Tiểu Luận Phật giáo du nhập vào Việt Nam và những ảnh hưởng của triết học Phật giáo đến Việt Nam qua các thời

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    PHẬT GIÁO DU NHẬP VÀO VIỆT NAM VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐẾN VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ
    LỜI NÓI ĐẦU


    Có thể nói thế kỷ 20 là thế kỷ của những chuyển đổi xã hội quan trọng trong lịch sử nhân loại. Ngay từ đầu thế kỷ, từ một xã hội công nghiệp, kéo dài không đến vài thập kỷ, loài người lại bắt đầu cho một xã hội với một kỷ nguyên mới " kỷ nguyên thông tin". Và thật nhanh chóng nó đã tiếp tục chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn "xã hội nhanh". Thực chất đây là xã hội thông tin hoá cao trong đó công nghệ thông tin bao gồm hai lĩnh vực tin học và viễn thông đóng vai trò chủ đạo cho sự phát triển xã hội mà nguồn lực chủ đạo chung là tri thức và khả năng sáng tạo tưởng tượng. Một vài thế kỷ tưởng chừng như rất chậm chạp nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ và công nghệ của nhân loại như ngày nay thì thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ gì ? Xã hội tiếp theo là . ? Chúng ta đã bắt đầu bước sang thế kỷ 21 và theo dự báo của nhiều nhà khoa học thì đây sẽ là thế kỷ của nền văn minh tôn giáo.


    Dù nhận định trên có đúng hay không, song trong thực tế nhân loại từ trước đến nay vẫn duy trì và nâng niu những tinh hoa của những giáo lý có từ cổ xưa trong đó có giáo lý của Phật giáo. Giáo lý của Phật giáo rất đồ sộ, theo các đệ tử của Phật giáo gọi là ba tạng ( Tam Tạng Kinh) gồm: bộ Kinh, bộ Luật, bộ Luận ( Tạng Kinh, Tạng Luật, Tạng Luận). Trong Tam Tạng Kinh, đạo Phật nói chung, Thích Ca Mâu Ni - giáo chủ nói riêng- đề cập tới những chân lý và những sự kiện mà tất cả mọi người đều có thể chiêm nghiệm thông qua kinh nghiệm của bản thân. Đạo Phật không truyền dạy những lý thuyết triết học có tính chất cách mạng cũng không có ý định sáng tác ra một nền khoa học mà chỉ giải thích những gì có ở bên trong và cái gì có ngay bên ngoài mỗi một con người có liên quan đến sự giải thoát ra khỏi cảnh đau khổ của kiếp người và vạch ra con đường giải thoát. Mặt khác đạo Phật lại không lấy giáo lý làm trọng, chỉ coi đó là phương tiện đến chân lý cuối cùng. Cái cốt của đạo Phật là sự thực hành của mỗi cá nhân để đạt tới sự tự chứng, sự giác ngộ. Do vậy đạo Phật sâu rộng vô cùng, không thể lấy cái tri thức và cái phép suy luận ra mà bàn luận cho rõ được. Chữ Phật là tiếng gọi tắt của từ Hán Việt: Phật Đà, từ này cũng dịch từ tiếng Phạn ( Boudha). Phật hay Boudha nếu diễn dịch ra, lấy nghĩa chân đế là cái nghĩa chân thực tuyệt đối mà xem xét thì Phật hoàn toàn như không, không sinh, không diệt, không tưởng, không khởi, không hoại, không lưu chuyển, không chỉ tức, không thành, tính không dự tính, không đoạn tận, là không độc nhất vô nhị trong vũ trụ . Cái tính chất đó của Phật thường gọi là pháp thân. Pháp thân là phần sáng tỏ kỳ tình mọi vật nhờ đó mà có, rồi chung quy lại quay về nó. Nhưng theo cái nghĩa chân đế này chỉ có một Phật chứ không có hai. Nhưng xét về mặt đời thường con người luôn nhìn vào sự biến đổi thì lại coi Phật là cái danh hiệu để chỉ những bậc có trí tuệ cực kỳ minh triết siêu phàm, có thể hiểu thấu hết mọi sự diễn biến trong vũ trụ. Những bậc ấy chứng được cái pháp thân chân thực vượt ra ngoài vòng diễn biến, biến hoá sau đó đem dự biết của mình để tuyên truyền cho chúng sinh thoát ra khỏi cái vòng luân chuyển sinh tử đó.


    Ba tạng kinh điển Phật giáo với hàng vạn quyển nhưng có hai vấn đề cơ bản và quan trọng nhất gồm: 4 chân lý giải thích về kiếp sống sinh, trụ, dị, diệt và 12 nhân duyên giải thích sự tương quan sinh tồn qua kiếp sống của con người nói riêng và các giai đoạn thành, trụ, hoại, không của muôn vật nói chung ( theo phạm trù triết học còn gọi là vấn đề nhân sinh và vũ trụ ) đã sớm du nhập vào Việt Nam và có những ảnh hưởng không nhỏ đến văn hoá, kinh tế, chính trị Việt Nam trong nhiều thế kỷ qua. Không những thế Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam đã được người dân bản xứ tiếp nhận tự nhiên và khi hoà nhập đã tạo thành một bản sắc rất riêng cho tôn giáo ở Việt Nam.
    Bố cục bài viết như sau:


    Lời nói đầu


    Phần I. Những hiểu biết chung về Phật giáo
    I. Sự ra đời và sự phát triển của Phật giáo
    2. Vài nét về người sáng lập ra đạo Phật
    3. Con đường truyền đi của đạo Phật
    II. Nội dung của đạo Phật
    1. Khổ đế
    2. Nhân đế hay tập đế
    3. Diệt đế
    4. Đạo đế
    Phần II. Phật giáo du nhập vào Việt Nam và những ảnh hưởng của triết học Phật giáo đến Việt Nam qua các thời kỳ
    I. Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam
    1. Bối cảnh lịch sử
    2. Nguồn gốc trung tâm Phật giáo Luy Lâu
    II. Những ảnh hưởng của triết học Phật giáo đến Việt Nam qua các thời kỳ
    1. Hai thế kỷ đầu Tây lịch
    2.Phật giáo trong các triều đại Việt Nam
    Phần III. Kết luận
     
Đang tải...