Tiểu Luận Phát hiện và bồi dưỡng học giỏi môn Hoá Học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
    I. Lý do chọn đề tài.
    Đối với trường THCS môn Hóa học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của của nhà trường. Môn học này cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học, hình thành ở các em một số kĩ năng phổ thông cơ bản và thói quen làm việc khoa học góp phần phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động. Để có được những học sinh giỏi cấp THPT, quốc gia và quốc tế sau này trở thành những người gắn bó với Hoá học và cống hiến cả đời mình cho hoá học thì việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi bậc THCS là một việc làm hết sức quan trọng đối với những người giáo viên dạy hoá học.
    Từ thực tế giảng dạy môn Hoá học ở trường THCS, qua nhiều năm, tôi nhận thấy chất lượng học tập bộ môn Hoá học còn thấp, chất lượng đại trà của các trường bạn không cao. Đặc biệt, chất lượng học sinh giỏi qua các năm thi cụm, thi huyện rất thấp.
    Tìm hiểu nguyên nhân gây nên những hạn chế đó chủ yếu là do chưa chọn được những học sinh có năng khiếu và yêu thích môn Hoá học ngoài ra một nguyên nhân hết sức quan trọng là học sinh chưa nắm vững và hiểu sâu sắc ngôn ngữ Hoá học, chưa vận dụng được những kiến thức đã học mà thầy cung cấp để giải thích những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, giải các loại bài tập Hoá học và nâng cao. Để giúp học sinh khắc phục những khó khăn trên, cùng với các đồng nghiệp , tôi muốn nói lên suy nghĩ của mình trong việc: “Phát hiện và bồi dưỡng học giỏi môn Hoá Học
    II. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
    1. Mục đích:
    - Phát hiện được những học sinh có năng khiếu và yêu thích môn hoá học
    - Góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả dạy học môn Hóa học mặt khác đổi mới hoạt động và phương pháp giảng dạy của giáo viên.
    - Giúp cho việc đánh giá chất lượng, tiếp thu kiến thức Hóa học của học sinh trong thời gian ngắn.
    - Phát huy được quá trình học sinh tự nhận thức, tự khám phá tìm tòi các tri thức Hóa học một cách chủ động, tích cực là quá trình tự phát hiện và giải quyết vấn đề.
    2. Nhiệm vụ:
    - Kiểm tra năng lực của các học sinh trong các khối học để chọn học sinh có tố chất về môn hoá học
    - Nghiên cứu, tìm tòi, sử dụng bài tập trong bồi dưỡng học sinh giỏi Hoá học sao cho có kết quả tốt nhất.
    - Sử dụng bài tập trong bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm bước đầu sưu tầm, hệ thống hoá một số kinh nghiệm lý luận cơ bản về sử dụng bài tập trong bồi dưỡng học sinh giỏi ở THCS.
    - Sưu tầm một số dạng bài tập cơ bản và các bài tập nâng cao bước đầu lựa chọn; đề xuất một số bài tập phục vụ cho việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi ở THCS.
    III. Phạm vi nghiên cứu
    Tôi đã điều tra ở một số lượng học sinh các khối 8, 9 trong những năm học gần đây ( Từ năm 2009 đến 2011 )
    Một số đặc điểm chung nhất là tất cả các em đều muốn tự mình giải được các loại bài tập mà thầy cô giao cho . Nhưng ở các em lại chưa có hướng giải cụ thể để thực hiện . Các em rất lúng túng khi sử dụng các ngôn ngữ hoá học, đơn vị trong tính toán theo CTHH và PTHH, nhiều em thờ ơ không muốn học. Tôi thấy trong quá trình dạy học, bên cạnh việc truyền thụ lí thuyết và hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức lí thuyết vào giải bài tập, nhất là các loại bài tập dạng định lượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khi giải được các bài tập dạng định lượng sẽ giúp các em củng cố, khắc sâu được những kiến thức liên quan, ngược lại nắm được kiến thức đã học giúp các em dễ dàng khi vận dụng. Làm được các bài tập dạng định lượng còn giúp các em phát triển óc tư duy sáng tạo, rèn kỹ năng, kỹ xảo, hứng thú với môn học. Từ đó giúp các em mở rộng, nâng cao kiến thức đó bằng cách tìm nhiều cách giải, tìm ra cách giải ngắn, hay nhất cho mỗi bài tập.
    Qua số liệu điều tra ở 200 em học sinh ở các khối lớp 8, 9 ở các trường: THCS Khánh Mậu về 3 vấn đề chính
    1. Lòng say mê nghiên cứu khoa học, yêu thích bộ môn hoá học .
    2. Khả năng tiếp thu kiến thức hoá học.
    3. Kĩ năng làm bài tập Hoá học và nâng cao.
    IV. Phương pháp nghiên cứu
    - Kiểm tra để biết được khả năng tiếp thu kiến thức hoá học của học sinh
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận dạy học môn Hoá học, cơ sở lý luận về bài tập Hoá học
    - Tham khảo các tài liệu để phân loại các bài tập hoá học
    - Trao đổi với các giáo viên có kinh nghiệm về việc sử dụng bài tập trong việc phát hiện và bồi dữơng học sinh giỏi
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...