Tiểu Luận Pháp luật Việt Nam về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh và thực tiễn thực hiện.

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề bài: Pháp luật Việt Nam về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh và thực tiễn thực hiện.
    BÀI LÀM
    MỞ BÀI
    Quảng cáo được hiểu là và được dùng trong giới hạn là quảng cáo thương mại do thương nhân thực hiện nhằm giới thiệu hoạt động kinh doanh của mình cho khách hàng.
    Trong thực tiễn thương mại đa dạng, hoạt động quảng cáo cũng đa dạng với nhiều loại hình thức khác nhau. Người ta sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại quảng cáo. Căn cứ vào nội dung quảng cáo người ta chia thành quảng cáo tổ chức, quảng cáo sản phẩm, quảng cáo thương mại. Căn cứ vào phương tiện quảng cáo có các hình thức: quảng cáo tại chỗ, quảng cáo báo chí, quảng cáo trên xuất bản phẩm, quảng cáo trục tiếp.
    Cạnh tranh là nền tảng của sự vận hành cơ chế thị trường, thúc đẩy và hợp lí hóa sản xuất, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội và là động lực cho sự phát triển chung cho toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên để cạnh tranh thực sự đem lại những lợi ích như vậy, bản thân quá trình cạnh tranh phải diễn ra trong khuôn khổ và trật tự nhất định. Các quốc gia có nền kinh tế phát triển đã sử dụng nhiều công cụ, chính sách khác nhau để cạnh tranh như chính sách thuế, kiểm soát giá, điều tiết độc quyền, quốc hữu hóa, Trong số này, pháp luật cạnh tranh được coi là công cụ quan trọng nhất và là trung tâm cơ chế điều tiết cạnh tranh của một nước. Pháp luật cạnh tranh trở thành một bộ phận cấu thành khung pháp luật kinh tế điều chỉnh nên kinh tế thị trường, phối hợp đồng bộ và hài hòa với các qui định về nền tự do và binh đẳng trong kinh doanh của hiến pháp, địa vị pháp lí của doanh nghiệp, các điều kiện gia nhập và rút khỏi thị trường trong pháp luật đầu tư trong khuôn khổ của hoạt động thị trường trong giao dịch dân sự và thương mại.
    Xuất phát từ tính chất đa dạng, phức tạp của quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi luật cạnh tranh, Pháp luật cạnh tranh truyền thống được chia thành hai lĩnh vực với cách tiếp cận khác nhau, dựa trên tính chất và đặc điểm của hành vi cạnh tranh, đó là pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh và pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh.


    MỤC LỤC
    MỞ BÀI
    NỘI DUNG
    1. Khái quát thực trạng quảng cáo Việt Nam
    a. Quảng cáo so sánh
    b. Quảng cáo bắt chước
    c. Quảng cáo gian dối hoặc gây nhầm lẫn.
    d. Các hành vi quảng cáo vi phạm pháp luật khác
    2. Xử lí các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo
    a. Xử lí theo pháp luật cạnh tranh
    b. Xử lí vi phạm hành chính về quảng cáo trong các văn bản khác.
    c. Bồi thường thiệt hại
    d. Xử lí hình sự
    e. Kiến nghị qui định xử lí vụ việc cạnh tranh
    3. Hoàn thiện pháp luật về qui định về quảng cáo cạnh tranh
    KẾT BÀI
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...