Thạc Sĩ Phát huy giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên trong việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên đ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phát huy giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên trong việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên đại học thái nguyên hiện nay
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Phát huy giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên trong việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên đại học thái nguyên hiện nay
    Định dạng file word


    MỞ ĐẦU
    Chương 1: GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CỦA THANH
    NIÊN ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI CHO
    SINH VIÊN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HIỆN NAY
    1.1. Giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên Việt Nam - Một số vấn
    đề lý luận
    1.2. Vai trò của giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên trong việc xây
    dựng đạo đức mới cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
    1.3. Phát huy giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên trong việc xây
    dựng đạo đức mới cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay là
    yêu cầu khách quan
    Chương 2: PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG
    CỦA THANH NIÊN TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO
    ĐỨC MỚI CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC THÁI
    NGUYÊN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
    PHÁP
    2.1. Thực trạng phát huy giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên trong
    việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện
    nay
    2.2. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế của việc phát huy giá
    trị đạo đức truyền thống của thanh niên trong việc xây dựng đạo đức
    mới cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
    2.3. Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị đạo
    đức truyền thống của thanh niên trong việc xây dựng đạo đức mới
    cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Thanh niên là lực lượng xó hội to lớn, là chủ nhân tương lai của đất nước, là lực
    lượng xung kích trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đũi hỏi phải cú sự hy
    sinh gian khổ, phải cú sức khoẻ và sự sỏng tạo. Thanh niờn là độ tuổi sung sức về thể
    chất và phát triển về trí tuệ, thanh niên luôn năng động, sáng tạo và muốn khẳng định
    mỡnh. Song do cũn trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm nờn thanh niờn cần được sự giúp đỡ,
    chăm lo bồi dưỡng của thế hệ đi trước và toàn xó hội. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh
    đó thường xuyên quan tâm, chăm lo, giáo dục, rèn luyện thanh niên để họ trở thành những
    người có đủ đức, đủ tài, có thể gánh vác được tương lai của Tổ quốc, của nhân dân. Trong Di
    chúc của mỡnh, Chủ tịch Hồ Chớ Minh đó căn dặn: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
    sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết".
    Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lónh đạo hơn hai mươi năm qua đó
    giành được nhiều thành tựu to lớn. Toàn Đảng, toàn dân ta đang phấn đấu để đến năm
    2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp nhằm mục tiêu "dân giàu, nước
    mạnh, xó hội cụng bằng, dõn chủ, văn minh". Để đạt được mục tiêu này thỡ sự tăng
    trưởng kinh tế, tiến bộ kỹ thuật là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, sự tiến bộ kỹ thuật, sự
    tăng trưởng kinh tế không thể tách rời sự tiến bộ về văn hoá - xó hội, sự phát triển con
    người. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đó nờu rừ:
    Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc
    biệt quan tâm giữ gỡn và nõng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát
    huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp, ý thức cội nguồn và lũng tự hào
    dõn tộc; khắc phục tõm lý sựng bỏi đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thường các
    giá trị nhân văn. Tiếp thu tinh hoa văn hoá các dân tộc trên thế giới, làm giàu
    đẹp thêm nền văn hoá Việt Nam [13, tr.11].
    Tinh thần này tiếp tục được Đảng ta khẳng định tại Đại hội lần thứ IX, lần X của
    Đảng, rằng văn hoá là nền tảng tinh thần của xó hội, xõy dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm
    đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xó
    hội. Điều đó đũi hỏi mỗi người Việt Nam, trong đó có đội ngũ sinh viên phải hiểu biết
    sâu sắc những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc mỡnh, của cỏc thế hệ thanh niờn,
    để tiếp tục phát huy những giá trị này trong cuộc sống hôm nay.
