Luận Văn Pháp luật Việt Nam về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Pháp luật Việt Nam về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

    Lời mở đầu


    1. Tính cấp thiết của đề tài 1


    2. Phạm vi nghiên cứu 2


    3. Mục đích nghiên cứu 2


    4. Phương pháp nghiên cứu 2


    5. Kết cấu của đề tài .3


    Chương 1 TỔNG QUAN VÈ VẤN ĐỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI


    1.1. Quy định chung về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo Luật nuôi con nuôi năm 2010 4


    1.1.1. Khái niệm nuôi con nuôi và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 4


    1.1.1.1. Khái niệm nuôi con nuôi .4


    1.1.1.2. Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài 4


    1.1.2. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .5


    1.1.3. Các hành vi bị cấm khi nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .6


    1.1.4. Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 7


    1.1.5. Quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 10


    1.1.6. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .12


    1.1.6.1. Trách nhiệm của Chỉnh phủ và các Bộ 12


    1.1.6.2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp 14


    1.2. Tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa và bản chất của việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 15


    1.2.1. Tầm quan trọng của việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .15


    1.2.2. Mục đích, ý nghĩa của việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 15


    1.2.2.1. Mục đích của việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 15


    1.2.2.2. Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .16


    1.2.3. Bản chất của việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .16


    1.2.3.1. Bản chất xã hội 16


    1.2.3.2. Bản chất pháp lí .17


    1.3. Lịch sử phát triển của nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .18

    1.3.1. Thời kì từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 1959 . 18


    1.3.2. Thời kì từ Hiến pháp 1959 đến Hiến pháp 1980 . 19


    1.3.3. Thời kì từ Hiến pháp 1980 đến Hiến pháp 1992 .20


    1.3.4. Thời kì từ Hiến pháp 1992 đến nay 21


    1.4. Đặc trưng pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 23


    1.4.1. Đặc trưng về chủ thể và yếu tố nơi cư trú .23


    1.4.1.1. Đặc trưng về chủ thể 23


    1.4.1.2. Đặc trưng về yếu tố nơi cư trú .24


    1.4.2. Phương pháp điều chỉnh 25


    1.4.2.1. Phương pháp xung đột .25


    1.4.2.2. Phương pháp thực chất 26


    1.4.3. Nguồn luật điều chỉnh 28


    1.4.3.1. Pháp luật quốc gia .28


    1.4.3.2. Điều ước quốc tế 28


    1.5. Nguyên tắc điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 29


    1.5.1. Nguyên tắc luật quốc tịch của đương sự .29


    1.5.2. Nguyên tắc luật nơi cư trú của đương sự 30


    1.5.3. Nguyên tắc luật của nước có Tòa án có thẩm quyền .30


    1.5.4. Nguyên tắc luật nơi thực hiện hành vi 31


    Chương 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐIỀU CHỈNH VỀ VẤN ĐỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI


    2.1. Điều kiện đối với việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .33


    2.1.1. Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi .33


    2.1.2. Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi 35


    2.2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng kí nuôi con nuôi có yếu


    tố nước ngoài .38


    2.2.1. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng kí nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam 38


    2.2.1.1. Thẩm quyền đãng kí nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam 38


    2.2.1.2. Trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng kí nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam .38


    2.2.2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng kí nuôi con nuôi tại cơ quan đại diện .47


    2.2.3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng kí nuôi con nuôi nước ngoài ở khu vực biên giới 50

    2.2.4. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài ở khu vực biên giới trên thực tế mà chưa đãng kí và đăng kí lại việc nuôi con nuôi 52


    2.3. Lệ phí đăng kí, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài và hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam .54


    2.3.1. Lệ phí đăng kí, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài 54


    2.3.2. Hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam .55


    2.4. Hệ quả pháp lí và việc chấm dứt nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 60


    2.4.1. Hệ quả pháp lí của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 60


    2.4.2. Chấm dứt việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 63


    2.4.2.1. Căn cứ để chẩm dứt việc nuôi con nuôi có yếu to nước ngoài 63


    2.4.2.2. Hệ quả pháp lí của việc chẩm dứt việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 64


    2.5. Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu và công nhận việc nuôi con nuôi đã được tiến hành ở nước ngoài 65


