Tài liệu phật giáo cách mạng khoa học

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    phật giáo cách mạng khoa học
    Cuộc cách mạng khoa-học phát khởi ở Tây phương từ thế kỷ thứ 16, phát triển mạnh trong thế kỷ thứ 17, mở đầu bằng những tư tưởng và công trình khảo cứu của Nicolaus Copernicus (1473-1543), Giordano Bruno (1548-1600), Galileo Galilei (1564-1642), Johannes Kepler (1571-1630) v .v .Người ta gọi đó là 1 cuộc cách mạng khoa học, bởi vì nhờ đó mà Tây phương thoát ra khỏi cảnh tăm tối đã kéo dài gần 1000 năm, từ năm 476 tới năm 1473. Thời gian này thường được gọi là thời Trung Cổ và cũng còn được gọi là thời kỳ tăm tối hay thời kỳ hắc ám (Dark Ages). Chính trong khoảng thời gian này, Tây phương đã bị thống trị bởi một ý thức hệ tôn giáo độc tôn. Những giáo điều, tín lý của Gia Tô Giáo, tôn giáo của Tây phương, cộng với quyền hành của các lãnh tụ tôn giáo ở địa vị nắm quyền, hay liên kết với những chính quyền đương thời, đã ngăn chặn sự phát triển khoa học và tự do tư tưởng của con người. Mọi khám phá khoa học, mọi tư tưởng trái ngược với Thánh Kinh đều bị lên án là tà đạo (heretics), phải diệt trừ. Do đó, cũng chính trong khoảng thời gian này, Tây phương phải chịu đựng 8 cuộc Thánh Chiến (Crusades) và hàng trăm ngàn các vụ xử án dị giáo (Inquisitions), với kết quả là nhiều triệu người gồm già, trẻ, lớn, bé, trai, gái đã bỏ mạng vì, hoặc bị tàn sát, có khi tập thể; hoặc bị tra tấn bởi những dụng cụ tra tấn kinh khủng nhất trong lịch sử nhân loại (Hơn 40 dụng cụ tra tấn dã man này hiện được trưng bầy trong 1 bảo tàng viện nhỏ tên là Medieval Dungeon trên đường Jefferson, khu Fisherman Warf, tại San Francisco); hoặc bị treo cổ, hoặc bị đốt sống v .v ., tất cả chỉ vì họ không chấp nhận hay có những tư tưởng ngược với Thánh Kinh. Thánh chiến và tòa án xử dị giáo là những sản phẩm đặc thù của Gia Tô Giáo Âu Châu, vì người ta không thể tìm thấy những thứ này trong lịch sử của bất cứ tôn giáo nào ở Đông phương, nhất là Phật Giáo. Đó là những vết tỳ ố không sao tẩy xóa được trong lịch sử loài người, dù Giáo hội Gia Tô đã làm hết sức để quảng cáo cái bộ mặt thánh thiện ngụy trang dưới những chiêu bài như nhân quyền, từ thiện v v với hi vọng làm cho thế giới ngày nay quên đi cái lịch sử tàn bạo của Giáo hội, đẫm máu và nước mắt của hàng triệu người vô tội. Nhưng trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại, giáo hội Gia Tô không thể cứ mãi mãi che dấu tội lỗi trải dài suốt 2000 năm nay, cho nên, ngày 12 tháng 3, 2000, Giáo Hoàng John Paul II cùng 5 Hồng Y và 2 Tổng Giám Mục, trong một thánh lễ tại thánh đường Phê-rô, đã phải xưng thú 7 núi tội lỗi của hội thánh, và xin được tha thứ .Cuộc cách mạng khoa học đã gây nên hai ảnh hưởng to lớn: Trong giới khoa học, đó là khởi điểm của các tiến bộ khoa học hiện đại, vì từ đó các khoa học gia đã thoát ra khỏi sự thống trị tư tưởng của tôn giáo ; trong xã hội đại chúng, đó là khởi điểm của sự đạp đổ nền độc tài tôn giáo và những giáo điều lỗi thời, vì những khám phá khoa học mới đã có tác dụng mở mang dân trí, chấm dứt 1000 năm tăm tối, giải phóng con người khỏi sự chuyên chế độc tài của giới giáo sĩ Gia Tô, điển hình là cuộc cách mạng năm 1789 tại Pháp mà kết quả là tước bỏ quyền hành của giới giáo sĩ lãnh đạo Gia Tô giáo trong quần chúng. Để có một nhận định khách quan và trung thực về vấn đề trên, có lẽ chúng ta nên duyệt sơ sự diễn tiến của cuộc cách mạng khoa học, một cuộc cách mạng vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Tây phương, được viết trong các sách giáo khoa mà bất cứ sinh viên đại học nào học về khoa học cũng phải biết.



     

    Các file đính kèm:

Đang tải...