Tiến Sĩ Phát huy chủ nghĩa yêu nước của thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Phát huy chủ nghĩa yêu nước của thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Trang
    TRANG PHỤ BÌA
    LỜI CAM ĐOAN
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 4
    TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
    Chương 1 THỰC CHẤT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ TÍNH QUY LUẬT PHÁT HUY CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CỦA THANH NIÊN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 23
    1.1. Thực chất phát huy chủ nghĩa yêu nước của thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam 23
    1.2. Một số vấn đề có tính quy luật phát huy chủ nghĩa yêu nước của thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam 57
    Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT HUY CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CỦA THANH NIÊN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 79
    2.1. Thực trạng phát huy chủ nghĩa yêu nước của thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 79
    2.2. Những nhân tố cơ bản tác động đến phát huy chủ nghĩa yêu nước của thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 98
    Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT HUY CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CỦA THANH NIÊN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 116
    3.1. Nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng và tự giáo dục, tự bồi dưỡng chủ nghĩa yêu nước của thanh niên quân đội 116
    3.2. Tích cực đưa thanh niên quân đội vào hoạt động thực tiễn để hiện thực hóa và kiểm nghiệm việc phát huy chủ nghĩa yêu nước của họ 130
    3.3. Giải quyết và thực hiện đúng đắn các lợi ích cơ bản, tạo động lực phát huy chủ nghĩa yêu nước của thanh niên quân đội 142
    KẾT LUẬN 153
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
    ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 155
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157
    PHỤ LỤC 171


    MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu khái quát về đề tài luận án
    Đề tài “Phát huy chủ nghĩa yêu nước của thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” là vấn đề nghiên cứu đã được tác giả luận án quan tâm, ấp ủ và chuẩn bị từ lâu. Qua nghiên cứu tác giả thấy rằng, việc phát huy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam của các tầng lớp nhân dân luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, phát huy chủ nghĩa yêu nước của một đối tượng cụ thể và đặc thù như thanh niên quân đội, nhất là trong điều kiện hiện nay là một vấn đề mới và khó. Trên cơ sở sưu tầm hệ thống tài liệu khá đầy đủ, được sự góp ý, giúp đỡ của các chuyên gia, các nhà khoa học đã cho phép tác giả triển khai nghiên cứu đề tài này.
    Trong đề tài luận án, tác giả tập trung đi sâu phân tích, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn phát huy chủ nghĩa yêu nước của thanh niên quân đội hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp cơ bản mang tính thiết thực và khả thi để nâng cao chất lượng, hiệu quả quá trình phát huy. Đây là một đề tài nghiên cứu hoàn toàn không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.
    Kết cấu của đề tài luận án gồm: Mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và các công trình nghiên cứu có liên quan của tác giả.
    2. Lý do lựa chọn đề tài luận án
    Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử, trở thành chuẩn mực cao nhất của đạo lý và đứng đầu trong bậc thang giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc, làm điểm tựa cho sự trường tồn của đất nước, đồng thời là một trong những nhân tố giữ vai trò quyết định đến sức mạnh dựng n­ước và giữ nư­ớc hàng ngàn năm của dân tộc ta, cũng như­ trong sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam gần bảy thập kỷ qua.
    Đối với con người Việt Nam nói chung và thanh niên quân đội nói riêng, chủ nghĩa yêu nước luôn là một thành tố quan trọng trong nhân cách, nếu được khơi dậy và phát huy thường xuyên, đúng cách sẽ tạo ra động lực tinh thần to lớn và mạnh mẽ, thúc đẩy họ phấn đấu vươn lên, cống hiến và trưởng thành. Trong chiến tranh giải phóng dân tộc trước đây, chủ nghĩa yêu nước trong thanh niên quân đội được phát huy cao độ, qua đó đã chuyển hóa thành sức mạnh vật chất để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Ngày nay, phát huy chủ nghĩa yêu nước của thanh niên quân đội vẫn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cấp thiết, không những tạo ra động lực tinh thần to lớn và mạnh mẽ thúc đẩy thanh niên quân đội sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, mà còn góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp của quân đội, đồng thời là bước chuẩn bị nguồn nhân lực chiến lược cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cho sự phát triển bền vững của dân tộc.
    Thực tiễn thời gian qua cho thấy, việc phát huy chủ nghĩa yêu nước của thanh niên quân đội luôn được lãnh đạo, chỉ huy, các tổ chức quần chúng các cấp trong quân đội xác định là một trong những nội dung trọng tâm của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, công tác đoàn và phong trào thanh niên ở các đơn vị cơ sở. Mặc dù vậy, trước những tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan, việc phát huy chủ nghĩa yêu nước của thanh niên quân đội, bên cạnh những ưu điểm vẫn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục. Đặc biệt, trước yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới và những ảnh hưởng tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường, cùng âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong chiến lược “diễn biến hòa bình” đã và đang tác động không nhỏ đến tâm tư, tình cảm, ý thức trách nhiệm và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của thanh niên quân đội hiện nay.
    Tình hình đó đặt ra yêu cầu một cách cơ bản, có hệ thống cả những vấn đề lý luận lẫn những vấn đề thực tiễn để phát huy hơn nữa chủ nghĩa yêu nước của thanh niên quân đội hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc nâng cao phẩm chất người thanh niên thời đại Hồ Chí Minh và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
    3. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án
    Trên cơ sở phát huy chủ nghĩa yêu nước của thanh niên quân đội góp phần làm gia tăng động lực tinh thần to lớn, giúp thanh niên quân đội sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án
    * Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát huy chủ nghĩa yêu nước của thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
    * Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam (trọng tâm là thanh niên làm nghĩa vụ quân sự ở các đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu), thời gian từ năm 2005 đến nay.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án
    * Đóng góp mới về khoa học của đề tài luận án
    - Góp phần làm rõ quan niệm về phát huy chủ nghĩa yêu nước của thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam.
