Tiểu Luận Phật giáo, hệ thống triết học điển hình

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phật giáo có phải là hệ thống triết học điển hình không? Để trả lời được câu hỏi trên đầu tiên ta phải trả lời Phật giáo có phải là hệ thống triết học? Và nếu Phật giáo là hệ thống triết học thì hệ thống triết học ấy có điển hình không?

    Triết học ra đời khoảng thế kỷ thế VIII đến thế kỷ thứ VI trước công nguyên. Triết học theo gốc từ chữ Hán là sự truy tìm bản chất của đối tượng, là sự hiểu biết sâu sắc của con người đi đến đạo lý của sự vật. Theo người Ấn Độ, Triết học là sự chiêm ngưỡng dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẩn dắt con người đến lẽ phải. Theo chữ Hy Lạp, Triết học là yêu thích sự thông thái. Như vậy, khái quát lại có thể cho rằng Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người và vị trí con người trong thế giới đó.

    Phật giáo là một trào lưu tư tưởng lớn ở An Độ cổ đại, xuất hiện vào thế kỷ thế kỷ thứ VI trước Công nguyên. Trãi qua những thâm trầm của lịch sử Phật giáo được coi là triết lý về vũ trụ và con người. Các tư tưởng của triết lý Phật nằm trong khối lượng kinh khổng lồ gọi là “Tam tạng kinh”, tạo thành một hệ thống bao gồm ba bộ phận có liên quan chặt chẽ với nhau. Cũng như các hệ thống triết học khác, bộ tạng kinh này cũng bao gồm những vấn đề bàn về bản thể luận, nhận thức luận và một phần về giải thoát luận. Đồng thời, triết lý Phật giáo cũng có phương pháp luận rất biện chứng, Phật giáo cho rằng mọi sự vật hiện tượng đều vận động, biến đổi với khái niệm vô thường, Phật giáo cũng có quy luật chi phối thế giới và con người đó là quy luật nhân quả, song quy luật này nhấn mạnh thái quá bình diện đạo đức , tâm lý, thiếu tính hiện thực. Vì vậy phép biện chứng của Phật giáo vẫn còn chưa hoàn chỉnh và mang tính tự phát.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...