    2.5.1. Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu 65


    2.5.2. Công nhận việc nuôi con nuôi đã được tiến hành ở nước ngoài 66


    Chương 3 MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT NUÔI CON NUÔI, THỰC TRẠNG, KIẾN NGHỊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI VỀ VẤN ĐỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM


    3.1. Một số điểm mới của Luật nuôi con nuôi về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .68


    3.2. Thực trạng về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .72


    3.2.1. Những mặt tích cực về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .72


    3.2.2. Những điểm còn hạn chế của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 75


    3.2.3. Tìm hiểu về tình hình của nạn buôn bán trẻ em qua hình thức nhận nuôi con nuôi ở Việt Nam 77


    3.3. Kiến nghị và định hướng trong thời gian tới về vấn đề nuôi con nuôi có yếu


    tố nước ngoài ở Việt Nam 78


    3.3.1. Kiến nghị về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam 78


    3.3.2. Định hướng trong thời gian tới đối với vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam 80


    KẾT LUẬN .82


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Trẻ em - những công dân bé nhỏ của xã hội luôn là tâm điểm trong cuộc sống, là niềm hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Mọi trẻ em đều có quyền được sống, được phát triển và được bảo vệ để không bị xâm hại, trong số đó thì những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là một trong những đối tượng được Đảng và Nhà nước quan tâm.


    Trong hoàn cảnh đất nước ta phải chịu những di chứng nặng nề của chiến tranh và điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn thì những trẻ em bất hạnh, bị mồ côi, bị tàn tật, bị cha mẹ bỏ rơi và phải sống cuộc đời vất vả, thiếu thốn tình cảm người thân thực sự rất cần một mái ấm gia đình. Cho nên vấn đề nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng hiện nay là một vấn đề được xã hội, cũng như cơ quan Nhà nước rất quan tâm. Và để phần nào xoa dịu và chia sẽ bớt nỗi bất hạnh của họ, để họ có cơ hội được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong một môi trường sống an toàn, lành mạnh, thân thiện và không bị phân biệt đối xử, Đảng và Nhà nước đã và đang tạo điều kiện để họ có được mái ấm gia đình.


    Hiện nay, với những tác động của nền kinh tế, sự biến đổi của văn hóa và xã hội đã góp phần giúp cho những đứa trẻ bất hạnh tìm được mái ấm thực sự cho mình. Và thực tế có rất nhiều cá nhân, tổ chức đứng ra thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc những đứa trẻ bất hạnh, không chỉ các cá nhân trong nước mà còn có một số lượng không nhỏ các cá nhân nước ngoài đứng ra nhận trẻ làm con nuôi.


    Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật hiện hành về việc bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng thì ngày càng được hoàn thiện, một trong đó là chế định nuôi con nuôi. Nuôi con nuôi là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật của quốc gia. Việc nuôi con nuôi phải xuất phát từ mục đích quan trọng là vì lợi ích của người được nhận nuôi và cũng phàn nào đáp ứng nhu càu chính đáng của vợ chồng nhận con nuôi, nhất là những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm con. Nhìn chung, các văn bản pháp luật về nuôi con nuôi của Việt Nam thời gian qua đã góp phần quan trọng điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi tại Việt Nam, bảo đảm tinh thần nhân đạo, với mục đích là tìm cho trẻ em không nơi nương tựa một mái ấm gia đình thay thế, bước đầu đã tôn trọng nguyên tắc ưu tiên cho nhận con nuôi trong nước, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài chỉ là biện pháp cuối cùng.


    Ớ Việt Nam hiện nay, số lượng trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi ngày càng nhiều, vấn đề này gây sự quan tâm, chú ý của dư luận trong nước và ngoài nước. Bởi lẽ, việc nhận nuôi con nuôi xuất phát từ nhiều mục đích khác nhau. Nhiều người nhận con nuôi vì mục đích từ tâm, có lòng thương người muốn giúp đỡ những người bất hạnh, nhưng cũng có người nhận con nuôi vì mục đích vụ lợi, lạm dụng việc nuôi con nuôi để mua bán, bóc lột sức lao động của trẻ em. Để điều chỉnh vấn đề này, Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp lí quy định về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.


