Luận Văn Phật giáo với văn hoá tinh thần ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Phật giáo với văn hoá tinh thần ở Việt Nam
    PHẦN I: MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Phật giáo là một tôn giáo lớn của thế giới có nguồn gốc ở Ấn Độ. Ra đời từ thế kỷ thứ VI tcn, với nội dung cơ bản là triết lý nhân sinh về nỗi khổ của con người và cách tu luyện để diệt khổ giải thoát. Cốt lõi của triết lý đó là Tứ diệu đế. Phật giáo chủ trương bình đẳng giữa các giai tầng xã hội và đềcao lòng từ bi, bác ái. Từ rất sớm Phật giáo đã lan toả đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
    Theo chứng minh của nhiều nhà khoa học, Phật giáo du nhập và tồn tại ở Việt Nam cho đến ngày nay đã hơn hai nghìn năm. Trong hơn hai nghìn năm ấy, sự hoạt động của nó trong lòng người dân Việt và Tổ quốc Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn văn hoá sâu sắc. Những ngôi chùa, những ngọn tháp, những pho tượng thờ là những công trình về kiến trúc mỹ thuật góp phần không nhỏ tạo dựng nền kiến trúc mỹ thuật Việt Nam. Những gương sáng của các Cao tăng không chỉ là niềm tự hào của Phật giáo, mà còn là những tấm gương vì nước quên mình luôn được nhân dân và dân tộc nêu gương mãi mãi. Những nếp nghĩ, nếp sống theo Phật giáo luôn đan xen trong ý thức tư tưởng, quan niệm nhân sinh, đời sống chính trị, nếp sống đạo đức, đời sống tâm linh, quan niệm sinh tử, tục lệ ma chay lễ hội, vv .nói chung luôn có mặt trong đời sống văn hoá tinh thần Việt Nam.
    Đề tài “Phật giáo với văn hoá tinh thần ở Việt Nam” có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn đất nước hội nhập mà không hòa tan với thế giới, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đang trong quá trình đổi mới, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự góp mặt của Phật giáo.

    1. Tình hình nghiên cứu đề tài:
    Đã có nhiều công trình tập thể và của cá nhân các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu về Phật giáo. Chẳng hạn như Bùi Đăng Duy với “Phật giáo với văn hóa Việt Nam”; Trần Văn Giáp với “Thuyền uyển tập anh ngữ lục”; Nguyễn Lang với “Việt Nam Phật giáo sử luận”; VânThanh với “Lược khảo Phật giáo sử Việt Nam”; Mật Thể với “Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XIII”; Nguyên Tài Thư với “Lịch sử Phật giáo Việt Nam”; Tuệ Sỹ với “Các tông phái Đạo Phật ở Việt Nam” v.v.
    Tại Đại học Huế cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu về Phật giáo như Lê Cung với “Phong trào Phật giáo miền Nam thời kỳ 1963 - 1964”; Đặng Văn Chương với “Phật giáo ở Đông Dương”; Ngô Thời Đôn với “Vài nét hồi quang trong tư tưởng Triều Nguyễn”; Trần Cao Phong với “Phật giáo Huế với việc hình thành nhân cách con người Huế”; Hoàng Ngọc Vĩnh với “Nhân sinh quan Phật giáo qua góc nhìn của lịch sử triết học”, “Chùa Huế và đời sống văn hóa tinh thần con người Huế”, “Nét riêng Phật giáo Huế”, “Về ảnh hưởng của Phật giáo Huế với đời sống văn hóa xã hội Huế”; Phạm Thị Xê với “Phật giáo Huế và vấn đề chính trị” v.v.
    Ngoài ra cũng đã có một số công trình nghiên cứu khoa học cấp trường đã nghiệm thu của một số cán bộ giảng dạy và sinh viên Đại học Khoa học Huế, một số luận văn tốt nghiệp của sinh viên Giáo dục Chính trị trường Đại học sư phạm Huế cũng viết về đề tài Phật giáo.
    Nói chung nội dung Phật giáo đã được các tác giả nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau. Trên lĩnh vực ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống tinh thần ở Việt Nam, các công trình đã tiếp cận ở các góc độ về lịch sử Phật giáo, về sự du nhập và mở rộng, về ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hoá và văn học Việt Nam .
    Đề tài “Phật giáo với văn hoá tinh thần ở Việt Nam” là sự kế thừa một số thành tựu nghiên cứu về Phật giáo của những người đi trước, đồng thời với tri thức và khả năng hiện có, bằng tình cảm của bản thân, luận văn chỉ bước đầu tìm hiểu nghiên cứu, tóm lược một số khía cạnh của Phật giáo với văn hoá tinh thần Việt Nam chứ không có tham vọng trình bày được tất cả những gì mà đề tài đã đặt ra.

    1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
    Từ khi hình thành đến nay, Phật giáo luôn phức tạp về xu hướng phát triển, phong phú về hệ phái. Ở Việt Nam, dù có trãi qua nhiều thăng trầm, Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn, có lúc đã trở thành như Quốc giáo.
    Từ những ý tưởng đó, trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có được, mục đích của đề tài là khái quát rút ra những kết luận khoa học bước đầu về ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hoá tinh thần ở Việt Nam.
    Nhiệm vụ của luận văn, làm rõ sự du nhập và phát triển Phật giáo ở Việt Nam, vai trò của Phật giáo với văn hoá tinh thần ở Việt Nam giai đoạn hiện nay và sự chấn hưng của Phật giáo thời nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...