Tiến Sĩ Phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2011
    Đề tài: Phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát

    MỞ ĐẦU
    1 - Lý do chọn đề tài :
    Âm nhạc và lời ca là hai thành phần cơ bản làm nên giá trị của ca khúc.
    Tuy mỗi thành tố đều có những giá trị độc lập, nhưng khi đã liên kết để tạo
    nên một ca khúc được thể hiện bằng giọng hát của con người, thì mối quan
    hệ của giai điệu âm nhạc với lời ca là mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ, nâng đỡ
    lẫn nhau. Trừ trường hợp, khi giai điệu của bài hát được chuyển soạn, biên
    soạn cho nhạc cụ diễn tấu hoặc khi lời ca được ‚bóc tách‛ độc lập để cho
    người nghệ sĩ trình bày dưới hình thức ngâm thơ hoặc đọc thơ, còn lại ca từ
    vẫn được coi là bộ phận quan trọng làm nên giá trị của ca khúc.
    Ca từ, bao gồm toàn bộ phần ngôn ngữ văn học trong âm nhạc bắt đầu từ
    cái nhỏ nhất: tên gọi tác phẩm, tiêu đề cho đến cái lớn nhất: kịch bản của
    nhạc cảnh, nhạc kịch và dừng lại ở thể thơ để phổ nhạc[2-13]. Với nội dung
    nghiên cứu của luận án, khái niệm ca từ được giới hạn trong khuôn khổ là
    phần ngôn ngữ văn học tức lời ca, tên gọi tác phẩm đến các loại thơ được
    phổ nhạc (bao gồm cả những bài thơ được giữ nguyên vẹn khi phổ nhạc hoặc
    cả những bài trích đoạn trích câu, trích khổ hoặc dựa ý thơ để phù hợp với
    các yêu cầu của âm nhạc)
    Như vậy, với tư cách là thành phần của ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ
    trong lời ca cũng phải tuân theo các quy luật chung của ngôn ngữ mà đã
    được Mác và Ăng ghen chỉ rõ: ‚Ngôn ngữ có cùng một lúc với ý thức – ngôn
    ngữ là ý thức thực tiễn, thực tế‛. Nói một cách khác ngôn ngữ là một dạng
    thức cụ thể của tư duy, là phương tiện chuyển tải của tư duy. Thủ tướng
    Phạm Văn Đồng cũng đã từng chỉ rõ ‚Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và
    chuẩn hoá nó là để phục vụ sự phát triển của tư duy, sự phát triển của trí tuệ
    con người Việt Nam‛[2-15].
    2
    Lời ca trước hết phải được xây dựng bằng chất liệu ngôn ngữ với các quy
    luật, quy tắc về ngữ pháp, nhưng rõ ràng, ngôn ngữ của ca từ không phải là
    ngôn ngữ nói mà là ngôn ngữ để hát theo âm nhạc với các qui luật riêng của
    nó. Mối quan hệ giữa lời ca với âm nhạc trong loại nhạc hát nói chung, trong
    ca khúc nói riêng với những quy luật đặc trưng, và dù các quy luật của âm
    nhạc được coi là yếu tố chủ đạo, chủ yếu , song giữa chúng có mối quan hệ
    chặt chẽ, hỗ trợ và chắp cánh cho nhau. Do tính xác định của ngôn ngữ mà
    phần nào hạn chế, ‚đóng khung‛ cho sức tưởng tượng và khả năng gợi mở
    của phần âm nhạc, nhưng cũng chính nó sẽ đem lại cho âm nhạc những giá
    trị nghệ thuật lớn lao bởi khả năng khái quát hoá, hình tượng hoá cao mà văn
    học và thơ ca mang lại.
    Được xắp xếp vào loại hình nghệ thuật biểu hiện, âm nhạc sử dụng nhiều
    phương thức để phản ánh cuộc sống, phản ánh hiện thực nên ca khúc nói
    riêng, nhạc hát nói chung, lời ca cũng phải tuân theo các quy luật phản ánh
    hiện thực của văn học. Do đó, khi ngôn ngữ văn học đã trở thành phương
    tiện, chất liệu để diễn tả của âm nhạc thì ngôn ngữ văn học đó phải chịu sự
    chi phối dẫn dắt của âm nhạc.