    - Luận giải một số vấn đề có tính quy luật phát huy chủ nghĩa yêu nước của thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam.
    - Đề xuất một số giải pháp cơ bản phát huy chủ nghĩa yêu nước của thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
    * Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của đề tài luận án
    - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc phát huy chủ nghĩa yêu nước của thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
    - Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập ở các học viện, nhà trường và các đơn vị trong toàn quân.

    TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
    1.1. Nội dung các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa yêu nước và phát huy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
    * Nội dung các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
    Ngay từ buổi đầu dựng nước trong nhận thức, tư tưởng và tâm hồn mỗi người dân Việt Nam đã hình thành rất sớm lòng yêu nước, thương nòi rất nồng nàn và mãnh liệt. Đó là dòng tư tưởng, tình cảm bao trùm và chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Chính vì vậy, từ trước tới nay, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam luôn luôn là một đề tài rộng lớn, thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quân đội, cũng như các nhà khoa học và các ngành khoa học khác nhau.
    Về sự hiện hữu và vai trò của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
    Trước đây và cả hiện nay, vẫn có quan niệm cho rằng, ở Việt Nam chưa có chủ nghĩa yêu nước mà chỉ tồn tại tinh thần yêu nước, lòng yêu nước, tình cảm yêu nước hoặc phong trào yêu nước, v.v Để góp phần giải tỏa mọi hoài nghi cùng những ý kiến và các quan niệm khác nhau, trên cơ sở đó đi đến nhận thức thống nhất về vấn đề này, cho đến nay đã có khá nhiều công trình, bài viết nghiên cứu và luận giải rất sâu sắc, đáng chú ý như: tác giả Trần Xuân Trường trong tác phẩm “Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh” [144], qua nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, đã khẳng định một cách dứt khoát: “Có, có một chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và các trào lưu yêu nước như nó đã xuất hiện ở Việt Nam xứng đáng được gọi là chủ nghĩa yêu nước” [144, tr. 5 - 6]. Tác giả còn chỉ ra rằng: chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã hình thành và phát triển được một hệ thống những quan điểm về con đường cứu nước, về mục tiêu xã hội, về chiến lược và sách lược đấu tranh Nói tóm lại, ở Việt Nam đã hình thành và phát triển một lý luận yêu nước với tính cách một bộ phận của lý luận cách mạng Việt Nam. Chính bằng cách đó, “chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Văn Ân (1970), Một số suy nghĩ về mối quan hệ giữa yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta hiện nay, Thông báo Triết học, số 15, trang 64 - 80.
    2. Ban Tư tưởng - văn hóa Trung ương (2003), Tài liệu giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    3. Lương Gia Ban (1999), Chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    4. Đặng Quốc Bảo (1986), Dưới là cờ vẻ vang của Đảng, thanh niên lực lượng vũ trang nỗ lực rèn luyện vươn lên hàng đầu vì sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, trang 64 - 82.
    5. Lê Bằng (1998), “Lòng yêu nước thương nòi - một ưu thế tuyệt đối của quân đội ta”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số tháng 4, trang 28.
    6. Nguyễn Tiến Bình (2005), Bồi dưỡng, phát huy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Tạp chí Nghệ thuật quân sự Việt Nam, số tháng 9, 10, trang 17 - 19.
    7. Bộ Quốc phòng (1995), Đề tài KX. 07. 19, Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc trong giáo dục con người Việt Nam hiện nay, Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước, Hà Nội.
    8. Hoàng Đình Châu (2008), Phát huy nhân tố con người trong chiến tranh hiện đại, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, trang 20.
    9. Nguyễn Trọng Chuẩn (1996), “Vai trò động lực của dân chủ đối với hoạt động sáng tạo của con người”, Tạp chí Triết học số (5), trang 3 - 6.
    10. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên, 2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    11. Phạm Như Cương (1970), Một số vấn đề xung quanh con đường của Hồ Chí Minh từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa xã hội khoa học, Thông báo Triết học, số 17, trang 28 - 56.
    12. Lê Như Cử (2000), Nhận thức tính quy luật của sự phát triển tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa trong quân đội ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội.
    13. Hoàng Thọ Diêu (1997), Thanh niên quân đội xung kích sáng tạo tiếp bước cha anh xứng danh Bộ đội Cụ Hồ, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 11, trang 26 - 28.
    14. Lê Duẩn (1968), Thanh niên với cách mạng xã hội chủ nghĩa, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội.
    15. Lê Duẩn (1977), Thanh niên trong các lực lượng vũ trang hăng hái vươn lên hơn nữa, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
    16. Lê Duẩn (1979), Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
    17. Duơng Quốc Dũng (1998), “Nâng cao bản lĩnh cá nhân của sĩ quan trẻ trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Quân sự, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội.
    18. Lê Văn Dũng (2004), Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
    19.Văn Tiến Dũng (1982 ), Thế hệ trẻ Việt Nam với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Nhà xuất bản Sự thật Hà Nội.
    20. Dương Văn Duyên (2008), Phát huy chủ nghĩa yêu nước trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học, số tháng 8, trang 42 - 48.
    21. Nguyễn Bá Dương (2008), Sĩ quan trẻ với tư duy về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc thời kỳ hội nhập WTO, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
    22. Dương Tự Đam (2000), Bản lĩnh thanh niên, sinh viên ngày nay, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội.
    23. Dương Tự Đam (2001), Văn hóa với thanh niên và thanh niên với văn hóa dân tộc, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội.
    24. Dương Tự Đam (2008), Tuổi trẻ Việt Nam với chủ nghĩa yêu nước trong lịch sử dân tộc, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...