượng
    Thần, tượng Phật, các bức hoành phi, câu đối
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...