    Từ một bài thơ văn học dùng để đọc, tác động đến người nghe – người
    thưởng thức bằng thị giác (tự đọc) hay bằng thính giác (nghe người khác
    ngâm, đọc ), đến một lời ca được hát lên theo giai điệu âm nhạc, còn có một
    khoảng cách khá xa. Một bài thơ, dù là một bài thơ hay, chưa hẳn đã có thể
    trở thành lời một bài ca hay, nghĩa là thơ chưa hẳn đã là ca. Ngược lại, lời
    một bài ca phải ‚là một bài thơ xét về mặt phương thức phản ánh cuộc sống,
    nhưng lại là một bài thơ để hát và để nghe, mà không phải để đọc‛[2-8].
    Như vậy, xét về mặt bản chất, các thế hệ nhạc sĩ sáng tác âm nhạc Việt
    Nam nói chung, nhạc hát và ca khúc nói riêng, đều là những nhà thơ và có
    3
    những đóng góp không nhỏ cho sự nghịêp xây dựng và phát triển nền âm
    nhạc cách mạng nói chung, cho sự nghiệp phát triển nền văn học và ngôn
    ngữ văn học nói riêng. Khi rất nhiều lời các bài ca của họ không chỉ đơn
    thuần được coi là những bài thơ để hát mà còn đạt các giá trị văn học và
    ngôn ngữ văn học tinh tế, có sức chinh phục, cảm hoá rất cao. Ngay từ lớp
    thế hệ những nhạc sĩ đầu tiên của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam, dù
    chưa được qua các trường đào tạo chính quy chuyên nghiệp nào song tác
    phẩm của họ viết ra lập tức lôi cuốn mọi người và cho đến nay chưa một
    ngày bị quên lãng.
    Để thấy rõ hơn giá trị và vai trò, sức mạnh của ca từ trong ca khúc Việt
    Nam, xin sơ lược những đánh giá của GS Phan Ngọc về vấn đề này như sau:
    Một là, một nền ca từ theo sát các diễn biến lịch sử, phù hợp với mọi
    hoạt động cách mạng, chiến đấu
    Hai là, Việt Nam có một hệ thống ca từ cho mọi kiểu người, binh sĩ, các
    cô thanh niên xung phong, các bà mẹ, các đồng bào thiểu số, thậm chí cho
    từng tỉnh, từng làng, từng con sông, từng trận đánh, từng công việc như vót
    chông, cấy lúa, tải gạo
    Ba là, nền ca từ này mang đủ màu sắc của tiếng ca dân tộc ở mọi nơi,
    mọi tộc người. Đúng là Đảng ta đã huy động được linh hồn dân tộc vào
    phong trào dân tộc hoá âm nhạc , công lao của âm nhạc Việt Nam với cách
    mạng thực là to lớn
    Bốn là, xét về mặt lời ca, ca từ Việt Nam thực tế đã đạt được thành
    công tối đa để thể hiện đúng tâm hồn bản sắc văn hoá dân tộc Ca từ Việt
    Nam còn gắn bó với văn hoá dân tộc và đấu tranh cách mạng hơn một số
    hình thức nghệ thuật khác.
    4
    Thực tiễn đào tạo ca hát ở Việt Nam ta trong hơn nữa thế kỷ qua đã đạt
    được những thành tựu đáng khích lệ, nội dung chương trình đào tạo ngày một
    hoàn thiện, sự tiếp thu các nền thanh nhạc tiên tiến của nước ngoài, kết hợp
    với truyền thống ca hát của dân tộc đã được nghiên cứu và thể hiện một cách
    có chọn lọc và phù hợp với định hướng phát triển văn hóa của đất nước.
    Mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều có đặc thù phát triển riêng. Ở nước ta,
    âm nhạc có một đặc điểm khá nổi bật đó là: khối lượng ca khúc chiếm một tỉ
    trọng rất lớn và giữ vị trí quan trọng cả trong quá khứ và hiện tại. Vấn đề
    này không chỉ là mối quan tâm của các lĩnh vực sáng tác, nghiên cứu, biểu
    diễn . mà trong lĩnh vực đào tạo cũng đang đặt vấn đề để giải quyết. Đặc
    biệt nghiên cứu về ca từ, ngữ âm tiếng Việt trong ca hát là vấn đề luận án
    quan tâm nhất.
    Vì vậy, đề tài ‚Phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát” đặc biệt
    nhấn mạnh đến các đặc trưng của tiếng Việt và việc phát âm tiếng Việt
    trong nghệ thuật ca hát, giá trị và ý nghĩa của ca từ trong giảng dạy, đào tạo
    thanh nhạc đối với ca khúc Việt Nam nói riêng, với các thể loại nhạc hát nói
    chung, ngay cả với ca khúc nước ngoài đã được phiên dịch hoặc đặt lời Việt.
    Phân tích và nêu ra cách phát âm các bài dân ca các vùng miền cho phù hợp
    với ngôn ngữ, văn hóa các vùng đó, và đặc biệt đưa ra những giải pháp để thể
    hiện tốt các tác phẩm Việt Nam trong chương trình đào tạo thanh nhạc trên cả
    nước và tại các trường sư phạm.
    2 – Lịch sử đề tài
    Trong lĩnh vực phát âm tiếng Việt và ca từ trước đây đã cĩ một số tác giả
    đã cĩ những cơng trình nghiên cứu ở từng cấp độ khác nhau như nhà nghiên cứu
    Văn Cẩn, Giáo sư Phan Ngọc, PGS – NGND Dương Viết Á, và đặc biệt gần
    đây cĩ luận án tiến sỹ của giảng viên Trần Ngọc Lan – phĩ chủ nhiệm khoa
    thanh nhạc - Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã đề cập vấn đề này. Trong
    5
    luận án đĩ, tác giả Trần Ngọc Lan đã đi sâu phân tích những đặc điểm của tiếng
    Việt trong nghệ thuật hát dân tộc và nghệ thuật hát mới, luận án mang tính lý
    luận về sự phối hợp của hai phạm trù ngơn ngữ và nghệ thuật ca hát. Đề tài của
    chúng tơi cũng nghiên cứu một số đặc điểm của tiếng Việt nhưng khơng đi sâu
    nghiên cứu lý luận về ngơn ngữ, mà từ những cơ sở đĩ đề ra những giải pháp
    trong thực tế đào tạo thanh nhạc nĩi chung , và đặc biệt, những giải pháp thể
    hiện tốt các tác phẩm Việt Nam trong chương trình đào tạo thanh nhạc tại
    trường sư phạm. Với mục tiêu đĩ chưa cĩ đề tài, luận án nào đề cập.
    3 - Mục đích nghiên cứu của luận án:
    Luận án tập trung nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu trong phương
    pháp giảng dạy cũng như học tập môn thanh nhạc, nhằm thể hiện có hiệu
    quả ca khúc Việt Nam tiêu biểu được đưa vào giáo trình giảng dạy thanh
    nhạc và các tác phẩm có giá trị khác.
    - Nêu bật các đặc trưng của tiếng Việt và việc phát âm tiếng Việt
    trong nghệ thuật ca hát
    - Làm rõ một số phương pháp phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật
    ca hát.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm thể hiện tốt các tác phẩm ca khúc
    Việt Nam trong đào tạo thanh nhạc nói chung và trong trường sư
    phạm nói riêng.
    - Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả việc phát
    âm tiếng Việt trong việc dạy – học thanh nhạc và các môn học âm
    nhạc tại trường sư phạm.
    4 - Đối tượng nghiên cứu:
    Tiếng Việt, các đặc trưng của tiếng Việt, phát âm tiếng Việt trong nghệ
    thuật ca hát. Một số vấn đề giảng dạy thanh nhạc của giảng viên và việc học
    tập thanh nhạc của học viên trong truyền đạt và tiếp nhận kỹ năng, kỹ xảo
    6
    để thể hiện tốt tác phẩm ca khúc Việt Nam và việc dạy - học âm nhạc tại
    trường sư phạm.
