Sách Phật Giáo Khmer Đồng Bằng Nam Bộ

Thảo luận trong 'Sách Tôn Giáo' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Theo tác giả Lê Văn Hảo trong bài Xứ Khmer, Người Khmer trên đại vùng văn hóa Nam Bộ thì “Mỗi ngôi chùa Khmer lớn hay nhỏ cũng là một bảo tàng về mặt kiến trúc cũng như về nghệ thuật điêu khắc. Nhà người Khmer đơn sơ, mái lá, vách lá nhưng ngôi chùa thì phải là kiên cố, hoành tráng, lộng lẫy, với tư cách là một cơ sở gồm ba chức năng : tôn giáo, giáo dục và văn hóa. Trong chùa không có tiếng chuông, tiếng mõ vì đạo Phật Khmer thuộc tông phái tiểu thừa nhưng ngôi chính điện của chùa là một tòa nhà đồ sộ với bộ mái nhiều tầng, ngói màu vàng rực, các góc mái cong vút lên hình ngọn lửa hay đuôi rắn thần. Tượng Phật Thích Ca, Tiên Nữ, Người Chim, Chằn hung dữ . đều là những tác phẩm mỹ thuật gây ấn tượng mạnh. Khuôn viên chùa rất rộng, với nhiều cây cổ thụ có khi um tùm như rừng cho nên chim chóc thường tụ về.

    Nổi tiếng nhất trong các ngôi chùa Khmer là các chùa Âng, Samrong Ek, Kompong Chrây, Cò Giồng Lớn, Phật Lớn, Khléang, Srâychô Mahatup (Mã tộc), còn gọi là Chùa Dơi, Salon còn gọi là Chùa Chén Kiểu, Siemcang .”

    Chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu thêm PHẬT GIÁO KHMER ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (chú thích là của Goldfish) được tác giả Kiêm Đạt trình bài qua hai phần:

    - Tín ngưỡng cư dân Khmer Nam Bộ
    - Kiến trúc chùa Khmer
     
Đang tải...