    Chúng ta đang tiếp tục thực hiện sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định
    hướng xó hội chủ nghĩa, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa,
    hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp thu những thành tựu khoa học cụng nghệ và tiếp xỳc với
    văn hoá, lối sống hiện đại của thế giới. Những nhân tố này tác động mạnh mẽ đến mọi
    lĩnh vực của đời sống xó hội, trong đó có đạo đức. Các giá trị nói chung, các giá trị đạo
    đức nói riêng, đang vận động liên tục và ngày càng phức tạp. Nền kinh tế thị trường đó tỏ
    rừ những ưu thế của nó trong đời sống hiện thực, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ
    khoa học, công nghệ, đồng thời tạo ra điều kiện để con người bộc lộ khả năng của mỡnh,
    con người trở nên năng động hơn, sáng tạo hơn, nhạy bén hơn, tự chủ hơn. Bên cạnh đó,
    kinh tế thị trường cũng làm nảy sinh các phản giá trị, tạo ra một bộ phận dân cư sống
    thực dụng, cá nhân hẹp hũi, bất chấp đạo lý, sống gấp, lừa đảo
    Thế hệ thanh niên, trong đó có đội ngũ sinh viên, cũng đang hàng ngày hàng giờ bị
    tác động bởi những nhân tố trên. Đáng lưu ý, sinh viờn là lực lượng đặc biệt quan trọng
    và trong tương lai gần họ sẽ là lực lượng lao động có trỡnh độ, là bộ phận sẽ tham gia
    vào đội ngũ trí thức góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, văn hoá - xó hội của
    đất nước. Bên cạnh đó, sinh viên đang phải đối mặt với nhiều áp lực sau khi ra trường về
    việc làm, về năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, tin học mà sự phát triển của xó hội hiện
    đại đũi hỏi. Trong khi đó, hàng ngày sinh viên đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế, điều
    kiện học tập, nhà ở Một bộ phận sinh viờn thiếu kiờn trỡ, nản chớ, mất niềm tin, mất
    phương hướng đó mắc vào cỏc tệ nạn xó hội, thậm chớ là phạm tội.
    Đại học Thái Nguyên là một trường Đại học vùng, có số lượng sinh viên đông (năm
    2008 là 69.174 người). Sinh viên của Trường cũng đang đứng trước những thách thức mà
    sinh viên cả nước đang phải đối mặt.
    Điều đó đặt ra yêu cầu bức thiết là phải nhận thức đúng đắn vai trũ của việc xõy
    dựng đạo đức mới và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên trong
    việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên nói chung và sinh viên Đại học Thái Nguyên
    nói riêng.
    2. Tỡnh hỡnh nghiờn cứu liờn quan đến đề tài
    Phát huy giá trị truyền thống, trong đó có giá trị đạo đức và vấn đề xây dựng đạo
    đức mới nói chung, xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ nói riêng đó được nhiều nhà
    khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau. Đáng chú ý là cỏc
    chuyờn khảo của cỏc nhà triết học, văn hoá học Xô Viết như:“Tính kế thừa trong sự phát
    triển văn hoá” (Matxcơva, 1969) của E.A.Bale, “Nguyờn lý đạo đức cộng sản” (Nxb Sự
    thật, Hà Nội, 1961) của A.Si-Skin, “Đạo đức học” Tập I và II (Nxb Giáo dục, Hà Nội,
    1985) của G.Bandzeladze
    Ở nước ta, nhiều nhà khoa học đó đi sâu nghiên cứu giá trị đạo đức truyền thống
    trong xây dựng đời sống văn hoá (trong đó có đời sống đạo đức) và con người Việt Nam
    thời đại mới như: “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” của G.S. Trần
    Văn Giàu (Nxb Khoa học xó hội, 1980), “Quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa kinh
    tế và đạo đức trong đổi mới tư duy” của GS.TS Nguyễn Ngọc Long (Tạp chớ Nghiờn
    cứu lý luận, 2/1987), “Đến hiện đại từ truyền thống” của GS.Trần Đỡnh Hựu (Nxb Văn
    hoá, Hà Nội 1995), “Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế thị trường trong việc định hướng
    các giá trị đạo đức hiện nay” của TS Nguyễn Thế Kiệt (Tạp chí Triết học, 6/1996), “Sự
    tác động hai mặt của cơ chế thị trường đối với đạo đức người cán bộ quản lý” của
    PGS.TS Nguyễn Tĩnh Gia (Tạp chớ Nghiờn cứu lý luận 2/1997), “Giỏ trị truyền thống,
    nhõn lừi và sức sống bờn trong của sự phỏt triển đất nước, dân tộc” của PGS. Nguyễn
    Văn Huyên (Tạp chí Triết học 4/1998),“Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền
    kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho đội ngũ cán bộ quản lý ở nước ta
    hiện nay” do PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
    Nội, 1999), “Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh”
    của PGS.TS. Nguyễn Hùng Hậu (tạp chí triết học, 9/2005), “Từ đạo đức truyền thống
    đến đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh” của PGS. TS. Nguyễn Thế Kiệt (Tạp chí Nghiờn
    cứu lý luận, 7/2006).