    5 - Phương pháp nghiên cứu :
    Luận án được thực hiện trên quan điểm và phương pháp luận của chủ
    nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với các
    phương pháp nghiên cứu cụ thể như: quan sát, tổng hợp, phân tích tư liệu,
    điều tra xã hội học, tổng kết kinh nghiệm và đối chiếu so sánh và ứng dụng.
    6 - Phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài :
    Nghiên cứu về phương pháp phát âm tiếng Việt trong giảng dạy, biểu
    diễn các ca khúc Việt Nam, các giải pháp để thể hiện tốt ca khúc Việt Nam
    tại các trường sư phạm.
    7 – Những đóng góp mới của luận án:
    + Là công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát âm tiếng Việt trong
    nghệ thuật ca hát.
    + Phân tích sâu về phát âm tiếng Việt, cấu tạo của tiếng Việt, sự phát
    âm theo các phương ngữ, thổ ngữ.
    + Đưa ra tiêu chí phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát, hệ thống âm
    chuẩn và phương pháp phát âm theo hệ thống âm chuẩn trong nghệ thuật ca
    hát.
    + Đề ra một số giải pháp trong việc đào tạo thanh nhạc tại các trường sư
    phạm.
    + Nêu được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
    giảng dạy, học tập thời kỳ mới; ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng
    cao hiệu quả hát tiếng Việt và quá trình đào tạo ngành âm nhạc tại trường sư
    phạm.
    7
    8 - Cấu trúc của luận án :
    Luận án được trình bày trong ba chương :
    Chương I : Cơ sở lý luận của việc phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật
    ca hát mới.
    Chương II : Phương pháp phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát mới
    và vấn đề dạy hát tại các trường sư phạm.
    Chương III: Ứng dụng công nghệ thông tin hổ trợ cho việc phát âm tiếng
    Việt trong ca hát mới và đào tạo giáo viên âm nhạc tại các trường sư phạm.
    8


    CHƯƠNG I
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT
    TRONG NGHỆ THUẬT CA HÁT
    1.1. Cơ sở lí luận về việc đào tạo thanh nhạc ở Việt Nam
    1.1.1. Đặc điểm tình hình
    So với nhiều loại hình nghệ thuật khác nói chung và nghệ thuật ca hát
    dân tộc nói riêng như Tuồng, Chèo, Cải lương nghệ thuật ca hát mới của ta
    còn rất non trẻ. Sự xuất hiện đầu tiên kể ra đã có từ những năm 25-30 của
    thế kỷ trước, với trào lưu ‚âm nhạc cải cách‛ hay là ‚tân nhạc‛ Việt Nam
    ngày ấy. Thời kì tiền khởi nghĩa và cách mạng Tháng Tám 1945, ca hát mới
    đã phát huy tác dụng và có sức cổ vũ động viên tinh thần cách mạng của
    toàn dân nhưng chủ yếu là hình thức hát tập thể, mang tính nghiệp dư với các
    bài hát khi ấy, như: ‚Cùng nhau đi hồng binh‛ (Đinh Nhu), ‚Du kích ca‛ (Đỗ
    Nhuận), ‚Cảm tử quân‛ (Hoàng Quý), ‚Lên Đàng‛ (Lưu Hữu Phước)
    Kháng chiến chống Pháp, tiếng hát Việt Nam tiếp tục phát huy tác dụng
    và vai trò xung kích chủ lực của nền âm nhạc cách mạng vừa chính thức lên
    ngôi. Với sự ra đời của các đoàn văn công, các đơn vị văn nghệ xung kích
    thuộc dân sự hoặc quân đội, đội ngũ ca sĩ, nghệ sĩ Việt Nam khi ấy đã đông
    đảo hơn, trưởng thành hơn, có vai trò và đóng góp tích cực, to lớn cho đời
    sống âm nhạc kháng chiến của dân tộc ta tiến tới toàn thắng Điện Biên Phủ
    lịch sử. Công tác đào tạo lúc này chưa có gì ngoài hình thức tự học, hoặc
    hướng dẫn nhau theo lối truyền khẩu. Tuy vậy, việc tuyển chọn các mầm
    non năng khiếu âm nhạc và tập hợp các em trong đội văn nghệ ‚Thiếu nhi
    kháng chiến‛ tại chiến khu Việt Bắc, việc lựa chọn một số ca sĩ tiêu biểu
    chuẩn bị đi học tập ở các nước bạn được xem là bước chẩn bị chiến lược cho
    sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá – văn nghệ – âm nhạc – xã

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Dương Viết Á (1994), ‚Âm nhạc lý luận và cây đời‛ Nxb âm nhạc tập chí
    âm nhạc và nghiên cứu nghệ thuật, Hà Nội.
