Tài liệu Pháp luật Việt Nam về quyền con người

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    C



    hủ nghĩa nhân đạo, truyền thống tôn trọng con người của dân tộc Việt Nam
    được vun đắp qua tiến trình lịch sử và được kết tinh trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền con người. Tư tưởng ấy là sự hội tụ của tinh hoa văn hoá dân tộc kết hợp với giá trị nhân văn của nhân loại về quyền con người. Đây là nền tảng tư tưởng cho việc xác lập và ghi nhận quyền con người trong pháp luật Việt Nam.
    Thời điểm trước đổi mới (năm 1986) quyền con người chưa được quy định rõ mà chỉ thể hiện ở chế định quyền công dân trong ba bản hiến pháp (năm 1946, năm 1959 và năm 1980). Sở dĩ như vậy là vì giai đoạn năm 1945 - năm 1975 chúng ta tập trung cho nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc và giai đoạn năm 1975 - năm 1985 cả nước bắt tay vào kiến thiết đất nước sau chiến tranh đồng thời trong thời gian này, chúng ta chưa có điều kiện để tham gia vào các diễn đàn quốc tế về quyền con người.
    Từ năm 1986, với đường lối đổi mới, Việt Nam thể hiện quyết tâm xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ động hội nhập quốc tế. Tình hình đó đã có ảnh hưởng tới việc phát triển pháp luật về quyền con người ở Việt Nam. Điều 50 của Hiến pháp năm 1992 khẳng định: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn





    hoá và xã hội được tôn trọng thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong hiến pháp và luật”. Đây là lần đầu tiên hiến pháp Việt Nam quy định rõ ràng về quyền con người, xuất phát từ những lí do sau:
    Một là, đường lối đổi mới được đưa ra trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI và được phát triển qua các kì đại hội sau đó mà tư tưởng trọng tâm là xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân và một trong những tiêu chí của mô hình nhà nước này là đề cao và bảo đảm các quyền cơ bản của con người. Mặt khác, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn năm 1991 - năm 2000 và giai đoạn năm 2000 - năm 2010 đều xác định con người là trung tâm của các chính sách kinh tế - xã hội, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình phát triển. Với tư tưởng nhất quán như vậy, hiến pháp có nhiệm vụ thể chế hoá quan điểm của Đảng về quyền con người và tạo cơ sở pháp lí cho hệ thống pháp luật Việt Nam trong việc ghi nhận và bảo đảm quyền con người.
    Hai là, Việt Nam gia nhập các công ước quốc tế về quyền con người và có nghĩa vụ thực hiện các công ước đó, bảo đảm các nghĩa vụ quốc tế phát sinh từ điều ước được tôn trọng và thực hiện. Về phương diện lí luận, quyền con người phải được đảm bảo







    trên toàn bộ không gian lãnh thổ của quốc gia thành viên. Về phương diện thực tiễn, quyền cơ bản của con người phải được quốc gia bảo đảm trên tinh thần bình đẳng giữa các cá nhân, các nhóm người, các dân tộc thiểu số và kể cả người nước ngoài sinh sống trên lãnh thổ quốc gia.
    Như vậy, xét trên cả phương diện quốc tế và quốc gia, việc ghi nhận quyền con người trong Điều 50 Hiến pháp năm 1992, một mặt vừa thể hiện trách nhiệm của quốc gia với tư cách là thành viên của các công ước quốc tế, mặt khác vừa thể hiện sự đổi mới trong tư duy, nhận thức và quan điểm của Đảng về vấn đề quyền con người trong điều kiện và hoàn cảnh mới. Quyền con người được ghi nhận trong hiến pháp, là cơ sở để các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam cụ thể hoá các khía cạnh của quyền con người, quyền công dân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
    1. Về quyền dân sự chính trị
    - Quyền sống
    Với tư cách là quốc gia thành viên của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, nhà nước Việt Nam đã khẳng định tại Điều 71 Hiến pháp năm 1992 là công dân được bảo hộ về tính mạng. Không chỉ riêng công dân Việt Nam mà cả người nước ngoài cư trú ở Việt Nam cũng được nhà nước Việt Nam bảo hộ tính mạng (Điều 81). Các quy định này của hiến pháp được cụ thể hoá trong Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự. Hành vi xâm hại đến quyền được sống của con người bị coi là một trong những hành vi phạm tội nghiêm trọng nhất và bị pháp luật nghiêm trị. Bộ luật hình sự năm 1999 đã dành 18 điều quy định các tội trực tiếp hoặc gián



    tiếp xâm phạm đến quyền được sống của con người. Bên cạnh đó, Nhà nước Việt Nam cũng quan tâm đến việc bảo hộ tính mạng cho những người tham gia trong quá trình tố tụng hình sự, nhất là bị can, bị cáo. Hiện nay, do tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm mà Việt Nam chưa thể xoá bỏ hình phạt tử hình. Tuy nhiên, Nhà nước Việt Nam cũng chủ trương thu hẹp dần số lượng và phạm vi áp dụng hình phạt tử hình và xoá bỏ hình phạt này khi điều kiện cho phép. Đồng thời với việc bảo vệ quyền được sống của con người, Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự còn có những quy định bảo đảm cho việc bắt và giam người đúng pháp luật, nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình đối với công dân. Các hành vi dùng nhục hình và bức cung của người tiến hành tố tụng bị trừng trị nghiêm khắc theo quy định của Bộ luật hình sự.
    Pháp luật hình sự Việt Nam không quy định một hình phạt nào gắn kèm với lao động cưỡng bức. Về những trường hợp lao động bắt buộc không thuộc phạm vi ngăn cấm của Điều 8 Công ước về quyền dân sự và chính trị năm 1966, luật pháp Việt Nam coi những lao động bắt buộc mà toà án và cơ quan tư pháp ấn định cho một số tội phạm là hình thức và môi trường giáo dục, cải tạo họ. Lao động với mục đích đào tạo cho phạm nhân những nghề thích hợp với họ để họ có thể kiếm sống sau khi mãn hạn tù. Phạm nhân được hưởng thành quả lao động của chính họ.
    - Quyền tự do và bất khả xâm phạm về
    thân thể
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...