    Vấn đề giữ gỡn và nõng cao giỏ trị đạo đức truyền thống cũng thu hút được sự quan tâm
    nghiên cứu như: Vũ Thị Huệ với luận văn thạc sỹ Triết học “Quan hệ giữa phát triển kinh tế thị
    trường với việc giữ gỡn và nâng cao những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam”, Học
    viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1997, Cao Thu Hằng với luận văn thạc sỹ Triết học
    “Giá trị đạo đức truyền thống và sự phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay”, Học viện
    Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002 Có những tác giả cũng đó đi sâu nghiên cứu việc
    xây dựng đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay như: Luận văn thạc sỹ triết học của Phan Văn Ba, Học
    viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1998 “Vấn đề giáo dục truyền thống dân tộc
    cho thế hệ trẻ hiện nay - thực trạng và giải pháp”, Luận văn tiến sỹ triết học của Trần Sỹ Phán,
    Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1999 “Giáo dục đạo đức và sự hỡnh
    thành phỏt triển nhõn cỏch sinh viờn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sỹ Triết
    học của Nguyễn Đỡnh Quế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2000 “Quan
    hệ kinh tế và đạo đức với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay (Qua thực
    tế ở Tỉnh Kiên Giang)”, Hoàng Chớ Bảo, Tạp chớ Nghiờn cứu lý luận 1/1995 với bài: “Văn hoá
    và sự phát triển nhân cách thanh niên”; “Mụ hỡnh nhõn cỏch thanh niờn năm 2000” của Phạm
    Hoàng Gia, Hà Nội, 1990.
    Vấn đề kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc và xây dựng đạo đức mới ở nước ta
    hiện nay đó được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, nhưng vấn đề phát huy giá trị
    đạo đức truyền thống của thanh niên trong việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên ở
    một Trường Đại học cụ thể như Đại học Thái Nguyên chưa có sự nghiên cứu mang tính
    chuyên đề chuyên sâu. Vỡ vậy, tụi chọn đề tài: “Phát huy giá trị đạo đức truyền thống
    của thanh niên trong việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Đại học Thái Nguyên
    hiện nay” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Triết học.
    3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
    3.1. Mục đích của luận văn
    Qua thực tế ở một số Trường, Khoa thành viên trực thuộc Đại học Thái Nguyên,
    phân tích thực trạng của việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên trong
    việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên, từ đó đề xuất phương hướng và một số giải
    pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trũ của giỏ trị đạo đức truyền thống của thanh niên trong
    việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay.
    3.2. Nhiệm vụ của luận văn
    Để đạt được mục đích trên, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
    Thứ nhất, làm rừ giỏ trị đạo đức truyền thống của thanh niên Việt Nam
    Thứ hai, phõn tớch vai trũ của giỏ trị đạo đức truyền thống của thanh niên trong
    việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay.
    Thứ ba, làm rừ việc phỏt huy giỏ trị đạo đức truyền thống của thanh niên trong xây
    dựng đạo đức mới cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay là yêu cầu khách quan.
    Thứ tư, phân tích thực trạng phát huy giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên
    trong việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Đại họcThái Nguyên hiện nay.
    Thứ năm, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền
    thống của thanh niên trong việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Đại học Thái
    Nguyên hiện nay.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    - Những giá trị đạo đức truyền thống tích cực của thanh niên cần được đội ngũ sinh
    viên kế thừa và phát huy .
    - Luận văn chủ yếu tập trung phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức của
    sinh viên hiện nay, nảy sinh từ khi Đảng chủ chương tiến hành công cuộc đổi mới đất
    nước đến nay (1986- 2009). Qua khảo sát thực tế ở một số sinh viên chính quy của các
    Trường, Khoa trực thuộc Đại học Thái Nguyên.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    Cơ sở lý luận chủ yếu của luận văn là dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác
    - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, các công trỡnh
    nghiờn cứu trong và ngoài nước liên quan tới nội dung được đề cập trong luận văn.