    2. Dương Viết A Ù (2000), ‚Ca từ trong âm nhạc Việt Nam‛, Viện âm nhạc
    3. Bốn mươi năm ‚Đề cương văn hóa‛ của ĐCSVN (1985) Nxb Sự thật, Hà
    Nội
    4. Văn cẩn, ‚Công trình ngữ âm văn học Việt Nam‛. Những vấn đề liên
    quan tới thanh nhạc.
    5. Văn Cẩn (2003), ‚Những cơ sở khoa học của một nền thanh nhạc dân
    tộc‛, Thông báo khoa học số 8, Viện âm nhạc
    6. Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Văn Cường, Trần Bá Hoành, Lâm Quang
    Thiệp (2007), Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên trung học
    cơ sở‛
    7. Mai Ngọc Chừ (1982), ‘Tiêng Việt và sự tròn vành rõ chữ của tiếng hát
    dân tộc‛, Thông tin khoa học chuyên san ngôn ngữ, ĐHTH Hà Nội (số 5)
    8. Trừơng Chinh (1974), ‚Chủ Nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam‛
    Nxb Sự thật Hà Nội
    9. Hoàng Cao Cương (1989), ‚Thanh điệu Việt qua giọng địa phương trên cứ
    liệu Fo‛, Ngôn ngữ, số 4
    10. Kính Dân (1981), ‚Một số băn khoăn chung quanh vấn đề dân tộc – hiện
    đại‛, Văn hóa nghệ thuật số 5
    11. Hòang Dương (2003), ‚Phong cách Belcanto‛, Âm nhạc và thời đại, Hội
    nhạc sĩ Việt Nam.
    104
    12. Hòang Dương (2003), giọng Castrat, họan ca, Âm nhạc và thời đại, hội
    nhạc sĩ Việt Nam
    13. Phạm Văn Đồng (1993), ‚Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người
    nghệ sỹ‛, NXB Van học
    14. Hà Minh Đức (2005), ‚Một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân
    tộc‛, NXB KHXH
    15. ĐCSVN, Văn kiện hội nghị lần thứ VIII, BCHTW Khoá VIII
    16. ĐCSVN(1995),văn kiện hội nghị lần thứ V, BCHTW Khóa VIII, Nxb
    Chính trị quốc gia Hà Nội
    17. ĐCSVN , Văn kiện hội nghị lần thứ V, BCHTW Khoá IX
    18. ĐCSVN , Văn kiện hội nghị lần thứ IV, BCHTW Khoá X
    19. Đường lối văn hóa, văn nghệ của ĐCSVN (1996) Nxb Văn hóa thông tin
    Hà Nội
    20. Giáo trình giảng dạy thanh nhạc (1991), Đại Học – Trung Cấp – Thư
    Viện – Nhạc viện Hà Nội
    21. Trần Thu Hà (1993) ‚ Phát hiện đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu tài năng‛
    Nxb Văn hóa thông tin
    22. Trần Hiếu, ‚Sức mạnh của ngôn ngữ trong tiếng hát Việt Nam‛
    23. Học viện hành chính Quốc Gia (1998) ‚Quản lý nhà nước trong các lĩnh
    vực xã hội‛, Nxb Giáo dục , Hà Nội.
    24,Phạm Tú Hương (2004), ‚Lý thuyết âm nhạc cơ bản‛, NXB Đại học sư
    phạm
    25. Vũ Hướng (1993) ‚Phát hiện đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu tài năng‛
    Nxb Văn hóa thông tin.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...