    Tuy nhiên, trên thực tế việc nuôi con nuôi diễn ra hết sức đa dạng, bởi trẻ em Việt Nam có một số lượng không nhỏ làm con nuôi nước ngoài. Vì vậy, để giải quyết tốt quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, Việt Nam đã thống nhất ban hành Luật nuôi con nuôi, nhằm tạo cơ sở pháp lí để giải quyết các vấn đề về nuôi con nuôi, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em. Bên cạnh đó, Luật còn khuyến khích, động viên và tăng cường trách nhiệm của toàn xã hội trong việc giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt để các em được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường thay thế có điều kiện hòa nhập với cộng đồng và phát triển thành người có ích cho xã hội. Đây là một vấn đề cấp thiết hiện nay, vì để hiểu và áp dụng đúng các quy định của pháp luật thì thật không dễ dàng. Với hy vọng chia sẽ những khó khăn của trẻ em bất hạnh, giúp mọi người có cái nhìn chính xác về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, cũng như góp phần xây dựng hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này nên Người viết chọn đề tài nghiên cứu: “Pháp luật Việt Nam về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài”.


    2. Phạm vỉ nghiên cứu


    Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu tổng quan về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và đi sâu vào phân tích các quy định của Luật nuôi con nuôi hiện hành, cũng như đặc trưng của pháp luật áp dụng về vấn đề này. Người viết sẽ chỉ ra một số điểm mới của luật hiện hành và nêu lên thực trạng của nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Đồng thời, sẽ đưa ra kiến nghị và định hướng trong thời gian tới nhằm góp phần hoàn thiện về mặt pháp luật và hạn chế những tiêu cực, xung đột trong vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hiện nay.


    3. Mục đích nghiên cứu


    Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích giúp chúng ta hiểu biết và nhận thức rõ hơn về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra, qua quá trình nghiên cứu cũng phần nào tạo điều kiện cho việc tuyên truyền, phổ biến đến người dân những quy định của pháp luật một cách cụ thể, dễ hiểu, tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền được thuận lợi hơn, tránh mắc phải những sai lầm.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Đe phục vụ cho việc nghiên cứu Người viết sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp phân tích luật viết, phương pháp diễn dịch, quy nạp, phương pháp thu thập tài liệu, tổng hợp và so sánh vấn đề. Ngoài ra, còn tập hợp và phân tích các dữ liệu tìm được trên sách, báo và một số trang web liên quan, để khai thác những điểm tiến bộ, cũng như những bất cập và tồn tại của pháp luật Việt Nam. Từ đây, Người viết có thể đưa ra kiến nghị cũng như đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.


    5. Kết cấu của đề tài Đề tài nghiên cứu ngoài lời nói đầu và kết luận bao gồm ba chương:


    Chương 1: Tổng quan về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài


    Chương 2: Pháp luật Việt Nam điều chỉnh về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài


    Chương 3: Một số điểm mới của Luật nuôi con nuôi, thực trạng, kiến nghị và định hướng trong thời gian tới về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam


    Đe tài nghiên cứu này đã được em hoàn thành trên cơ sở tổng kết lại những kiến thức đã được tích lũy trong quá trình học tập và rèn luyện dưới giảng đường Đại học Cần Thơ, cùng với sự tìm hiểu qua sách, báo và các phương tiện thông tin đại chúng. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, mặc dù đã có sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ hướng dẫn và sự cố gắng hết mình của bản thân, song không thể tránh khỏi sự thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, nhận xét của quý thày, cô và các bạn để đề tài này được hoàn chỉnh hom.


    Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy tận tình của quý thầy, cô trường Đại học Cần Thơ nói chung và các thầy, cô trong khoa Luật nói riêng. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến sự hướng dẫn tận tâm, nhiệt tình của cô Bùi Thị Mỹ Hương đã giúp em hoàn thành tốt bài nghiên cứu của mình.
     

    Các file đính kèm:

    • 20-.pdf
      Kích thước:
      31.9 MB
      Xem:
      1
Đang tải...