Tiểu Luận Pháp luật với việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài
    Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, một trong những phương thức cơ bản điều chỉnh hành vi của con người theo một chuẩn mực nhất định của xã hội. Đạo đức là nhân tố không thể thiếu được trong đời sống xã hội, là một tiêu chuẩn để đánh giá, xem xét phẩm chất, nhân cách cá nhân, vì vậy đạo đức là một nội dung quan trọng cần được giáo dục, rèn luyện thường xuyên để phát triển nhân cách con người.
    Pháp luật cũng là một phạm trù có mối quan hệ chặt chẽ với đạo đức. Pháp luật có chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội thông qua các văn bản quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc chung, tạo điều kiện hướng dẫn con người làm việc thiện, chống cái ác, bảo vệ lợi ích chân chính và phẩm giá con người bằng những quy định chuẩn mực phù hợp với yêu cầu của từng hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
    Đất nước ta đang thực hiện những bước đi trong công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường có những nguyên tắc vận hành và phát triển riêng, ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội, tới hệ thống những giá trị, các quy chuẩn đạo đức, tới nếp nghĩ, tâm lý từng người; Những tác động này có cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cuc +. Trong tình hình đó, một số vấn đề đặt ra là cần phải xác định nên kế thừa, duy trì những yếu tố nào trong đạo đức truyền thống, trong hệ thống giá trị và quy tắc xử sự nhằm xây dựng một nền đạo đức Việt Nam nói chung hiện đại giàu tính dân tộc. Đó là vấn đề các nhà khoa học, những người làm công tác giáo dục đang hết sức quan tâm.
    Trên bình diện quốc gia mục tiêu chung nhất của nền giáo dục là: dạy chữ dạy người. Tầng lớp sinh viên là chủ nhân tương lai của đất nước, là những người đại diện cho nền giáo dục, bộ mặt văn hoá xã hội nước ta. Do đó, việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống cho sinh viên trở thành vấn đề đặc biệt quan trọng. Trong việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên - chủ nhân tương lai của đất nước là rất cần thiết - pháp luật giữ một vai trò không nhỏ.
    Với những lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “Pháp luật với việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên các trường Đại học ở Hà Nội hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ triết học.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Vấn đề đạo đức nói chung và vấn đề giáo dục đạo đức mới cho sinh viên nói riêng đã được nhiều cá nhân và tập thể tác giả quan tâm nghiên cứu ở khía cạnh khác nhau, với những tiếp cận khác nhau như: GS Vũ Khiêu: “Mấy vấn đề đạo đức cách mang”., NXB. TP Hồ Chí Minh, năm 1978; Trần Thành: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đuc”+' NXB. Chính trị quốc gia, 1996; Nguyễn Tĩnh Gia: “Sự tác động hai mặt của cơ chế thị trường đối với đạo đức của người cán bộ quản ly”', Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 2 năm 1997; Nguyễn Văn Lý: “Kế thừa và đổi mới những giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” Luận án tiến sỹ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2005; Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Phức (đồng chủ biên): “Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
    Bên cạnh những cuốn sách, bài viết còn có các luận văn, luận án tiến sĩ đề cập đến vấn đề này như: “Giáo dục đạo đức với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, luận án tiến sĩ của Trần Sỹ Phán. “Vấn đề đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay”, luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Hương. “Vấn đề giáo dục đạo đức mới cho thanh niên, sinh viên hiện nay trong các trường Đại học ở Hà Noi”^., luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Thu Huờng +
    Tuy vậy, vấn đề đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam vẫn là vấn đề mới đang biến động phức tạp. Việc đi sâu nghiên cứu và giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường Đại học ở Hà Nội hiện
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...