Thạc Sĩ Phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở Đầu
    1. Tính Cấp Thiết Của Đề Tài
    Kiên Giang có nhiều tiềm năng cho ngành thủy sản phát triển thành ngành kinh tế
    mũi nhọn. Hàng năm ngành này đã đóng góp vào GDP của Tỉnh một tỷ lệ khá lớn: năm
    1994 là 12,53%, năm 1995 10,82%, năm 1996 là 9,69% và năm 1997 là 9,95% [1, 42].
    Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, những năm qua kinh tế tư
    nhân phát triển khá mạnh, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành thủy sản ở
    Kiên Giang. Kinh tế tư nhân có nhiều kinh nghiệm khai thác, chế biến thủy sản, có khả năng
    thu hút vốn, công nghệ thông qua thân nhân ở nước ngoài. Mặt khác, kinh tế tư nhân rất linh
    hoạt, nhạy bén với cơ chế thị trường, phù hợp với nghề cá nhân dân hiện nay. Doanh nghiệp
    Nhà nước hoạt động trong ngành thủy sản ở Kiên Giang là những doanh nghiệp mạnh so với
    các tỉnh trong cả nước, nhưng năm 1997 chỉ đóng góp vào GDP của tỉnh có 2,93%, trong khi
    đó kinh tế tư nhân đóng góp 9,95% [1, 46]. Tuy vậy, do ảnh hưởng của tư duy cũ nên trong
    nhận thức một số cán bộ còn xem nhẹ vai trò kinh tế tư nhân, thậm chí còn những ý kiến trái
    ngược nhau. Trong cơ chế, chính sách còn những mặt bất cập, thiếu đồng bộ, vì thế kinh tế tư
    nhân chưa phát huy hết vai trò của nó. Đã đến lúc cần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về
    kinh tế tư nhân để nhằm hoạch định chính sách phù hợp, phát huy năng lực của nó trong phát
    triển ngành thủy sản ở Kiên Giang.
    Chính vì vậy, “Phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở
    Kiên Giang" được chọn làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế.
    2. Tình Hình NGHIÊN Cứu Đề Tài
    Nhìn một cách khái quát, phát huy năng lực kinh tế tư nhân trong quá trình đổi
    mới kinh tế ở nước ta được nhiều nhà khoa học quan tâm, đã có nhiều bài viết đăng tải
    trên nhiều tạp chí, sách, báo. Các văn kiện của Đảng, Nhà nước nói đến rất nhiều trong
    đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhưng tất cả đều nghiên cứu ở góc độ phát
    huy năng lực của kinh tế tư nhân trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân nói chung.
    Trong ngành thủy sản, đã có luận án TS của Nguyễn Thị Hồng Minh về đề tài:
    “Phát huy năng lực các thành phần kinh tế trong công nghiệp chế biến thủy sản xuất
    khẩu”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1996. Trong luận án này có đề cập
    đến thành phần kinh tế tư nhân, nhưng chỉ đi sâu phân tích thành phần kinh tế này trong
    lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu, chứ chưa nghiên cứu nó trong các lĩnh vực khác
    của nghề cá.
    Ngoài ra, Bộ Thủy sản với sự trợ giúp của Đại sứ quán Vương quốc Đan Mạch tại
    Hà Nội, cũng đã tiến hành một cuộc khảo sát về các ảnh hưởng của quá trình đổi mới lên
    sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam mà trọng tâm là sự ảnh hưởng của quá trình
    đổi mới lên các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong ngành thủy sản; và một số bài
    viết của TS Tạ Quang Ngọc, TS Hồ Xuân Thông, TS Nguyễn Văn Kỷ . Nhưng những đề
    tài và bài viết này chỉ nghiên cứu năng lực kinh tế tư nhân nói chung đối với nghề cá Việt
    Nam.
    Việc nghiên cứu phát huy năng lực kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang
    vẫn còn là mảnh đất trống, chưa có đề tài nào nghiên cứu.
    3. Mục Đích Nhiệm Vụ Và Giới Hạn Của Luận VĂN
    3.1. Mục đích, nhiệm vụ
    Luận văn nhằm mục đích: Khẳng định rõ hơn vai trò kinh tế tư nhân, làm luận cứ
    khoa học cho việc đề xuất những phương hướng giải pháp phát huy năng lực của nó trong
    phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Kiên Giang.
    Với mục đích đó đề tài có những nhiệm vụ sau:
    - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vai trò kinh tế tư nhân trong ngành thủy
    sản ở Kiên Giang
    - Đánh giá thực trạng kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản Kiên Giang trong quá
    trình đổi mới kinh tế ở nước ta. Tìm ra những vấn đề cần giải quyết để kinh tế tư nhân
    phát huy năng lực của nó.
    - Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm phát huy năng lực kinh tế tư nhân trong
    ngành thủy sản Kiên Giang.
    3.2. Giới hạn của luận văn
    Luận văn lấy đối tượng là kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản Kiên Giang từ năm
    1996 đến nay chứ không nghiên cứu ở những ngành khác.
    4. Những Đóng Góp Mới Về Mặt KHOA Học Của Luận VĂN
    Luận văn vận dụng những lý luận chung vào việc giải quyết một vấn đề cụ thể,
    một lĩnh vực và địa bàn cụ thể là làm rõ vai trò của thành phần kinh tế tư nhân trong phát
    triển ngành thủy sản ở Kiên Giang.
    Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp để phát huy năng lực kinh tế tư nhân trong
    phát triển ngành thủy sản ở Kiên Giang.
    5. CƠ Sở Lý Luận Và PHƯƠNG Pháp NGHIÊN Cứu
    Luận văn dựa trên những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; đường
    lối, quan điểm cùng những tổng kết kinh nghiệm của Đảng về chính sách kinh tế nhiều
    thành phần; các công trình nghiên cứu khoa học khác có nội dung gần gũi với đề tài làm
    cơ sở lý luận.
    Về phương pháp nghiên cứu: Vận dụng những phương pháp chung của bộ môn
    kinh tế chính trị Mác - Lênin. Đó là phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kết hợp lôgic
    với lịch sử, kết hợp lý luận với thực tiễn, đồng thời khảo sát thực tế, phân tích tổng hợp,
    so sánh, khái quát hóa.
    6. ý Nghĩa Của Luận VĂN
    Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách,
    và quản lý của Nhà nước để phát huy vai trò và năng lực của kinh tế tư nhân trong phát
    triển ngành thủy sản ở Kiên Giang, cũng có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...