Tiến Sĩ Phát hiện người lành mang gen bệnh và chẩn đoán trước làm tổ bệnh hemophilia A bằng kỹ thuật microsa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 27/5/21.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, tỷ lệ vô sinh ngày càng gia tăng và là nỗi lo cho nhiều cặp vợ chồng. Ra đời vào những năm 1970 của thế kỷ trước, có thể nói phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm “in vitro fertilization - IVF” đã trở thành cứu cánh cho nhiều cặp vợ chồng vô sinh mong muốn có đứa con [1]. Vào năm 2010 bác sỹ Robert G.Edwards đã vinh dự trao giải thưởng Nobel về sinh lý và Y khoa cho những cống hiến to lớn và hiệu quả mà phương pháp này mang lại [2]. Phương pháp này đã mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bao cặp vợ chồng khắp nơi trên thế giới, tuy nhiên không phải cặp vợ chồng nào cũng may mắn sinh được những đứa con mong muốn bằng phương pháp này. Tỷ lệ thành công của phương pháp này chỉ đạt hơn 35% tùy theo từng quốc gia [3]. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của phương pháp này như: tuổi bố mẹ, tình trạng sức khỏe, tinh thần tâm lý, chất lượng tinh trùng và trứng… và đặc biệt chất lượng phôi sau khi thụ tinh. Các phôi có thể bất thường nhiễm sắc thể (NST) thường hay NST giới tính đều làm giảm khả năng mang thai sau khi cấy phôi vào buồng tử cung, có thể gây sảy thai hoặc sinh ra những đứa con không khỏe mạnh [4], [5], [6],[7]. Để làm giảm tỷ lệ sinh ra những đứa con không khỏe mạnh và làm tăng tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, thời gian gần đây các nhà khoa học đã áp dụng quy trình sàng lọc phôi “Pre-Implantion Genetic Diagnosis, PGD” còn gọi là “chẩn đoán di truyền trước làm tổ” nhằm có được những phôi tốt nhất cho quá trình chuyển phôi [8],[9],[10].
    Cùng với sự phát triển của kỹ thuật chọc hút phôi và ứng dụng những tiến bộ mới nhất của sinh học phân tử vào chẩn đoán, cho đến nay có rất nhiều bệnh lý di truyền và hầu hết các bất thường trên NST, cả các đột biến gen quan trọng gây ung thư đều có thể được sàng lọc bằng kỹ thuật PGD [11], [12],[13],[14-15]. Trong số đó, bệnh hemophilia A (bệnh ưa chảy máu) là loại bệnh có tỷ lệ mắc cao, bệnh cảnh lâm sàng nặng nề và thường gây ra những sang chấn lớn về tâm lý cho gia đình và cho người bệnh. Vì vậy vấn đề đặt ra là chúng ta phải làm sao giúp cho các cặp vợ chồng mang gen bệnh hemophilia A sinh được những đứa con hoàn toàn khỏe mạnh.
    Hemophilia A là bệnh di truyền do thiếu hụt hoặc bất thường chức năng của các yếu tố đông máu VIII [16],[17]. Hemophilia A là bệnh di truyền alen lặn trên NST X không có alen trên NST Y, nên người mẹ mang gen bệnh sẽ di truyền cho con trai và biểu hiện bệnh trên lâm sàng [18]. Theo thống kê của tổ chức hemophilia A thế giới, hiện nay có khoảng 250.000 bệnh nhân mắc bệnh hemophilia A và chỉ có khoảng 50.000 được điều trị đặc hiệu [19]. Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 6000 người bị bệnh hemophilia A và khoảng 30.000 người mang gen bệnh hemophilia A [20]. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là chảy máu ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể, và chảy máu kéo dài: chảy máu khớp, chảy máu trong cơ, chảy máu não, chảy máu trong cổ và ngực… Mức độ biểu hiện trên lâm sàng liên quan trực tiếp nồng độ yếu tố VIII trong huyết tương.
    Việc tầm soát trước sinh bệnh hemophilia A là việc làm hết sức quan trọng giúp cho việc sinh ra những đứa trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Việc xác định đột biến gen gây bệnh, sàng lọc người lành mang gen bệnh và chẩn đoán trước sinh bệnh hemophilia A đã được nghiên cứu khá nhiều ở Việt Nam.Việc quản lý bệnh nhân và người mang gen của bệnh lý này là tiền đề vững chắc để triển khai thành công quy trình chẩn đoán trước làm tổ trong sàng lọc phôi. Phương pháp này sẽ giúp giảm biến chứng và di chứng cho người mẹ khi mang thai bệnh lý, giảm chấm dứt thai kỳ do phát hiện bệnh ở thai nhi khi chẩn đoán tiền sản, mang lại niềm vui hạnh phúc cho các cặp vợ chồng mang gen bệnh, đồng thời giảm tỷ lệ mắc bệnh ở cộng đồng. Cùng với sự phát triển của sinh học phân tử phát hiện các đột biến gây bệnh hemophilia A, kỹ thuật microsatellite DNA là kỹ thuật sử dụng các primer gắn huỳnh quang để khuếch đại vùng trình tự lặp lại ngắn (short tandem repeat-STR) và phân tích kích thước của chúng thông qua điện di mao quản trên máy giải trình tự gen để xác định các alen đột biến. Kỹ thuật này có nhiều ưu điểm là dễ dàng phát hiện alen đột biến mà không cần xác định các đột biến trực tiếp, vì vậy sẽ giảm được chi phí cho gia đình bệnh nhân. Hiện nay kỹ thuật này còn khá mới mẻ ở Việt Nam ứng dụng trong chẩn đoán các bệnh lý di truyền. Xuất phát từ thực tế đó đề tài: “Phát hiện người lành mang gen bệnh và chẩn đoán trước làm tổ bệnh hemophilia A bằng kỹ thuật microsatellite DNA” được đưa vào nghiên cứu với mục tiêu:
    1. Xác định người lành mang gen bệnh hemophilia A bằng kỹ thuật microsatellite DNA.
    2. Chẩn đoán trước làm tổ cho những người mẹ mang gen bệnh hemophilia A bằng kỹ thuật microsatellite DNA.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...