    Luận văn vận dụng tổng hợp các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
    và chủ nghĩa duy vật lịch sử như sự thống nhất giữa lụgớc và lịch sử, giữa lý luận và thực
    tiễn Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổng hợp,
    phương pháp điều tra xó hội học
    6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
    Phân tích tầm quan trọng của việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống của thanh
    niên, những yêu cầu và thực trạng về việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống của sinh viên
    Đại học Thái Nguyên, từ đó đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
    hiệu quả của việc xây dựng đạo đức mới cho đội ngũ sinh viên nói chung và sinh viên Đại học
    Thái Nguyên nói riêng.
    7. í nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    Góp phần làm sảng tỏ sự cần thiết phải phát huy giá trị đạo đức truyền thống của
    thanh niên trong việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay trong đó có
    sinh viên Đại học Thái Nguyên.
    Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức, các đoàn thể trực tiếp
    làm công tác thanh niên.
    8. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm
    2 chương, 6 tiết.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    K.V.Aleksandrovich (2003), Con người thế kỷ XXI: Bản tính đang mất dần. Trong
    trở lại với con người, Nxb Khoa học xó hội, Hà Nội.
    Ban Thanh niên trường học (2007), Định hướng giá trị cho sinh viên trong giai
    đoạn hiện nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
    Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (2003), Tài liệu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
    Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    Hoàng Chí Bảo (1997), "Văn hoá và sự phát triển nhân cách của thanh niên",
    Nghiên cứu lý luận, (1), tr.3.
    Bộ Giáo dục và Đào tạo (1993), Quy chế công tác học sinh, sinh viên trong các
    trường đào tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, Tập II, IV, Nxb Thuận Hoá.
    Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), "Về vấn đề khai thác các giá trị truyền thống, vỡ mục
    tiờu phỏt triển", Triết học, (2), tr.16-19.
    Chương trỡnh KHCN cấp nhà nước con người Việt Nam - Mục tiêu và động lực của
    sự phát triển KT - XH (KX 07) (1995), Nghiên cứu, giáo dục và phát triển và
    thế kỷ XXI, kỷ yếu hội nghị khoa học quốc tế từ 27 - 29/7/1994 tại Hà Nội, Hà
    Nội.
    Chương trỡnh KHCN cấp Nhà nước (1995), Con người Việt Nam - Mục tiêu và
    động lực của sự phát triển kinh tế xó hội, Hà Nội.
    10. Vũ Trọng Dung (chủ biên) (2008), Giỏo trỡnh đạo đức học Mác – Lênin (in lần thứ
    hai có bổ sung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    11. Dự án Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngân hàng thế giới (2000), Điều
    tra sinh viên tốt nghiệp Đại học và Cao đẳng năm 1999. Báo cáo kết quả và
    khuyến nghị, Hà Nội.
    12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Nghị quyết của Bộ Chính trị Về một số đinh hướng
    lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, Lưu hành nội bộ.
    13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành
    Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    16. Đại học tổng hợp Hà Nội (1990), Đạo đức học Mác – Lênin, phần I, Hà Nội.
    17. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2002), Báo cáo của Ban Chấp hành
    Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Đại học Thái nguyên tại Đại hội đại
    biểu lần thứ II nhiệm kỳ 2002-2007.
    18. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007), Báo cáo của Ban Chấp hành
    Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Đại học Thái nguyên tại Đại hội đại
    biểu lần thứ III nhiệm kỳ 2007-2012.
    19. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb
    Khoa học xó hội, Hà Nội.
    20. Phạm Mạnh Hà (2003), "Đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Đại học", Phát triển
    giáo dục, (5), tr.7.
    21. Nguyễn Minh Hiếu (2000), Tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt, đáp ứng yêu cầu của
    công cuộc CNH - HĐH đất nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
    22. Nguyễn Ánh Hồng (2003), "Quan niệm của sinh viên về vấn đề quan hệ tỡnh dục
    trước hôn nhân", Tõm lý học, (9), tr.18.
    23. Nguyễn Văn Huyên (1998), "Giá trị truyền thống nhân lừi và sự sống bờn trong của sự
    phỏt triển đất nước, dân tộc", Triết học, (4), tr.8-11.
    24. Vũ Khiêu (chủ biên) (1974), Đạo đức mới, Nxb Khoa học xó hội, Hà Nội.
    25. Vũ Khiêu (1975), Lao động nguồn vô tận của mọi giá trị, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
    26. Vũ Khiêu (2003), "Sự suy thoái về đạo đức và giải pháp của chúng ta", Tõm lý học,
    (9), tr.9.
    27. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, Tập 37, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
    28. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 42, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
     
Đang tải...