Tiểu Luận Phật giáo những giá trị, hạn chế và ảnh hưởng đến con người xã hội VN

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A.ĐẶT VẤN ĐỀ


    Phật giáo được biết đến như một tôn giáo phổ biến nhất ở Việt Nam đồng thời ở cả một số nước châu Á khác.Phật giáo không chỉ là tôn giáo của tín ngưỡng mà còn là tôn giáo của lí trí, là một trong những trường phái triết học có lịch sử lâu đời nhất. Kể từ khi được hình thành ở Ấn Độ, Phật giáo được truyền bá đi khắp năm châu bốn bể, từ phương Đông đến phương Tây. Sở dĩ Phật giáo có tầm ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài như vậy là bởi giá trị sâu sắc của nó. Phật giáo lấy từ bi, trí giác soi sáng tâm hồn nhân loại mọi thời đại, mọi không gian để cải tạo con người và xã hội cho công bằng, con người sống hoà bình với nhau trong tinh thần lợi tha vô ngã. Tầm ảnh hưởng của Phật giáo không ngoại trừ Việt Nam - một nước thuộc bán đảo Đông Dương, giáp Trung Quốc. Ảnh hưởng của nó với nước ta chủ yếu về mặt đạo đức, tư tưởng, lối sống của người dân. Hầu hết người dân Việt Nam từ xưa đến nay vẫn tìm sự thanh tịnh cho mình ở chốn chùa chiền nơi mà cuộc sống phức tạp và cạnh tranh sinh tồn không bao giờ chạm đến được

    Tuy mang một giá trị nhân bản với nhiều tư tưởng đạo đức cao nhưng Phật giáo cũng không tránh khỏi một số những sai lầm và quan điểm phiến diện. là một nước có đông đảo nhân dân theo Phật giáo, việc nghiên cứu giá trị cũng như hạn chế của trường phái triết học này là một việc rất quan trọng. Từ đó ta có thể rút ra những bài học quí giá áp dụng trong lí luận và thực tiễn cũng như tránh quan điểm chủ quan duy ý chí, mê tín dị đoan còn xuất hiện nhiều trong xã hội ta hiện nay.

    Trong bài này ta sẽ tìm hiểu để có một cái nhìn toàn diện về Phật giáo, về gía trị, hạn chế cũng như ảnh hưởng đến con người, đến xã hội Việt Nam như thế nào trong giai đoạn hiện nay khi mà đất nước ta đang biến đổi từng ngày theo xu thế kinh tế thị trường và bị xâm nhập bởi vô vàn các loại hình văn hoá.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...